cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý
QHCB cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và QHCB diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng, dù có được chuẩn bị công phu đến đâu cũng không phải là cái “nhất thành bất biến”, bởi chủ thể và khách thể của nó là con người, mà con người là sự thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội. Người cán bộ chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, môi trường và rất nhiều mối quan hệ xã hội. Con người luôn vận động và phát triển cả về thể chất và tư duy. Vì vậy QHCB không thể xây dựng một lần là xong, mà định kỳ phải tổ chức kiểm tra, đánh giá, bổ sung, hoàn chỉnh thì mới đem lại hiệu quả thiết thực.
Đối với công tác QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý: Trước hết BTV Tỉnh uỷ cần chỉ đạo BTC Tỉnh uỷ phối hợp với các cơ quan liên
quan tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác QHCB ở các cơ quan, sở ban ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc, kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, thiếu sót; cụ thể là:
Đối với tập thể cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh:
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị và các văn bản, kế hoạch, hướng dẫn của TW và của tỉnh về QHCB (cả về thời gian, tiến độ thực hiện, đối tượng, nội dung nghiên cứu, quán triệt và việc thể chế hoá nghị quyết, văn bản, hướng dẫn của cấp trên) ngăn ngừa tình trạng làm hình thức không đúng kế hoạch đề ra. Vì khâu này là khâu yếu và dễ sai sót nhất trong triển khai thực hiện nghị quyết từ trước đến nay. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường bị chi phối nhiều bởi công việc thường ngày, nên chỉ đạo nghiên cứu nghị quyết nhiều khi không kịp thời; tâm lý tổ chức cho có lần, có lượt và thường hay kết hợp với nhiều nội dung khác, dẫn đến sự phân tán tư tưởng, chất lượng nghiên cứu, học tập thấp, nhận thức của một số cán bộ đảng viên không sâu. Mặt khác thông qua kiểm tra, đánh giá cũng nhằm nâng cao trách nhiệm của tập thể cấp uỷ, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt và cụ thể hoá hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác QHCB, khắc phục tình trạng khoán trắng cho các cơ quan tham mưu.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quan điểm, phương châm, nguyên tắc của Đảng, nội dung các bước quy trình xây dựng QHCB ở các cơ quan, đơn vị, cần xem xét chất lượng cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ đã bảo đảm hay chưa ? Việc gắn kết QHCB với các khâu khác trong công tác cán bộ, như: Nhận xét, đánh giá cán bộ, ĐTBD, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ được thực hiện như thế nào?.
- Kiểm tra việc đánh giá, sơ kết, tổng kết về công tác QHCB. Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát công tác
QHCB. Qua sơ kết, tổng kết làm rõ những việc đã làm được, chưa làm được, những khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, rút ra những kinh nghiệm để thực hiện ngày tốt hơn công tác QHCB. Đồng thời, qua sơ kết, tổng kết BTV Tỉnh uỷ có thể nắm bắt được một cách khách quan, toàn diện tình hình thực hiện và kết quả của cấp dưới, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện để có giải pháp chỉ đạo kịp thời, sát, đúng trong từng thời gian.
Đối với cá nhân cán bộ:
- Kiểm tra người đứng đầu cơ quan, tổ chức và những cán bộ tham mưu về công tác QHCB, nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân trong việc chỉ đạo hoặc tham mưu về QHCB. Đề phòng những người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư tưởng và hành động chủ quan, duy ý chí, độc đoán, chuyên quyền, lấy danh nghĩa tổ chức để áp đặt ý kiến cá nhân trong QHCB.
- Kiểm tra, đánh giá đúng những cán bộ được đưa vào QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý về: Hồ sơ lý lịch, các loại văn bằng, chứng chỉ được đào tạo; việc chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần trách nhiệm, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao; uy tín trước quần chúng nhân dân.
Trong kiểm tra, đánh giá cần quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, và quan điểm phát triển, đa dạng hoá các hình thức, đề cao vai trò trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, tổ chức đoàn thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ và vai trò của quần chúng và nhân dân.
Thứ hai, sau khi đã kiểm tra, đánh giá đúng thực chất công tác quy hoạch và đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, thì một vấn đề hết sức cần quan tâm là hàng năm BTV Tỉnh uỷ chỉ đạo BTC Tỉnh uỷ và tập thể cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, thủ trưởng các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, xem xét phát hiện, lựa chọn bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, đồng thời đưa ra khỏi
quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, để hoàn chỉnh QHCB, cụ thể là:
- Đầu năm 2007, các cấp uỷ đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hoàn chỉnh việc xây dựng quy hoạch A1 (theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW).
- Đầu năm 2008, rà soát, bổ sung quy hoạch A1, xây dựng quy hoạch A2. - Đầu năm 2009, rà soát, bổ sung quy hoạch A2, xây dựng quy hoạch A3; nội dung chính là chuẩn bị một bước cho công tác nhân sự cấp uỷ đại hội đảng bộ và nhân sự bầu cử HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ tới.
- Đầu năm 2010, rà soát, bổ sung quy hoạch A3, xây dựng quy hoạch A4; để phục vụ công tác nhân sự cấp uỷ tại đại hội đảng bộ và nhân sự phục vụ bầu cử HĐND, UBND cấp tỉnh và cấp huyện nhiệm kỳ 2010- 2015 nhiệm và những năm tiếp theo.
Việc bổ sung, hoàn chỉnh QHCB hàng năm phải thực hiện một cách thận trọng, theo đúng phương châm, bảo đảm các nguyên tắc nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và phải làm đầy đủ nội dung các bước theo quy trình nêu trên. Không một cán bộ nào được đơn phương, tuỳ tiện bổ sung, điều chỉnh quy hoạch.
2.3.7. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và quần chúng trong quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc