tỉnh và cấp huyện. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của Ban Tổ chức Trung ương Đảng
- Trong công tác QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, thì BTV Tỉnh uỷ có vai trò quan trọng nhất, bởi lẽ BTV Tỉnh uỷ là cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định việc quy hoạch, điều này được thể hiện trong Điểm 2.2, Điều 6, Quy định về phân cấp quản lý cán bộ ban hành kèm theo Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị và Quy chế làm việc của Tỉnh uỷ Bắc Giang khoá XVI. Vai trò đó thể hiện ở sự lãnh đạo toàn diện của BTV đối với công tác cán bộ nói chung và công tác QHCB nói riêng. Trong thời gian qua BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang đã quan tâm xây dựng và ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch về công tác cán bộ và QHCB để lãnh đạo công tác QHCB ở tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng QHCB chủ chốt thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý. BTV Tỉnh uỷ đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đ/c Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên BTV, các cơ quan tham mưu, các cơ quan, sở ban ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc trong việc tổ chức thực hiện QHCB diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, đã xem xét xác nhận QHCB (A1) của các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên trong thời gian tới BTV Tỉnh uỷ cần phải tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức tổng kết, đánh giá đúng tình hình và kết quả công tác QHCB ở tỉnh hiện nay chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm rút ra những bài học thực tiễn, thấy được những khó khăn, thuận lợi những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu lãnh đạo thực hiện tốt hơn công tác QHCB. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình quy hoạch BCH Đảng bộ, BTV Tỉnh uỷ và các chức danh chủ chốt của từ nay đến năm 2010, năm 2015 và những năm tiếp theo, báo cáo Bộ Chính trị và Ban Bí thư TW; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiến hành rà soát, bổ sung hoàn chỉnh QHCB (A2) theo kế hoạch và phải quản lý tốt đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, xây dựng các kế hoạch
ĐTBD bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ, từng bước triển khai quy hoạch, để công tác QHCB đạt được kết quả tốt.
- Công tác QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý trước hết thuộc về trách nhiệm của BTV Tỉnh uỷ. Tuy nhiên phải phát huy tốt vai trò của các cơ quan tham mưu giúp việc, đó là BTC Tỉnh uỷ và BTC cấp uỷ ở các huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc; cơ quan tổ chức cán bộ ở các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng QHCB nói chung và QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý trong từng thời gian, thể hiện ở chỗ các các cơ quan nêu trên có vai trò tham mưu giúp BTV Tỉnh uỷ, các BTV huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ và tập thể lãnh đạo các cơ quan sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh trong việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương, phương châm, nguyên tắc của Đảng để tổ chức thực hiện ở cơ quan, đơn vị mình; thu thập tổng hợp các thông tin về nguồn cán bộ, rà soát, nhận xét đánh giá cán bộ, kiểm tra công tác QHCB ở cấp dưới, chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện công tác QHCB ở cơ quan, đơn vị; tham mưu thực hiện kế hoạch ĐTBD, bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ và chính sách đối với đội ngũ cán bộ được phân cấp quản lý, phục vụ một cách tốt nhất công tác QHCB...Vì vậy việc đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan này là yêu cầu khách quan, cấp thiết.
Trong giai đoạn hiện nay việc đầu tiên cần làm là phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, xây dựng hoặc bổ sung, hoàn chỉnh quy chế làm việc, có kế hoạch củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí lại đội ngũ cán bộ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ trong cơ quan. Cần xây dựng tiêu chuẩn cụ thể từng chức danh cán bộ để làm căn cứ tuyển chọn, ĐTBD và làm cơ sở để bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, tinh giản cán bộ.
