Thị trờng tiêu thụ chè

Một phần của tài liệu định hướng- giải pháp phát triển sản xuất chè đến năm 2010 (Trang 47 - 53)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Thị trờng tiêu thụ chè

Ngành chè Việt Nam cũng đã nhận thức rõ: Thị trờng có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển ngành chè. Vì thế ngành chè đã nỗ lực chăm lo cho công tác thị trờng nh chỉ đạo không ngừng nâng cao năng suất, chất lợng sản phẩm, củng cố mối quan hệ bạn hàng có sẵn và ra sức tìm kiếm thị trờng mới. Cho đến nay ngành chè đã xuất khẩu đợc sang 57 Quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhất là ở các nớc Pakistan, Đài Loan. ấn Độ và Nga. Đối với thị trờng chè trong nớc thì hiệp hội chè Việt Nam đã chỉ đạo các xí nghiệp, công ty chè thành viên ra nhiều mẫu mã, sản phẩm mới có bao bì đẹp và hấp dẫn nhng nhìn chung thị trờng tiêu thụ trong nớc vẫn còn quá nhỏ so với tiềm năng.

2.3.3.1 Thị trờng tiêu thụ trong nớc

Uống trà là nhu cầu hàng ngày của ngời dân Việt Nam nhng về thị hiếu lại rất đa dạng. ở mỗi nơi trên khắp đất nớc ta lại có tập quán uống trà khác nhau. ở Bắc Bộ chủ yếu uống trà nóng, rất ít khi uống chè nấu (chè tơi) nh thói quen ở tỉnh Nghệ An; ở Trung bộ chủ yếu bán chè tơi, họ nấu cả lá, cành chè còn tơi vào một cái nồi, uống cả khi nguội và khi còn nóng; ở Nam Bộ

chủ yếu uống chè có đá vì khí hậu miền Nam nóng. Nh vậy không những tập quán dùng trà khác nhau ở mỗi vùng mà mỗi tầng lớp dân c cũng có các thói quen khác nhau. Trớc đây từ thời thuộc Pháp trở về trớc thì những nhà giàu, quan chức thờng có sở thích dùng trà tàu (nhập từ Trung Quốc), còn nay họ và những ngời dân thành thị chủ yếu dùng chè của Vinatea Corp có phẩm cấp cao hoặc dùng trà nhập khẩu từ nớc ngoài. Còn ở khu vực nông thôn phần lớn ngời dân dùng chè ở các xởng chế biến t nhân với chất lợng thấp giá khoảng 25.000 đồng/kg trở xuống do thu nhập thấp, ngoài ra họ hay dùng chè xanh, tơi, tính chung thì tổng mức tiêu thụ chè trong nớc hiện nay vào khoảng 30-32 nghìn tấn/năm.

Nh vậy ở việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến đ- ợc ngời tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên ngời tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về d lợng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì ngời sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu d lợng hoá chất trên các sản phẩm chè.

Về giá cả chè trong những năm qua tơng đối ổn định. Giá chè hơng (chè sen, chè nhài) là 100-120 nghìn đồng/kg, chè xanh ngon là 60-70 nghìn đồng/kg, chè xanh thờng là 20-35 nghìn đồng/kg.

Bảng 2.6: Giá chè xanh trong nớc năm 2005

Đơn vị: 1000 đồng/kg

Phẩm cấp Tại nơi sản xuất Bán lẻ

Loại đặc biệt 30 - 40 60 - 70

Loại bình thờng 15 - 20 25 - 30

Loại xấu 3 - 4 6 - 8

Chè hơng loại tốt 50 - 70 120 - 140

Qua số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch lớn về giá cả chè. Một số chè xanh đặc sản nh chè Tà Sùa (Sơn La), Suối Giàng (Yên Bái), chè nhập nội nh Bát Tiên, Ôlong có giá khá cao, từ 120-140 nghìn đồng/kg.

