Các công cụ biện pháp điều tiết nhập khẩu

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 30 - 36)

Một là thuế quan: Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/1971, dựa trên hiệp ước của hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) năm 1970.

Nhật Bản sử dụng hệ thống phân loại HS với bốn mức thuế: - Thuế suất chung

- Thuế suất tạm thời

- Thuế suất ưu đãi phổ cập (GSP) - Thuế suất WTO

Hai là các công cụ phi thuế quan: Nhật Bản là một thị trường lớn và phức tạp với mức độ cạnh tranh rất gay gắt.Tuy nhiên thực tế cho thấy các doanh nghiệp thành công trong việc thâm nhập vào thị trường này đều là các công ty biết đánh giá và điều chỉnh chiến lược thâm nhập thị trường cũng như thấu hiểu sâu sắc về thị trường, về các vấn đề của hệ thống luật lệ của Nhật Bản và đồng thời là khả năng thích ứng với các quy định ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp của nó.

Luật pháp Nhật Bản đòi hỏi phải có sự chấp nhận xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để đảm bảo an toàn và y tế cho người dân.

Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được điều chỉnh và bị chi phối bởi một hệ thống các luật sau:

- Luật kiểm soát ngoại hối và ngoại thương - Luật và quy định liên quan đến hàng cấm

- Luật và quy định liên quan đến độc quyền chính phủ - Luật và quy định liên quan đến kiểm dịch

- Luật và quy định liên quan đến ma tuý - Luật về trách nhiệm sản phẩm

Ngoài ra còn có các công cụ như: Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu, chế độ hạn ngạch nhập khẩu, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu…

Giấy phép nhập khẩu

Hầu hết các hàng hoá được tự do nhập khẩu và không phải chịu một yêu cầu nào về giấy phép nhập khẩu nhưng các mặt hàng sau gồm cả những mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu kể trên cần có giấy phép nhập khẩu:

+ Hàng thuộc 66 mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu thuộc diện có hạn ngạch nhập khẩu

+ Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực qui định trong thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu

+ Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.

Hàng hoá cần sự xác nhận sơ thẩm và phải đáp ứng được các qui định đặc biệt của Chính phủ như các loại vắcxin nghiên cứu.

Khi nhập khẩu mặt hàng cần giấy phép nhập khẩu hay sự xác nhận của một số Bộ, các nhà nhập khẩu được toàn quyền ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu, nhưng viêc ký và thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào sự cho phép hay xác nhận của các Bộ có liên quan. Đặc biệt trong trường hợp hàng cần hạn ngạch nhập khẩu, nên nhớ rằng việc nhập khẩu các mặt hàng đó chỉ có thể sau khi có hạn ngạch nhập khẩu dựa theo thông báo hạn ngạch nhập khẩu chính thức.Việc thanh toán hàng nhập khẩu cần giấy phép chỉ có thể thực hiện sau khi giấy phép nhập khẩu đã được cấp.

Hầu hết các hàng hoá hiện này đủ tiêu chuần là " hàng có thể nhập khẩu tự do", và do đó không cần giấy phép nhập khẩu. Trường hợp duy nhất là các hàng hoá nằm trong hạn ngạch nhập khẩu. Trong những trường hợp này, nhà nhập khẩu Nhật

cần phải xin được cấp giấy phép nhập khẩu. Gạo, lúa mỳ, bột gạo và da là một trong những ít sản phẩm vẫn có hạn ngạch nhập khẩu.

Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch được áp dụng với 3 loại hàng sau:

Các mặt hàng thương mại thuộc kiểm soát của nhà nước, bao gồm vũ khí, rượu, chất nổ, súng cầm tay và dao, vật liệu hạt nhân, ma tuý, và các thực phẩm chịu sự kiểm soát (như gạo).

Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu, bao gồm 5 loại hải sản: cá trích, cá mòi, sò, và các loại hải sản khác.

Các loại thực vật và động vật có tên trong Bản phụ lục I của Công ước về thương mại quốc tế về các loài động vật có nguy cơ tiệt chủng trong hệ động thực vật (CITES).Các mặt hàng nhập khẩu cần hạn ngạch (tính từ 1 tháng 7 năm 1995).

Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu chịu điều chỉnh của những luật và quy định trong nước: Trong trường hợp, hàng hạn chế nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải có giấy phép và phê chuẩn liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá theo Luật Hải quan, để phục vụ việc kiểm tra hoặc đáp ứng những yêu cầu cần thiết khác. Vì vậy, khi hàng hoá nhập khẩu yêu cầu một giấy phép hoặc một giấy phê chuẩn theo luật và quy định khác ngoài Luật Hải quan, nhà nhập khẩu phải trình lên một giấy chứng nhận đã cho phép theo những đạo luật hay quy định này (theo điều 70 của Luật Hải quan).

