diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý
QHCB nói chung và quy hoạch ĐNCBCC diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng là vấn đề rộng lớn liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành, là công việc phức tạp bao gồm nhiều nội dung, đòi hỏi phải thực hiện công phu, trong một thời gian dài và phải thực hiện đồng bộ, kết hợp chặt chẽ với nhiều khâu khác trong công tác cán bộ. Do đó muốn thực hiện tốt thì phải phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và vai trò của quần chúng nhân dân.
Trước tiên, phải xác định: Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chăm lo xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa
hồng, vừa chuyên cho cả hệ thống chính trị, là công việc gốc của Đảng, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, trong đó có lãnh đạo về QHCB và quản lý đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, thể hiện:
- BTV Tỉnh uỷ và các cấp uỷ, tổ chức đảng trong tỉnh tích cực nghiên cứu, bám sát đường lối, chủ trương, nghị quyết của TW Đảng trong từng thời kỳ, đề ra các nghị quyết, kế hoạch, quy chế, quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác cán bộ và QHCB, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ...để lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong tỉnh tổ chức thực hiện QHCB.
- Các cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo công tác QHCB thông qua vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ đảng viên trong các tổ chức của hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò trách nhiệm của các đ/c cấp uỷ viên uỷ viên BTV, bí thư cấp uỷ các cấp.
- Đảng phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp uỷ tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở. Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác QHCB ở các cấp, các ngành trong tỉnh. Kiểm tra vừa là nội dung vừa là phương thức lãnh đạo rất quan trọng. Trong tình hình hiện nay việc kiểm tra, đánh giá càng phải nổi lên như một khâu chính trong công tác cán bộ.
Để phát huy vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng về công tác QHCB thì BTV Tỉnh ủy và cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp trong tỉnh cần có những biện pháp tích cực: Sớm kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng. Phải thường xuyên chăm lo giáo dục về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng; tăng cường ĐTBD nâng cao năng lực trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ đảng viên. Phải đề cao kỷ luật trong Đảng. Tăng cường phát huy dân chủ, trước hết là dân chủ trong sinh hoạt Đảng nhất là sinh hoạt cấp uỷ, phải quán triệt thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của cá nhân. Những vấn đề về chủ trương, chính sách, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đề
bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, khen thưởng, kỷ luật... đối với cán bộ nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền xem xét thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số, chú trọng hình thức biểu quyết bằng phiếu kín. Cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, đổi mới việc xây dựng và ra nghị quyết của Đảng ở tỉnh và cấp huyện, đổi mới quy trình xây dựng QHCB, sao cho vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, vừa bảo đảm dân chủ, tuân theo đúng trình tự thủ tục pháp luật của Nhà nước, điều lệ của các đoàn thể.
Thứ hai, phải phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong công tác QHCB, cụ thể là:
Mọi chủ trương chính sách lớn, nghị quyết, kế hoạch...về công tác cán bộ và QHCB của Đảng đều phải được các cơ quan Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh thể chế hoá, cụ thể hoá kịp thời, phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của từng đoàn thể, để tổ chức thực hiện; làm cho các chủ trương, nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống, hiệu quả thiết thực. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao HĐND, UBND các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở phải quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ được phân cấp, từng bước kiện toàn về mặt tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy, đẩy mạnh các phong trào thi đua, tăng cường ĐTBD cán bộ về các mặt, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được học tập, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành về mọi mặt, tạo nguồn cán bộ dồi dào phục vụ cho công tác quy hoạch. HĐND, UBND, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở cũng là những chủ thể tổ chức thực hiện các bước trong quy trình QHCB. Vì vậy phải quán triệt tốt các quan điểm, phương, châm nguyên tắc của Đảng để xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ thuộc phạm vi mình phụ trách.
Để phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác QHCB Phương hướng trong thời gian tới là:
- HĐND tỉnh và HĐND cấp huyện phải đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của mình, làm tốt chức năng giám sát việc tổ chức nghị quyết của
HĐND đối với cán bộ công chức trong bộ máy chính quyền. Đổi mới công tác tiếp xúc cử tri, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội, đến quyền lợi chính đáng của nhân dân, từ đó giám sát, chất vấn từng CBCC có liên quan trực tiếp đến những vấn đề cử tri đòi hỏi. Đồng thời thông qua hoạt động của mình cũng phát hiện, giới thiệu cho cấp uỷ những nhân tố mới, những gương người tốt việc tốt của đội ngũ cán bộ công chức từ tỉnh đến cơ sở, những CBCC tận tuỵ tâm huyết với công việc, vì dân và sự phát triển của địa phương, đơn vị.
- UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố phải đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, mà trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính; chỉ đạo các cơ quan Nhà nước của tỉnh và cấp huyện rà soát, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ, kiện toàn lại bộ máy, tinh giản biên chế; tích cực rà soát, bổ sung điều chỉnh hoặc xây dựng mới để ban hành các quy chế, quy định, kế hoạch (về mặt Nhà nước) về công tác cán bộ, phục vụ cho công tác quy hoạch. Trong phạm vi trách nhiệm được giao UBND, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan Nhà nước của tỉnh và cấp huyện phải tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch của BTV Tỉnh uỷ về công tác QHCB, phải xây dựng được QHCB thuộc phạm vi mình phụ trách, làm cơ sở cho việc QHCB chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý.
