Mặt hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ bắc giang quản lý trong giai đoạn hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34 - 38)

ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý hiện nay tuy đã có phát triển và trưởng thành nhiều hơn về số lượng, cao hơn về chất lượng so với ngày đầu tái lập tỉnh, nhưng so với những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị cả trước mắt và lâu dài, đều còn những mặt hạn chế, đó là:

- Về phẩm chất: Bên cạnh những cán bộ trung thành với lý tưởng cộng sản, kiên định với mục tiêu, con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã chọn, trước sau vẫn một lòng vì dân, vì nước và vì sự tận tuỵ công việc, thì vẫn còn một số cán bộ có biểu hiện tư tưởng hoang mang dao động, băn khăn lo lắng trước diễn biến phức tạp của tình hình hình thế giới và trong nước; lo lắng khi thấy tình hình tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, không kiên quyết đấu tranh chống những tư tưởng và hành động sai trái. Có những đ/c bằng lòng tự mãn với những gì đã có, không tích cực học tập vươn lên dẫn bị tụt hậu về nhận thức và thường giữ những thói quen kiểu cũ, áp đặt ý kiến cá nhân đối với tập thể, hạn chế dân chủ nội bộ, dẫn đến tập thể lãnh đạo mất đoàn kết và trì trệ.

Một số đ/c còn có biểu hiện tư tưởng cục bộ địa phương, gia trưởng bảo thủ, trì trệ, trông chờ ỷ lại vào cấp trên, thiếu chủ động sáng tạo trong công

việc, ngại khó khăn, muốn ổn định công tác không muốn chuyển đi công tác xa nhà đến vùng cao, vùng xa; hoặc tư tưởng chọn việc không muốn chuyển công tác từ lĩnh vực QLNN, QLKT sang làm chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể.

Một số đ/c chưa chú trọng thực hiện tốt những nguyên tắc trong tổ chức sinh hoạt Đảng, quy chế dân chủ ở cơ sở. Thái độ tự phê bình và phê bình chưa cao, chưa quyết tâm đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong hàng ngũ; bản thân và gia đình chưa gương mẫu chấp hành pháp luật. Đặc biệt một số ít đ/c có biểu hiện lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý để vun vén cá nhân, tham nhũng, tiêu cực, làm xói mòn lòng tin của nhân dân. Một số cán bộ có thái độ thờ ơ đối với những tiêu cực xảy ra, vô cảm với những vấn đề mà người dân đang bức xúc, kiến nghị đề xuất; có khi vì lợi ích cá nhân và gia đình, dòng họ, bạn bè, người thân mà đi đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong giải quyết các vụ việc, thậm trí vi phạm nguyên tắc, kỷ luật. Cũng có đ/c thiếu tu dưỡng rèn luyện phẩm chất về đạo đức, lối sống buông thả, xa hoa, lãng phí.

Từ những hiện tượng không gương mẫu, không trong sạch của một số cán bộ có chức có quyền, đã và đang gây nên sự nghi ngờ và mất lòng tin của quần chúng đối với đội ngũ cán bộ và đối với một số chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Đây chính là một trong những mầm mống có thể gây nên sự bất bình, bất mãn trong xã hội, tạo những kẻ hở và môi trường thuận lợi cho thế lực thù địch khai thác, lợi dụng nhằm tuyên truyền bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc bản chất của chế độ XHCN, gây dư luận xấu trong nhân dân.

- Về trình độ kiến thức: Tuy nhìn chung mặt bằng về trình độ học vấn chuyên môn cũng như LLCT, kiến thức QLNN của ĐNCBCC thuộc diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý hiện nay cao hơn nhiều so với 10 năm trước đây, đa số có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên. Song số người được đào tạo tập trung chính quy dài hạn không nhiều, số tiến sỹ, thạc