Nh vậy, hiện nay thị trờng nội địa của ngành chè Việt Nam tuy đã đợc mở rộng ra khắp nhng lợng tiêu thụ còn quá nhỏ , trong khi đó nhu cầu của nhân dân về chè ngày càng tăng lên cả về số lợng và chất lợng. Trong nớc sản phẩm chè bị cạnh tranh gay gắt về giá do nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh chè. Mặt khác do thói quen của nhân dân chủ yếu vẫn thích dùng chè qua chế biến thủ công hoặc với tâm lý sính hàng ngoại. Do đó nếu xét về tất cả các loại chè đợc tiêu dùng trong nớc thì thị phần chè tiêu thụ trong nớc còn rất nhỏ so với tiềm năng.

2.3.3.2. Thị trờng xuất khẩu

Bắt đầu từ năm 1990 cũng nh nhièu ngành khác, ngành chè Việt Nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trờng, đổi mới cơ chế quản lý. Cho nên từ khâu sản xuất và khâu chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đều tăng khá nhanh. Chính vì sản xuất chè ngày càng tăng nên sản lợng chè và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh. Xuất khẩu chè đã đem lại lợi ích đáng kể và một lợng ngoại tệ lớn.

Hiện nay sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt ở 57 Quốc gia trên thế giới. Các thị trờng xuất khẩu chính của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan, Irắc, Trung Quốc, CHLB Đức, Ba Lanvà ấn Độ.

Bảng 2.7: Thị trờng xuất khẩu chè năm 2005

Thị trờng Lợng (tấn) Giá trị xuất khẩu

Pakistan 15.530 17.083

Irắc 8.367 1.203 Trung Quốc 5.828 6.410 CHLB Đức 3.494 3.843 Ba Lan 3.245 3.569 ấn Độ 2.773 3.050 Anh 2.214 2.435 Malaysia 1.967 2.164 Hà Lan 1.946 2.140

Các kiểu Vơng quốc ả rập

thống nhất 1.650 1.815

Thổ Nhĩ Kỳ 1.305 1.436

Hoa Kỳ 1.266 1.392

Indonesia 1.029 1.132

(Nguồn: Thống kê của cục Hải quan)

Theo sát Indonesia là Ukraine 934 tấn.

Ngoài ra còn có 18 thị trờng có số lợng trên 100 tấn, đó là: Singapore 810 tấn; Nhật Bản 690 tấn; afganistan 659 tấn; Srilanka 589 tấn; Philippin 406 tấn; Canada 362 tấn; Syrian arab 357 tấn; Lebanan 334 tấn; Kenya 332 tấn; Saudi arabia 265 tấn; iran 167 tấn; Kazakhstan 149 tấn; Hồng Kông 149 tấn; New Zealand 144 tấn; Lào 131 tấn; CH Séc 125 tấn; American Samoa 122 tấn; Pháp 109 tấn.

Nh vậy việc chúng ta đã xuất khẩu một lợng chè lớn ra thị trờng thế giới đó là thành công đáng ghi nhận của ngành chè Việt Nam. Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trờng, tìm kiếm bạn hàng là việc làm đòi hỏi phải có thời gian và bao gồm nhiều yếu tố đó là: Chất lợng ổn định, bao bì phù hợp, giá bán hợp lý,

giao hàng đúng tiến độ, có thơng hiệu, quảng cáo rộng khắp và thờng xuyên...Chỉ khi làm tốt những điều đó thì ngành chè nớc ta mới có thể mở rộng và khẳng định đợc mình trên thị trờng quốc tế.

Mỗi thị trờng khác nhau, nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhau. Qua việc nghiên cứu nhu cầu thị trờng ta cũng có thể thấy nó ảnh hởng tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Sau đây là cơ cấu chè xuất khẩu năm 2005

Biểu 2.8: Cơ cấu chè xuất khẩu năm 2005

Chủng loại Lợng (Kg) Trị giá (USD)

Chè đen 40.553.465 48.140.456 Chè xanh 24.330.854 24.531.490 Trà lài 4.035.011 6.652.929 Chè lên men 516.128 1.944.576 Chè vàng 138.020 1.046.653 Chè nhài 886.652 992.052

(Nguồn: Hiệp hội Chè Việt Nam)

Qua biểu trên ta thấy trong cơ cấu xuất khẩu thì chè đen là chủ yếu, sau đó đến chè xanh và các loại chè khác. Điều này chứng tỏ chè đen luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành chè Việt Nam. Nh vậy có thể thấychè xuất khẩu chủ yếu là loại có chất lợng tốt so với trong nớc nhng trên thị trờng thế giới chè của Việt Nam cha có danh tiếng xứng đáng. Đây cũng là một thiệt thòi cho ngành chè Việt Nam, muốn cải thiện điều này thì không có gì khác phải nâng cao sản phẩm chất lợng chè Việt Nam.