Hàng cấm nhập khẩu

(a) Thuốc phiện và những chất gây nghiện khác, những thiết bị để sản xuất thuốc phiện, chất kích thích và chất kích thích thần kinh ( trừ những loại được chỉ định theo Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội)

(b) Vũ khí, đạn dược và những phụ tùng vũ khí..

(c) Tiền xu, tiền giấy, chứng khoán... giả, làm thay đổi hoặc bắt chước.

(d) Sách, tranh,tác phẩm điêu khắc hoặc bất kỳ mặt hàng khác có hại đến an ninh công cộng và giá trị đạo đức ( như tranh ảnh khiêu dâm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu

Hầu hết sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu của Nhật đều phải chịu kiểm tra hàng hoá và không thể tiêu thụ tại thị trường này nếu không được cấp những giấy chứng nhận sản phẩm đã tuân theo những tiêu chuẩn.

Một số tiêu chuẩn là bắt buộc, một số là tự nguyện. Trong nhiều trường hợp, những giấy chứng nhận này có thể tính quyết định thành bại của các thương vụ.

Hiện nay, tại Nhật Bản, có hai xu hướng đối với các loại tiêu chuẩn. Một là dần nới lỏng những tiêu chuẩn này, một là thống nhất chúng với những tiêu chuẩn quốc tế.

Trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng tiến hành những cải cách để vẫn tồn tại hàng loạt những đạo luật và quy định tác động đến những tiêu chuẩn bắt buộc. Vì vậy, những doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Nhật Bản cần tìm hiểu sâu những văn bản luật này. Sau đây là một số luật ảnh hưởng đến tiêu chuẩn hàng hoá trên thị trường Nhật Bản.

Các luật chính quy định các tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm tại Nhật Bản:

- Luật về các dụng cụ điện và thiết bị kiểm tra - Luật về an toàn sản phẩm tiêu dùng

- Luật về đo lường Luật về các sản phẩm khí ga - Luật về vệ sinh thực phẩm

- Luật liên quan đến an toàn và tối ưu hoá quá trình vận chuyển chất lỏng - Luật về Dầu khí

- Luật kinh doanh dược liệu - Luật giao thông đường bộ

Hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện của Nhật Bản (JIS) được quản lý bởi METI, áp dụng trên 1000 sản phẩm công nghiệp với trên 8500 tiêu chuẩn. Tham gia cùng với JIS là một số các quy định của các công ty Nhật Bản trong các đấu thầu cạnh tranh cung cấp hàng cho các cơ quan chính phủ. Các sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn này sẽ được hưởng ưu tiên trong quá trình xét thầu dựa theo điều 26 trong luật về tiêu chuẩn công nghiệp. JIS kiểm soát toàn bộ các sản phẩm công nghiệp

ngoại trừ một số sản phẩm được quy định bởi những luật riêng, với những tiêu chuẩn riêng (Luật kinh doanh dược phẩm và tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản.)

Hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) cũng là một hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện nhưng được áp dụng rộng rãi. JAS được áp dụng cho các đồ uống, các sản phẩm chế biến, lâm sản và các mặt hàng nông nghiệp, thú nuôi, dầu và chất béo, thuỷ hải sản, và các sản phẩm chế biến có nguồn gốc nông, lâm , thuỷ sản. Nhãn hiệu JAS cũng áp dụng cho cả các loại gỗ dán, gỗ ván, ván lát sàn, gỗ sẻ và gỗ thịt. Hệ thống marks JAS do Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, bộ Lâm nghiệp cùng bộ Thuỷ sản quản lý. Bộ Y tế, Bộ lao động xã hội quản lý các tiêu chuẩn riêng về nhãn mác chất lượng của các mặt hàng đồ uống và các sản phẩm chế biến.

Bên cạnh vấn đề tiêu chuẩn, một điểm khác đáng chú ý khi bán hàng hoá tại Nhật đó là Luật về trách nhiệm sản phẩm. Luật này được thực thi vào tháng 7/1995 và buộc các nhà chế tạo có trách nhiệm bồi thường về pháp lý đối với thương tích, thiệt hại về thương tích, thiệt mạng hoặc thiệt hại về tài sản do bán các sản phẩm có sai sót dù những khiếm khuyết đó có thể hoặc không do lỗi chế tạo chủ ý hoặc vô ý. Mặc dù chỉ có rất ít vụ kiện được khởi tố theo luật này cho tới này, song số vụ kiện loại này dự báo sẽ tăng trong tương lai. Các nhà chế tạo cần lưu ý tới thực tế rằng Đạo luật tố tụng dân sự sửa đổi được thực thi vào đầu năm 1998 đă khiến việc các vụ kiện loại này có khả năng thực thi dễ dàng hơn.

