Ngân sách phờng là công cụ quan trọng để chính quyền phờng thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại địa phơng

Một phần của tài liệu ngân sách phường của thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 29)

thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phơng

Với mục đích của nền sản xuất XHCN là đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội có đời sống vật chất và văn hoá ngày càng phong phú, đảm bảo

cho họ phát triển và vận dụng một cách tự do những năng khiếu, thể lực và trí lực phục vụ đất nớc, trong những năm qua, chính quyền phờng đã đợc giao thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng về quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, quản lý đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị; đất đai, môi trờng và về quy hoạch, đầu t xây dựng trên địa bàn phờng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, chính quyền ph- ờng luôn phải quan tâm đến việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân c trên địa bàn phờng thông qua các phơng án, giải pháp cụ thể, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nớc về đô thị; tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các chơng trình hỗ trợ của quốc gia, của thành phố và của quận nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển của phờng, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trởng chung của nền kinh tế đất nớc. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, chính quyền phờng còn là nơi thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy dân chủ ở cơ sở, để nhân dân có thể tham gia mọi hoạt động của phờng. Mọi ph- ờng bình yên chính là điều kiện cho đất nớc yên bình để phát triển.

Với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp phờng ngày càng đợc mở rộng và yêu cầu chất lợng ngày càng cao, thì NSP chính là một yếu tố quan trọng để phục vụ cho chính quyền phờng hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thực tiễn phát triển KT-XH trên địa bàn phờng cho thấy với một thực lực kinh tế đủ mạnh sẽ cho phép phờng hoàn thành tốt các kế hoạch, mục tiêu của mình. Ngợc lại, với một nguồn kinh phí ít ỏi, thụ động, trông chờ vào ngân sách cấp trên sẽ làm một cản trở đối với chính quyền phờng trong việc đạt mục tiêu mong muốn. Về mặt lý luận ta thấy rằng chỉ khi nào phờng đợc chủ động nguồn ngân sách thì sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức quản lý và phân phối có hiệu quả nguồn ngân sách này. Vì vậy, “Xây dựng, thực hiện tốt kế hoạch ngân sách xã, phờng” [12, tr.13] là một trong nội dung kinh tế quan trọng, quyết định tiềm lực kinh tế và sức mạnh của chính quyền phờng. Chính quyền phờng tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, nhờ sự tập trung này mà “có cơ sở tạo ra nguồn thu cho ngân sách xã, phờng” [12, tr.13],

đến lợt mình, “có ngân sách xã, phờng sẽ là điều kiện cơ bản cho việc phát triển kinh tế -xã hội ” [12, tr.29].

Vai trò này đợc biểu hiện qua hoạt động thu, chi NSP:

Thông qua hoạt động thu NSP mà các nguồn thu đợc tập trung nhằm

tạo lập quỹ tiền tệ để sử dụng vào các mục đích mà phờng đợc phân cấp quản lý KT-XH, đồng thời giúp chính quyền phờng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó, có những điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển đúng mục tiêu và theo một hớng tích cực.

Thu NSP còn góp phần vào việc thực hiện đúng các chính sách xã hội, nh: đảm bảo công bằng giữa những ngời có nghĩa vụ đóng góp cho NSP hoặc miễn giảm cho các loại hình sản xuất-kinh doanh mới, cha ai làm, cần vốn lớn, nhất là những ngành nghề thu hút nhiều lao động của địa phơng, đặc biệt là lao động trẻ, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần phát triển kinh tế chung của phờng, ổn định an ninh trật tự… Ngoài ra, việc áp dụng đúng các hình thức và mức thu phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn xã hội đã đợc coi nh là một công cụ pháp lý buộc họ phải nghiêm chỉnh thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trớc cộng đồng xã hội. Nh vậy, thu ngân sách có vị trí, vai trò quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu KT-XH tại địa bàn do chính quyền Nhà nớc cấp cơ sở quản lý. Đồng thời, xét trên ph- ơng diện quan hệ giữa hai mặt hoạt động (thu và chi) của NSP thì thu NSP là nguồn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu chi ngày càng tăng ở phờng, nó mang tính quyết định đến chi NSP bởi vì trên cơ sở có nguồn thu mới có nguồn để bố trí cho nhiệm vụ chi. NSP là một công cụ để điều chỉnh, điều tiết, kích thích mọi hoạt động của phờng đi đúng định hớng, đúng chính sách chế độ và tăng cờng mục tiêu phát triển KT-XH, thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn phờng, với các hình thức và mức thu thích hợp, chế độ miễn giảm công bằng thu NSP đã tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phờng.

Thông qua hoạt động chi NSP, đặc biệt là chi đầu t phát triển ở phờng

trong việc sửa chữa, bảo dỡng; phối hợp cùng quận xây dựng trụ sở làm việc, khu vui chơi, bêtông hoá đờng ngõ, xóm, xây mới hoặc sửa chữa đờng thoát n- ớc, thực hiện phơng châm “Nhà nớc và nhân dân cùng làm” theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, từ khâu lập dự toán, quyết định đầu t đến khi công trình bàn giao đa vào sử dụng, nhằm khai thác mọi nguồn lực, đa dạng hoá hình thức đóng góp của nhân dân, thực hiện có hiệu quả chơng trình phát triển kết cấu hạ tầng ở địa phơng. Việc bố trí chi từ NSP cho phát triển văn hoá, thể dục thể thao, y tế đã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Những phát sinh thờng ngày liên quan đến sức khoẻ của ngời ngời dân địa phơng về cơ bản đợc giải quyết thông qua mạng lới y tế phờng.

Chi NSP còn có vai trò góp phần phát triển hệ thống truyền thanh, các di tích lịch sử văn hoá nhằm mở mang văn hoá, nâng cao nhận thức cho ngời dân, góp phần loại trừ các phong tục lạc hậu và từng bớc xây dựng phờng văn minh-hiện đại theo đúng chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc. Bằng việc trợ cấp cho những gia đình khó khăn, chăm lo các gia đình đối tợng chính sách, những công việc tình làng nghĩa xóm, NSP đã tạo điều kiện cho chính quyền thực hiện các công việc xã hội có ý nghĩa sâu sắc và lớn lao để tạo dựng và củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nớc và chính quyền cơ sở.

Từ những nội dung trên cho thấy NSP có vai trò tích cực tới sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cũng nh công tác quản lý đô thị ở phờng.

Một phần của tài liệu ngân sách phường của thành phố hà nội trong thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 29)