sỹ còn ít, còn có sự mất cân đối giữa các ngành nghề được đào tạo, nhiều đ/c phải đảm nhận những nhiệm vụ chưa phù hợp với chuyên ngành đã học. Trình độ kiến thức thực tế của một số cán bộ chưa tương xứng với bằng cấp được đào tạo; việc học tập, cập nhật kiến thức mới chưa thuờng xuyên; kiến thức về lãnh đạo, quản lý trong nền kinh tế thị trường còn ít, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về trình độ ngoại ngữ còn rất hạn chế. Một số cán bộ lãnh đạo chưa có kiến thức cơ bản chuyên sâu, toàn diện trong lĩnh vực được giao phụ trách, chưa thường xuyên sâu sát cơ sở, ít quan tâm nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, yếu kém trong lãnh đạo điều hành công việc nhất là trong lĩnh vực QLKT vĩ mô. Sự hiểu biết về cơ chế thị trường của nhiều cán bộ hiện nay cũng còn hạn chế, phần lớn chỉ hiểu những vấn đề này một cách chung chung, không sâu sắc, dẫn đến tầm nhìn hạn chế, chưa thoát khỏi cách nghĩ và cách làm cũ. Một số đ/c chưa thực sự nhạy bén với tình hình chính trị kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương; trình độ và năng lực khai thác, xử lý các nguồn thông tin, khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công việc còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo, quản lý.

Về cơ cấu: Qua số liệu tổng hợp ở trên cho thấy: Cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý còn có yếu tố bất hợp lý, tỷ lệ cán bộ nữ còn ít (7,2%), số cán bộ có độ tuổi cao (trên 50) ngày càng nhiều (52,8%); số cán bộ trẻ (tuổi đời dưới 45) chiếm tỷ lệ thấp (16,6%), đặc biệt số cán bộ trẻ (tuổi đời dưới 40) chỉ chiếm tỷ lệ có 2,7%. Đây là những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QHCB, vì số cán bộ còn độ tuổi tiếp tục đưa vào quy hoạch cho nhiệm kỳ sau sẽ hạn chế. Do đó, trong những năm tới, cần phải chủ động tạo nguồn QHCB, đề phòng tình trạng hụt hẫng về nguồn cán bộ thay thế.

* Nguyên nhân của những mặt hạn chế, khuyết điểm: - Về mặt khách quan:

Một là, do bối cảnh thế giới và trong nước có những diễn biến ngày càng phức tạp. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diến biến hoà bình” không ngừng gia tăng những hoạt động chống phá cách mạng nước ta, chúng không từ một thủ đoạn nào nhằm tuyên truyền, kích động, gây rối nội bộ ta về trên nhiều mặt gây tâm lý hoang mang giao động trong đội ngũ cán bộ ta.

Hai là, do tác động tiêu cực của môi trường sống, như: ảnh hưởng của những tư tưởng phong kiến lạc hậu tàn dư của xã hội cũ để lại; hậu quả nặng nề của những năm chiến tranh trước đây và do mặt trái của nền kinh tế thị trường hiện nay đến tư tưởng của từng cán bộ.

Ba là, do một số chủ trương, chính sách trong công tác cán bộ vẫn còn có yếu tố bất hợp lý, thiếu tính hệ thống. Chính sách tiền lương, phụ cấp hiện hành mặc dù đã được đổi mới, nhưng nhìn chung thu nhập của người cán bộ vẫn ở mức thấp, chưa thoả mãn nhu cầu sinh hoạt bình thường, làm cho một bộ phận cán bộ chưa thật sự toàn tâm, toàn ý, tập trung vào công việc được giao.

- Về chủ quan:

Trước hết, là do bản thân một số cán bộ chưa nỗ lực cố gắng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ hiểu biết, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu vươn lên.

Thứ hai, là do việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ ở tỉnh còn có những mặt hạn chế. Công tác quản lý cán bộ kiểm tra, giám sát, kỷ luật cán bộ chưa thật chặt chẽ. Đánh giá cán bộ còn có biểu hiện nể nang, né tránh, chưa đúng thực chất. Việc thực hiện quy trình tuyển chọn, đề bạt bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo có trường hợp còn chưa thực sự khách quan; có khi quan tâm về cơ cấu lại xem nhẹ châm chước về tiêu chuẩn. Một số quy định về chế độ ưu đãi đối với cán bộ như: Chính sách đào tạo, thu hút nhân tài, chính sách

đối với cán bộ đi học, chính sách về đất, nhà ở cho cán bộ của tỉnh nói chung vẫn còn bất cập, chậm được bổ sung sửa đổi.

Một phần của tài liệu quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ bắc giang quản lý trong giai đoạn hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 34 - 38)