Mặt khác thì khả năng cạnh tranh của ngành chè Việt Nam diễn ra quyết liệt.Thực tế cho thấy là thị trờng có 7 nớc mua chè quá nhiều từ các thơng gia Việt Nam đó là:

Đài Loan mua 6 loại chè từ 72 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp bán nhiều nhất đợc 1.962 tấn, doanh nghiệp bán ít nhất đợc 720 Kg. Có 3 doanh nghiệp bán đợc từ 1.000 tấn trở lên, ngoài ra có 23 doanh nghiệp bán đ-

ợc từ 100 tấn trở lên. Pakistan mua 2 loại chè từ 60 doanh nghiệp chè Việt Nam, doanh nghiệp bán nhiều nhất đợc 1.671 tấn, doanh nghiệp bán ít nhất đ- ợc 6.5 tấn. Có 3 doanh nghiệp bán đợc từ 1.000 tấn trở lên, ngoài ra có 30 doanh nghiệp bán đợc từ 100 tấn trở lên. CHLB Đức mua 12 loại chè từ 33 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp bán nhiều nhất đợc 1.012 tấn, doanh nghiệp bán ít nhất đợc 65 kg, có 3 doanh nghiệp bán đợc từ 1.000 tấn trở lên, ngoài ra có 7 doanh nghiệp bán đợc từ 100 tấn trở lên. Trung Quốc mua 9 loại chè từ 31 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp bán nhiều nhất đợc 900 tấn. Có 10 doanh nghiệp bán đợc 100 tấn trở lên. Nh vậy do có nhiều thơng gia Việt Nam cùng xuất khẩu chè vào một thị trờng giá chè của Việt Nam luôn thấp hơn so với các nớc, Có thể nói tình trạng này còn căng thẳng do lợng chè Việt Nam cha cao lại không ổn định

Mặt khác xét về hình thái thị trờng, ở một mức độ nào đó thì thị trờng tiêu thụ sản phẩm chè là thị trờng cạnh tranh hoàn hảo. Do không độc quyền về lợng cung nên các nhà sản xuất chè không thể độc quyền về giá mà buộc họ phải chấp nhận mức giá hình thành khách quan trên thị trờng. Tuy nhiên các hãng nổi tiếng nh Unilever ( Sản xuất ra chè Lipton) và một số hãng nổi tiếng khác thì sản phẩm của họ là sản phẩm cuối cùng đợc chế biến theo một bí quyết công nghệ riêng và thơng hiệu sản phẩm của họ đã đợc khẳng định trên thị trờng thé giới. Vì vậy, giá cả chè thành phẩm của họ chủ yếu do họ quyết định. Đối với các nớc mà thị trờng trong nớc chỉ là trung gian, thị trờng thế giới mới là thị trờng tiêu thụ cuối cùng thì giá cả thị trờng quốc tế qui định giá thị trờng trong nớc.

Tóm lại: Trong nền kinh tế thị trờng cạnh tranh là một tất yếu, một quy luật, nó buộc các nhà sản xuất phải cải tiến chất lợng, tìm ra nhiều phơng thức đa sản phẩm ra cạnh tranh với thị trờng quốc tế.

Nh vậy việc xuất khẩu chè luôn là hớng u tiên và trọng điểm của kinh tế đối ngoại, ngành chè Việt Nam cần tạo thêm những mặt hàng chủ lực, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trờng giảm tỷ trọng thô và sơ chế tăng tỷ trọng chế biến sâu và tinh trong danh mục hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu định hướng- giải pháp phát triển sản xuất chè đến năm 2010 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w