- MTTQ và các tổ chức đoàn thể phải luôn là một kênh thông tin có chất lượng giúp cho BTV Tỉnh uỷ, cấp uỷ các cơ sở rà soát, đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên ở mỗi đơn vị và trong phạm vi toàn tỉnh, cũng như giúp cho cấp uỷ có nhiều thông tin về phát hiện những nhân tố mới thông qua hoạt động của tổ chức mình, tạo nên nguồn cán bộ cho công tác quy hoạch. Mặt khác phải tích cực vận động quần chúng xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện tốt chức năng giám sát cán bộ, đảng viên, giúp BTV Tỉnh uỷ đánh giá đúng thực chất ưu điểm, khuyết điểm thiếu sót của từng cán bộ, nhất là những
cán bộ đương chức và dự nguồn quy hoạch chức danh chủ chốt diện BTV Tỉnh uỷ quản lý. Ngày 21/4/2006 Ban Bí thư TW Đảng đã có Thông báo số 161- TB/TW về MTTQ Việt Nam tham gia giám sát cán bộ, đảng viên; MTTQ Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ có Nghị quyết liên tịch ban hành Quy chế "MTTQ Việt Nam giám sát CBCC, đảng viên ở khu dân cư", từ nay các cấp, các ngành trong tỉnh phải quán triệt kỹ tinh thần chỉ đạo của TW, những nội dung cơ bản của Quy chế, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để MTTQ các cấp thực hiện chức năng giám sát cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chức năng giám sát của MTTQ là theo một chủ trương mới, cần phải làm thận trọng cần thiết phải tiến hành triển khai làm điểm trước ở một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh sau đó rút kinh nghiệm để triển khai ra diện rộng. Thực tiễn đã chứng minh vai trò to lớn và không thể thiếu của MTTQ và các đoàn thể nhân dân và quần chúng trong việc tham gia kiểm tra, giám sát, giúp đỡ xây dựng đội ngũ cán bộ, góp phần phát hiện, ngăn ngừa, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, cửa quyền, quan liêu của cán bộ, đồng thời có tiếng nói quan trọng làm rõ phải, trái, phát hiện và bảo vệ cán bộ tốt, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ ba, phải phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong QHCB: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, BCHTW Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộ đã thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng ta về vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ; trong 5 quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, Nghị quyết đã nhấn mạnh "phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ " [13]. Từ thực tế phong phú đã và đang diễn ra trong công tác cán bộ có thể thấy rõ rằng quần chúng và các đoàn thể nhân dân có thể tham gia vào tất cả các khâu của quy trình QHCB và rằng đó sẽ là nhân tố hết sức quan trọng trong công tác QHCB. Vì vậy cần phải dựa vào dân để phát hiện và tạo nguồn cán bộ. Nhìn lại lịch sử dân tộc, xưa kia tổ tiên ta đã có huyền thoại về việc Vua Hùng cử xứ giả đi khắp đất nước gọi loa
mời gọi người hiền tài ra chống giặc Ân cứu nước để rồi xuất hiện anh hùng làng Gióng, là "Phù Đổng thiên vương". Sử sách còn ghi, năm 1429 vua Lê Lợi xuống chiếu cầu hiền, hạ lệnh cho các văn võ đại thần, mỗi người được tiến cử một người có tài văn võ, có thể trị dân, coi quân, để nhà vua tuỳ tài mà trao chức. Ngay từ những ngày đầu lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác Hồ đã noi gương người xưa kêu gọi các làng xã tiến cử người tài cho Chính phủ. Ngày nay chúng ta cần phát huy dân chủ, tạo điều kiện khuyến khích để mọi người dân tham gia phát hiện giới thiệu người có đức có tài vào nguồn quy hoạch.
Mặt khác, phải phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong ĐTBD cán bộ: Một cán bộ được xem là có đức, có tài, có năng lực trình độ hay không, không chỉ dựa vào lời nói, hay nhìn vào bằng cấp họ được đào tạo qua trường lớp, mà cái chính là phải được thực tiễn kiểm nghiệm, thông qua quá trình hoạt động thực tiễn người cán bộ học hỏi được nhiều điều từ quần chúng nhân dân, chính quần chúng nhân dân đã rèn luyện họ, giúp họ trưởng thành.
Quần chúng nhân dân còn có vai trò giám sát, kiểm tra cán bộ, bởi lẽ họ có mặt ở khắp mọi nơi, người cán bộ đi đến đâu, làm gì, quần chúng đều biết, năng lực, phẩm chất, ưu điểm, khuyết điểm cán bộ đều được quần chúng nhận xét, đánh giá khách quan nhất. Chính vì vậy BTV Tỉnh uỷ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng, định kỳ tổ chức xin ý kiến nhận xét của quần chúng nhân dân và quan tâm hơn đến những dư luận, phản ảnh của quần chúng nhân dân đối với cán bộ đương chức và trong quy hoạch thuộc diện mình quản lý.
Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị và quần chúng là rất quan trọng trong công tác cán bộ nói chung và quy hoạch ĐNCBCC nói riêng, tinh thần đó phải được quán triệt kỹ trong mỗi cấp uỷ, từ đó thể hiện đầy đủ ý thức, trách nhiệm của mình để khai thác tốt nguồn lực này. Tác dụng của nó không chỉ dừng lại ở lĩnh vực QHCB mà còn nó còn trực tiếp góp phần làm cho bộ máy của Đảng, chính quyền, đoàn thể ngày càng trong sạch vững mạnh.