Tiêu chuẩn cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ phải bảo đảm tiêu chuẩn chung của một cán bộ công chức, phải tiêu biểu về phẩm chất đạo đức,
có cái "tâm" trong sáng, là người luôn thể hiện công tâm, luôn thận trọng, khách quan, trung thực, tận tuỵ với công việc; mạnh dạn, thẳng thắn đấu tranh với những cái sai, bảo vệ cái đúng và có "tầm" nhìn xa trông rộng, óc nhận xét tinh tế, biết dự báo chính xác được nhiều vấn đề, có kiến thức, phải tư duy hệ thống về bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể nhân dân tỉnh; là người tôn trọng và thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng trong công tác cán bộ, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; nắm chắc quy định về phân cấp quản lý cán bộ; biết vận dụng một số kiến thức, phương pháp tâm lý vào công tác cán bộ; bản thân luôn khiêm tốn học hỏi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình của người khác, có khả năng giao tiếp rộng, thu thập thông tin về công tác cán bộ từ nhiều nguồn, biết phân loại, chọn lọc, phân tích, xử lý thông tin một cách khoa học, lôgic, bảo mật và có hiệu quả, và phải có chính kiến rõ ràng, tích cực tham mưu, đề xuất ý kiến với cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị về công tác cán bộ.
Những đ/c giữ cương vị lãnh đạo các cơ quan tổ chức cán bộ ở tỉnh và cấp huyện thì cần có trình độ cử nhân, cao cấp về LLCT, và một bằng đại học chuyên ngành về khoa học xã hội trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tổ chức xây dựng đảng hoặc tổ chức cán bộ; nói chung phải có quá trình công tác ít nhất 3 năm trong ngành.
Trong quá trình lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ phải chú trọng tiêu chuẩn trên, thường xuyên quan tâm đến việc ĐTBD nâng cao năng lực trình độ về mọi mặt cho cán bộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ được học tập, nghiên cứu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Phải làm tốt công tác nhận xét, đánh giá cán bộ định kỳ hàng năm, xem xét xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ vi phạm nguyên tắc kỷ luật. Kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống không lành mạnh. Ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, óc cục bộ, bè phái, tư tưởng chủ quan, bệnh hẹp hòi ích kỷ, cảm tình hoặc thành kiến cá nhân trong công tác cán bộ.
Bên cạnh đó cần có kế hoạch tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý cán bộ như: Máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy ảnh, phần mềm công nghệ thông tin quản lý hồ sơ cán bộ đảng viên; tủ sắt, két sắt quản lý hồ sơ tài liệu...góp phần nâng cao hiệu quả công tác tham mưu giúp việc về công tác cán bộ cũng như QHCB ở tỉnh.
- Đối với công tác QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, BTC TW Đảng cũng có vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, được Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW giao trách nhiệm, BTC TW Đảng đã kịp thời có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện công tác QHCB, đối với các tỉnh, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc TW, như: Hướng dẫn số 11-HD/TCTTW ngày 05/11/1997; Công văn số 1362- CV/TCTW ngày 25/11/1997; Công văn số 3303-CV/TCTW, ngày 21/9/2003; Hướng dẫn số 17-HD/TCTW, ngày 23/4/2003; Hướng dẫn số 47-HD/TCTW, ngày 24/5/2005... Chính vì vậy mà công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung và công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt thuộc diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng, làm cho công tác cán bộ ở tỉnh dần dần đi vào nền nếp, có bước đổi mới tiến bộ rõ nét. Tuy vậy trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các bước trong quy trình QHCB ở cấp tỉnh, cần phải có sự chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết nhận xét đánh giá việc thực hiện công tác QHCB ở các tỉnh, thành phố trong cả nước để rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo. Mặt khác cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác QHCB, kịp thời biểu dương, những đơn vị, địa phương làm tốt, đồng thời phê phán, những tập thể, cá nhân thực hiện không nghiêm túc chủ trương, quan điểm, nguyên tắc của Đảng về công tác QHCB. Tích cực tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng, ban hành các quy định, quy chế về công tác cán bộ để quản lý tốt đội ngũ cán bộ, đồng thời nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách cán bộ, nhằm động viên khuyến khích cán bộ hăng say học tập công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.