Nâng cao nhận thức về công tác quyhoạch cán bộ

Một phần của tài liệu quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ bắc giang quản lý trong giai đoạn hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72 - 75)

Nâng cao nhận thức về công tác QHCB là giải pháp quan trọng hàng đầu của công tác quy hoạch ĐNCBCC diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng, và trong công tác QHCB nói chung. Bởi lẽ một khi con người chưa nhận thức đầy đủ được sự việc thì không thể có được những hành động đúng đắn và có chất lượng hiệu quả cao. Trong thực tiễn ở tỉnh những năm qua cho thấy, nơi nào nhận thức đúng ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của công tác QHCB thì nơi đó thực hiện công tác này đạt kết quả tốt. Ngược lại, nơi nào nhận thức không rõ, còn coi nhẹ, thì việc thực hiện chỉ mang tính hình thức, đối phó, kém hiệu quả. Trong khi công tác quy hoạch còn có nhiều điểm mới mẻ, và nhiều quan điểm khác nhau như hiện nay thì yêu cầu trước tiên là phải tạo ra sự chuyển biến mới trong nhận thức, sự đồng thuận thống nhất cao trong hành động tổ

chức thực hiện các nội dung của công tác QHCB, làm cho công tác QHCB đạt hiệu quả thiết thực, khắc phục được những mặt tồn tại yếu kém hiện nay.

Để thực hiện tốt được giải pháp này, BTV Tỉnh uỷ và cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong tỉnh phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác QHCB, cần tiếp tục quán triệt sâu rộng trong cấp uỷ và trong toàn thể cán bộ, đảng viên, những quan điểm cơ bản của Đảng được thể hiện ở nghị quyết các đại hội, nghị quyết của BCH TW Đảng các khoá, nhất là Nghị quyết 42- NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IX) Kế hoạch của BTV Tỉnh uỷ, Hướng dẫn của BTC Tỉnh uỷ về công tác QHCB, làm cho toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của công tác QHCB, từ đó tự giác, quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, xây dựng và nâng cao chất lượng công tác QHCB ở cơ quan, đơn vị địa phương mình.

Trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta cần nhận thức rằng: Sẽ có những cán bộ không tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng để trưởng thành, thậm trí bị sa ngã trước sự cám dỗ của đồng tiền. Do vậy, cần nhận thức công tác QHCB trong nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của quy luật khách quan, gắn trách nhiệm với lợi ích và quy luật phát triển với đào thải; quy luật phát triển tuần tự theo kế hoạch với phát triển đột biến, có tính tự phát; quan hệ giữa sự tác động của tổ chức với sự năng động và chủ động của mỗi cán bộ. Vì vậy công tác QHCB phải tuân thủ các nguyên tắc nhưng cũng phải thật linh hoạt, cần xem việc cán bộ được đưa vào và đưa ra khỏi quy hoạch là việc bình thường, trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ.

Cần làm cho tất cả cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị, địa phương, thấy rõ phương châm QHCB "động" và "mở", không chỉ chú trọng vào một số chức danh, mà phải bao quát cả đội ngũ. QHCB phải được tiến hành một cách thận trọng, khách quan, bảo đảm dân chủ phát huy được trí tuệ của tập thể. Không nên xem quy hoạch là chiếc túi cẩm nang, đút của báu vào đó, đến khi gặp tình huống bức bách mới mở ra; trái lại, nó phải

được thực thi thông qua một tiến trình sống động, thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh khi tình hình đã có sự thay đổi. Làm quy hoạch, giống như người trồng cây, phải chọn được những hạt giống tốt, gieo trồng trên những mảnh đất phù hợp và tạo những điều kiện, môi trường thuận lợi để cây phát triển tốt nhất, đem lại nhiều hoa thơm, trái ngọt cho đời. Do đó sau khi đã lựa chọn được những cán bộ đủ tiêu chuẩn đưa vào quy hoạch, cần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ cán bộ trong quy hoạch được học tập, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh đã được quy hoạch.

Trước mắt, cần thống nhất một số điểm trong nhận thức về công tác QHCB như sau:

- QHCB nhằm tạo nguồn cán bộ cho trước mắt và lâu dài, trong đó bao gồm cả cán bộ đương chức (có khả năng tái cử hoặc bổ nhiệm lại vào chức vụ hiện giữ) và cán bộ mới được giới thiệu bổ sung.

- Công tác cán bộ bao gồm nhiều nội dung, trong đó QHCB phải gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ, như: Nhận xét, đánh giá; ĐTBD, sắp xếp, bố trí và luân chuyển cán bộ; trong đó đánh giá cán bộ là khâu quan trọng và là yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành quy hoạch.

- QHCB phải bảo đảm phương châm "mở" và "động", cụ thể:

Quy hoạch "mở" là một chức danh cán bộ có thể thực hiện quy hoạch từ 2-3 người và một người có thể quy hoạch từ 2-3 chức danh; không khép kín trong từng địa phương, đơn vị, mà cần mở rộng nguồn đưa vào quy hoạch cả cán bộ công tác ở các địa phương, đơn vị khác, trong phạm vi quản lý có đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm được chức danh quy hoạch.

Quy hoạch "động" là quy hoạch không cố định, mà được rà soát thường xuyên để bổ sung, điều chỉnh hàng năm; đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, không có triển vọng phát triển; đồng thời bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng.

- Cần nhận thức đầy đủ giữa công tác quy hoạch với công tác nhân sự. Công tác QHCB chưa phải là công tác nhân sự; mà chỉ là cơ sở cho công tác

nhân sự. Công tác QHCB là tạo nguồn cán bộ có triển vọng có thể bố trí vào các chức danh quy hoạch; còn công tác nhân sự là lựa chọn cán bộ có thể đảm đương ngay vị trí lãnh đạo khi có nhu cầu. Giữa QHCB và công tác nhân sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng nhất. QHCB là cơ sở để xây dựng nên nhiều phương án, kế hoạch nhân sự khác nhau. Khi quy hoạch khoa học, thành nền nếp, thì kế hoạch nhân sự không trở thành công việc chiếm nhiều thời gian của cấp uỷ trong mỗi kỳ đại hội đảng hoặc trong các kỳ bầu cử HĐND, UBND các cấp.

2.3.2. Cụ thể hoá tiêu chuẩn hoá các chức danh cán bộ chủ chốt thuộc diện quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý

Một phần của tài liệu quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường vụ tỉnh uỷ bắc giang quản lý trong giai đoạn hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w