Một là, đã tổ chức tốt việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác QHCB ở tỉnh:
Sau khi các nghị quyết, chỉ thị của BCHTW Đảng và Bộ Chính trị được ban hành, thực hiện sự chỉ đạo của TW, Tỉnh uỷ Bắc Giang đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh (như hội nghị ngày 5/1/1998, hội nghị ngày 24/5/2006...) triển khai nghiêm túc việc nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của BCHTW Đảng, Bộ Chính trị, đến các đ/c tỉnh uỷ viên, bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng; thủ trưởng các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các đ/c bí thư, phó bí thư, uỷ viên BTV huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ. Sau hội nghị cấp tỉnh, các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đã tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch,
hướng dẫn...của TW và của tỉnh đối với cấp mình, đồng thời chỉ đạo các cấp uỷ cơ sở tổ chức cho toàn thể cán bộ, đảng viên được học tập, quán triệt tinh thần của nghị quyết.
Nhìn chung việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết của TW ở các cấp, các ngành trong tỉnh được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch và đạt yêu cầu đề ra. Số đảng viên tham gia các đợt học tập đạt từ 83% đến 92%. BTV Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các ngành chức năng, Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và ở cấp huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần chuyển biến nhận thức tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua nghiên cứu, học tập, quán triệt, hầu hết cán bộ, đảng viên đều nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của công QHCB trong công tác tổ chức cán bộ và trong trong tác xây dựng Đảng nói chung. Thấy rõ mục đích của công tác QHCB là tạo nguồn cán bộ, nhằm chủ động trong công tác cán bộ, khắc phục tình trạng đến kỳ đại hội, kỳ bầu cử HĐND, UBND các cấp, hay khi cần đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý, lại bị động, lúng túng trong công tác nhân sự. Đa số cán bộ, đảng viên trong tỉnh đều nhất trí cao với sự đánh giá của TW về tình hình công tác QHCB thời gian qua và những quan điểm, phương châm nguyên tắc xây dựng QHCB hiện nay. Từ đó xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp uỷ và từng cán bộ, đảng viên trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng tại địa phương, đơn vị mình, tạo được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Hai là, đã tích cực thể chế hoá các nghị quyết của TW:
Bên cạnh việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của BCHTW Đảng và Bộ Chính trị, BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang đã chủ động thể chế hoá các nội dung nghị quyết của TW thành các chương trình, kế hoạch, đề án... cụ thể, sát hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh để thực hiện, như: Chương trình hành động số 04 CT/TU ngày 07/1/1998 của BTV Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW (khoá VIII); Kế
hoạch số 07-KH/TU ngày 06/9/1998 về công tác QHCB; Quyết định số 76- QĐ/TU ngày 09/9/1998 ban hành Quy định tạm thời tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện BTV Tỉnh uỷ trực tiếp quản lý; Báo cáo số 35-BC/TU ngày 26/3/2002, Kế hoạch số 26-KH/TU ngày 23/10/2002 tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 3, khoá VII, Nghị quyết TW 3, Nghị quyết TW 7, khoá VIII về công tác tổ chức và cán bộ; Công văn số 532- CV/TU ngày 30/12/2003, Báo cáo số 207-BC/TU ngày 22/7/2005 về việc bổ sung quy hoạch; Kế hoạch số 05-KH/TU ngày 09/5/2006 thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác QHCB lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW (khoá VIII) đến nay, BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang đã từng bước cụ thể hoá các nghị quyết, quyết định, quy định... của TW về công tác cán bộ, đã ban hành hơn 30 văn bản các loại để lãnh đạo xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ của tỉnh, trong đó đều có nội dung liên quan đến công tác QHCB.
Về phía BTC Tỉnh uỷ Bắc Giang, là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp BTV Tỉnh uỷ về công tác cán bộ, cũng đã rất tích cực xây dựng và ban hành nhiều văn bản như: Hướng dấn số 159-HD/TC ngày 29/9/1998; Công văn số 158-CV/TC ngày 26/8/2002, Công văn số 33-CV/TC ngày 12/3/2003; công văn số 75-CV/TC ngày 15/5/2003; Thông báo số 22- TB/TC ngày 22/12/2003; Công văn số 63-CV/TC ngày 15/10/2004, Hướng dẫn số 02- HD/TCTU ngày 20/7/2006, Báo cáo số 40-BC/TCTU ngày 23/5/2006, Công văn số 199-CV/TCTU ngày 04/10/2006; Công văn số 225- CV/TCTU ngày 27/10/2006; Báo cáo số 82- BC/TCTU ngày 20/11/2006, Báo cáo số 104- BC/TCTU ngày 02/01/2007, Công văn số 289- CV/TCTU ngày 24/01/2007, Báo cáo số 153- BC/TCTU ngày 21/6/2007… Các văn bản trên đã cụ thể hoá hơn một bước nội dung các nghị quyết của TW và kế hoạch của tỉnh nhằm để hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình về công tác QHCB của tỉnh, nhất là quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý.
