Về kinh tế

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã của tỉnh bạc liêu trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 54)

Sau ngày tái lập tỉnh đến nay, nhất là giai đoạn 2001 - 2005, nhờ phát huy đợc tiềm năng nên tốc độ tăng trởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao, tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh thời gian tới. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế trong tỉnh chuyển dịch vẫn chậm, do các điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ, thơng mại rất hạn chế; các yếu tố bảo đảm cho quá trình phát triển nhanh và bền vững còn nhiều bất cập; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội còn yếu kém; tăng trởng kinh tế cha vững chắc; nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ sản ngày càng khó khăn hơn.

Trớc tình hình đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trởng kinh tế tăng bình quân hàng năm 12%. - Thu nhập bình quân đầu ngời đến năm 2000 đạt 1.100 USD.

- Cơ cấu kinh tế năm 2010: Nông, lâm, ng nghiệp: 39.5%; công nghiệp và xây dựng: 33%; dịch vụ: 27,5%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20,3%.

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ng nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,8%, trong đó thuỷ sản tăng 4,6%.

- Giá trị dịch vụ tăng bình quân 17,4% năm.

- Giá trị hàng xuất khẩu đến năm 2010 đạt 360 triệu USD, riêng kim ngạch xuất khẩu 330 triệu USD.

- Thu ngân sách trên địa bàn chiếm 6,4% giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh. - Sản lợng lơng thực năm 2010: 615.500 tấn.

- Sản lợng thuỷ sản: 206.000 tấn [23, tr.44].

Có thể nói, các chỉ tiêu đề ra nêu trên là hết sức cao, đòi hỏi sự nỗ lực lớn và phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành trong tỉnh, trong đó các cơ sở xã, phờng, thị trấn phải có sự chuyển biến hết sức mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu này.

Đại hội cũng đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho các cấp uỷ đảng:

- Tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch hình thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp và dịch vụ, thơng mại. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao hàm lợng khoa học - công nghệ trong các sản phẩm hàng hoá, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Tập trung chỉ đạo, đầu t phát triển nuôi trồng thuỷ sản, gắn với nhu cầu thị trờng trong và ngoài nớc, bảo đảm phát triển bền vững và hiệu quả. Đầu t phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ, các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo h- ớng CNH, HĐH. Đa dạng các loại ngành nghề ở nông thôn; nhân rộng các mô hình sản xuất, các sản phẩm có lợi thế (thuỷ sản, lúa, muối).

- Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu và các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu t phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, chú trọng việc phát triển hệ thống bu chính - viễn thông, nhất là ở các xã ven biển.

- Đầu t xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch để tạo điều kiện thu hút đầu t. Chú trọng phát triển hạ tầng đô thị các thị trấn và trung tâm cụm xã; đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu hành chính các huyện Hồng Dân, Đông Hải, Vĩnh Lợi và các công trình phục vụ nâng thị xã Bạc Liêu lên thành phố vào năm 2010.

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ bí thư đảng uỷ cấp xã của tỉnh bạc liêu trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w