thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý trong giai đoạn giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo
* Mục tiêu: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW (khoá VIII) khẳng
định: “Công tác QHCB là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [13]. Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) chỉ rõ, công tác QHCB nhằm:
- Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.
- Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để ĐTBD, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [17].
Quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt được mục tiêu chính là chuẩn bị đủ
nguồn cán bộ, sắp xếp đội ngũ cán bộ theo một trình tự hợp lý, có kế hoạch để xây dựng cho được một ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực công tác và trình độ LLCT, chuyên môn nghiệp vụ cao, có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ cán bộ bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của tỉnh cũng như của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
QHCB cũng nhằm sớm phát hiện, lựa chọn và đào tạo có định hướng đối với những cán bộ trẻ có triển vọng xuất hiện trong hoạt động thực tiễn. QHCB để tạo ra môi trường bình đẳng về điều kiện và cơ hội để đông đảo cán bộ rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành và để làm căn cứ để đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ luân chuyển cán bộ một cách hợp lý, hiệu quả cao.
QHCB còn nhằm mục tiêu phát huy năng lực và sử dụng đúng cán bộ theo khả năng, sở trường, thế mạnh của từng người, ở từng vị trí công tác lãnh đạo, quản lý. Vì trong thực tế, không ai có thể giỏi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, mà mỗi một người cán bộ thường có thế mạnh riêng cũng như có những nhược điểm nhất định.
Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu đến nhiệm kỳ 2010-2015: 100% số cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh diện BTV Tỉnh uỷ quản lý có trình độ chuyên môn đại học, LLCT cao cấp trở lên; có trình độ chứng chỉ B trở lên về một ngoại ngữ, biết sử dụng thành thạo máy vi tính trong chuyên môn và đã qua bồi dưỡng kiến thức QLNN hoặc QLKT, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành. Đối với các chức danh lãnh đạo quản lý: Bảo đảm mỗi chức danh cán bộ tối thiểu phải có 2-3 cán bộ dự nguồn và mỗi cán bộ dự nguồn có thể quy hoạch đảm nhiệm cho 2-3 chức danh.
Phấn đấu BCH Đảng bộ tỉnh và các BCH đảng bộ huyện, thành phố, đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2010-2015:
- Về độ tuổi: Nhìn chung có các độ tuổi kế thừa nhau, thực hiện trẻ hoá đội ngũ, với yêu cầu về độ tuổi trung bình phải thấp hơn khoá trước; cụ thể: Cấp tỉnh: Đa số cấp uỷ viên từ 40-50 tuổi; một số cấp uỷ viên dưới 40 và trên 50 tuổi; ở cấp huyện: Đa số cấp uỷ viên từ 36-45 tuổi; một số cấp uỷ viên dưới 36 và từ 46-50 tuổi; một số ít trên 50 tuổi.
- Về cơ cấu nữ: Phấn đấu có tỷ lệ cán bộ nữ đạt từ 15 đến 20%.
- Cơ cấu dân tộc: Tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số tương xứng với cơ cấu dân tộc thiểu số của từng địa phương.
- Cơ cấu cũ, mới: Bảo đảm số lượng nhân sự tham gia cấp uỷ lần đầu không dưới 1/3 tổng số uỷ viên BCH. Phấn đấu tăng tỷ lệ cấp uỷ viên cấp huyện là cán bộ chủ chốt cơ sở.
- Về số lượng: Bảo đảm số lượng cán bộ dự nguồn đưa vào quy hoạch BCH, BTV cấp uỷ (kể cả nguồn cán bộ đương chức và nguồn mới được giới thiệu) phải đạt khoảng 2 lần so với số lượng cấp uỷ viên đương nhiệm.
* Phương hướng: Đứng trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong
giai đoạn mới, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ ở tỉnh, công tác QHCB cũng cần phải đổi mới cho phù hợp. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng cần bảo đảm quán triệt đầy đủ các quan điểm, phương châm, nguyên tắc của Đảng, thực hiện theo phương hướng: Chất lượng, hiệu quả và đồng bộ ở các cấp, các ngành trong tỉnh; phải kế thừa phát huy được những ưu điểm, thành quả đã đạt được, đồng thời tùng bước khắc phục triệt để những mặt tồn tại thiếu sót trong công tác QHCB thời gian qua, làm cho công tác QHCB trở thành nền nếp, thường xuyên, theo một quy trình chặt chẽ, thống nhất, hiệu quả thiết thực.