Trong các văn bản trên đã nêu rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm, phương pháp, quy trình các bước tiến hành để tổ chức thực hiện tốt công tác QHCB ở các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh.
Trên cơ sở các nghị quyết và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của TW và của tỉnh, các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ theo thẩm quyền được phân cấp đã xây dựng những chương trình, kế hoạch, đề án, quy định cụ thể, để tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của TW đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, đơn vị mình trong từng thời kỳ.
Ba là, công tác QHCB chủ chốt thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, cơ bản đúng phương châm, đảm bảo nguyên tắc, quy trình hướng dẫn.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác QHCB, được sự quan tâm thường xuyên lãnh đạo của BTV Tỉnh uỷ và sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của BTC Tỉnh uỷ, các cơ quan sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các BTV huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện công tác QHCB đối với đội ngũ cán bộ thuộc thẩm quyền được phân cấp quản lý, chủ động phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý ở cơ quan, đơn vị mình.
Trong thời gian qua, công tác QHCB đã được tiến hành có hệ thống đồng bộ ở cả 3 cấp, từ tỉnh đến cơ sở, quy hoạch cấp dưới đã làm căn cứ cho quy hoạch cấp trên; quy hoạch cấp trên đã góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới. Số cán bộ được đưa vào diện quy hoạch đã được rà soát, đánh giá một cách dân chủ, khách quan theo tiêu chuẩn của chức danh cán bộ. Kết quả này phần nào đã khắc phục được những yếu kém trong công tác QHCB so với những năm trước đây.
Nhìn chung QHCB đã được thực hiện trên nguyên tắc "động” và "mở", mỗi chức danh đã quy hoạch đạt hệ số từ 1,6 đến 3 lần, mỗi cán bộ trong quy
hoạch đã dự kiến đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh. Nhiều cơ quan, đơn vị bước đầu phá bỏ thế cục bộ, khép kín; đã xem xét giới thiệu cả những người ngoài ngành, ngoài địa phương vào QHCB của cơ quan đơn vị mình. Danh sách cán bộ trong quy hoạch các chức danh chủ chốt thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý đã được BTC Tỉnh uỷ thẩm định, tổng hợp báo cáo BTV Tỉnh uỷ xác nhận. Hàng năm các cơ quan, đơn vị đã có sự rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp, đã lựa chọn đưa vào quy hoạch được những nhân tố mới, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Công tác QHCB về cơ bản được thực hiện công khai, chú trọng mở rộng dân chủ, tạo không khí phấn khởi, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên. Các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đều tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ thuộc diện mình quản lý từ đó đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Đa số các cơ quan, đơn vị đã tiến hành đánh giá cán bộ theo một quy trình chặt chẽ: Bản thân cán bộ tự đánh giá; cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan nơi cán bộ công tác, cấp uỷ, tổ chức đảng nơi cán bộ cư trú nhận xét, đánh giá; cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp báo cáo BTV cấp uỷ, hoặc tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, cho ý kiến nhận xét, đánh giá. Trong đánh giá cán bộ đã chú trọng nguyên tắc, đảm bảo dân chủ, thực hiện công khai, lấy tiêu chuẩn cán bộ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ làm căn cứ đánh giá, đã tiến hành phân tích chất lượng cán bộ theo yêu cầu công tác quy hoạch, gồm các loại: Cán bộ được đào tạo cơ bản, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có khả năng đảm nhiệm chức vụ cao hơn; cán bộ có triển vọng phát triển nhưng cần được ĐTBD nâng cao trình độ kiến thức, năng lực tổ chức thực tiễn; cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác; cán bộ cần phân công bố trí lại công tác.
Quy trình giới thiệu nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch được chỉ đạo ngày càng chặt chẽ hơn. Trên cơ sở kết quả rà soát đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, xem xét QHCB của cấp dưới, kế thừa QHCB cấp mình trong giai đoạn trước đó, đồng thời căn cứ vào những quan điểm, định hướng của cấp trên về QHCB; ban cán sự đảng, đảng đoàn và người đứng đầu các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; BTV cấp uỷ cấp huyện xác định nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch, chỉ đạo cơ quan tổ chức cán bộ của mình phối hợp với các cơ quan liên quan, tổng hợp các thông tin về cán bộ, đề xuất danh sách cán bộ dự kiến đưa vào quy hoạch, để tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, lấy phiếu giới thiệu của cán bộ chủ chốt và giới thiệu của cấp uỷ viên đương nhiệm về nguồn quy hoạch cấp uỷ và các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ tiếp theo. Các cơ quan, đơn vị đều tổ chức hội nghị cán bộ, hội nghị cấp uỷ để lấy phiếu giới thiệu nguồn cán bộ quy hoạch; BTV cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị dân chủ thảo luận và biểu quyết, quyết định theo đa số. Nhìn chung việc tổ chức các hội nghị xin ý kiến giới thiệu cán bộ đưa vào quy hoạch bằng phiếu kín đều đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng thành phần theo hướng dẫn. Những đ/c được đưa vào quy hoạch được BTV Tỉnh uỷ xem xét, xác nhận đều đảm bảo có trên 50% tổng số phiếu giới thiệu.
Trong triển khai thực hiện QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, BTC cấp uỷ, bộ phận tổ chức cán bộ của các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt vai trò tham mưu, giúp cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác QHCB của đơn vị mình. BTC Tỉnh uỷ đã tích cực, chủ động giúp BTV Tỉnh uỷ lập các đoàn kiểm tra, phân công chuyên viên hướng dẫn, đôn đốc và kịp thời cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; tổ chức thẩm định danh sách đề nghị xác nhận QHCB của các cơ quan, đơn vị, đã yêu cầu một số đơn vị, tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch trước khi báo cáo BTV Tỉnh uỷ.
Do chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác QHCB nên việc lựa chọn nhân sự phục vụ đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh nhiệm kỳ 1997-2000, nhiệm
kỳ 2000-2005, nhiệm kỳ 2005-2010; nhân sự bầu cử HĐND và UBND các cấp nhiệm kỳ 1994-1999, 1999-2004, 2004-2009 đã đạt được kết quả và thành công tốt đẹp, hầu hết cán bộ dự nguồn trong quy hoạch đều trúng cử vào cấp uỷ, HĐND và các chức danh chủ chốt với số phiếu tín nhiệm cao; việc chuẩn bị nhân sự đề bạt, bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử vào các chức danh thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, ít còn tình trạng bị động lúng túng như trước đây, cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số đã được quan tâm hơn.
Công tác QHCB với nội dung và cách làm mới tiến hành trong thời gian vừa qua, được đông đảo cán bộ, đảng viên đồng tình ủng hộ. Thực tiễn đã chỉ ra công tác QHCB lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã được triển khai trong một điều kiện, hoàn cảnh mới, nhận thức mới, cách làm mới, có sự kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được.
Bốn là, số lượng, chất lượng cán bộ đưa vào QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý ngày càng được nâng cao.
* Giai đoạn 1997-2000: Thực hiện Nghị quyết lần thứ 3 BCHTW khoá VIII, Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 6-9-1998 của BTV Tỉnh uỷ, hướng dẫn của BTC TW và của BTC Tỉnh uỷ về công tác QHCB, đến ngày 30/12/1998 các cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã tập trung thực hiện xây dựng QHCB, giới thiệu 320 cán bộ dự nguồn các chức danh thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, trong đó cán bộ có trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm 83,7%; cao cấp, cử nhân chính trị 32,2%; tỷ lệ nữ là 11,25%; tuổi trẻ dưới 40 chiếm 20,5%.
* Giai đoạn 2000-2005: Để chuẩn bị nhân sự phục vụ bầu cử HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2005-2010, các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện uỷ thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đã lựa chọn được 474 cán bộ dự nguồn quy hoạch vào các chức danh thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý. Trong đó nữ 34đ/c = 7,1%; tuổi đời: dưới 40 có 58 đ/c =12,7%, từ 40-45 có 151 đ/c =31,8%, trên
45 có 265 đ/c = 55,9%; trình độ chuyên môn: Cao đẳng, đại học và trên đại học có 439 đ/c = 92,5%; LLCT: cao cấp, cử nhân 349đ/c =73,6%.
Tháng 6 năm 2003, BTV Tỉnh uỷ đã chỉ đạo thực hiện quy trình lựa chọn được 61 đ/c ngoài cấp uỷ đương nhiệm quy hoạch vào BCH Đảng bộ tỉnh; trong đó nữ: 08 đ/c, bằng 13,1%; tuổi đời dưới 45 tuổi: 21 đ/c, bằng 34,4%; trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học trở lên: 57 đ/c, bằng 95,1%; LLCT cao cấp, cử nhân: 51 đ/c, bằng 83,6%. Quy hoạch 19 đ/c cấp uỷ viên đương nhiệm và dự nguồn vào BTV Tỉnh uỷ; 34 đ/c dự nguồn các chức danh