Chính sách hỗ trợ nhập khẩu

Đáp lại những than phiền của các đối tác thương mại về việc hạn chế tiêu thụ sản phẩm nước ngoài tại Nhật, trong những năm gần đây, chính phủ nước này đã xúc tiến một loạt các chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Chủ yếu do các cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO, MIPRO và bộ Kinh tế Nhật Bản, Bộ Công nghiệp chủ trì triển khai. Việc hỗ trợ bao gồm các khoản cho vay ưu đãi nhằm khuyến khích nhập khẩu, hỗ trợ trong việc tìm kiếm các đối tác thương mại tại Nhật, các hỗ trợ trong nghiên cứu thị trường, các chương trình đào tạo về xuất nhập khẩu cùng với việc đặt các văn phòng hỗ trợ tại 6 thành phố chính của Nhật Bản.

Quy định về hàng quá cảnh

Nhật tham gia Công ước quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu các mẫu hàng và tài liệu quảng cáo theo Hệ thống Carnet ATA. Việc sử dụng hệ thống Carnet cho phép hàng hoá được sử dụng là mẫu chào bán và trưng bày, thiết bị chuyên dùng, nhạc cụ và máy quay truyền hình được vận chuyển hoặc gửi tạm thời sang một nước ngoài mà không phải nộp thuế hoặc ghi nợ.

Hệ thống Carnet cần phải được chuẩn bị trước bằng cách liên lạc với văn phòng đại diện của Hội đồng quốc tế Mỹ tại Nhật (http://www.uscib.org/) hoặc văn phòng chính tại New York theo số điện thoại: 212-354-4480. Các tài liệu quảng cáo, bao gồm sách giới thiệu, phim ảnh có thể được đưa vào Nhật mà không phải nộp thuế.

Các mặt hàng dùng để trưng bày mà không bán tại các hội chợ thương mại và trong những sự kiện tương tự cũng được phép đưa vào Nhật miễn thuế chỉ khi hội chợ/triển lãm được tổ chức tại một nơi triển lãm nhất định. Các mặt hàng đă được thông quan này cần phải được tái xuất sau hội chợ/triển lãm, hoặc được cất trữ tại một cơ sở của hải quan. Hoá đơn thương mại cấp cho các hàng hoá loại này cần phải được đánh dầu là " không có giá trị thương mại, dành riêng cho hải quan" và " những hàng hoá này để triễn lãm và cần phải gửi trả lại sau khi kết thúc triển lãm". Điều cũng không kém phần quan trọng là ghi rõ tên hội chợ thương mại hoặc địa điểm, bao gồm số gian triển lãm ( nếu biết rõ), trên các chứng từ vận chuyển.

Các thủ tục xuất nhập khẩu đặc biệt và hệ thống chứng nhận.

Các tài liệu cần thiết cho hoạt động thông quan tại Nhật bao gồm các chứng từ vận chuyển chuẩn mực như hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn gốc đă ký, hoặc nếu chuyển chở bằng đường hàng không, thì là vận đơn hàng không. Các lô hàng chuyên chở bằng đường hàng không trị giá trên 100.000 yen cần phải có hoá đơn thương mại. Hoá đơn thương mại này cần phải mô tả chi tiết về mỗi hàng trong chuyến hàng. Phiếu đóng gói cần phải bao gồm nội dung chính xác của mỗi container, trọng lượng tổng và tịnh của mỗi kiện hàng, và tất cả kích thước của container được đo bằng hệ mét.

Những quy định về dán nhãn

Đóng gói, ký mã hiệu và dán nhãn hàng hoá đúng quy định có ý nghĩa quan trọng tới việc thông quan suôn sẻ tại Nhật. Các vật liệu đóng gói bằng rơm rạ bị nghiêm cấm. Như đă đề cập ở trên, Luật đo lường của Nhật quy định rằng toàn bộ các sản phẩm nhập khẩu và các chứng từ chuyên chở phải ghi rõ trọng lượng và đo bằng hệ thống mét. Hầu hết các sản phẩm không bị yêu cầu dán nhãn xuất xứ nước. Tuy nhiên, một số chủng loại sản phẩm như nước giải khát và thực phẩm cần phải có nhãn xuất xứ nước. Song nếu nhãn có ghi rõ xuất xứ bị xác nhận là sai hoặc có dấu hiệu gian dối, thì các nhãn này sẽ bị bóc đi hoặc sửa cho đúng. Các nhãn dán sai hoặc có dấu hiệu gian dối nêu rõ tên nước, khu vực thay vì nêu rõ nước xuất xứ, và/hoặc tên nhà chế tạo hoặc nhà thiết kế ngoài nước xuất xứ không được chấp nhận.

Các mặt hàng mà Luật pháp Nhật yêu cầu phải dán nhẫn gồm 4 loại sản phẩm: hàng dệt, máy móc và thiết bị điện, các sản phẩm nhựa và các mặt hàng gia dụng và tiêu dùng. Vì tất cả những quy định này áp dụng cụ thể với từng chủng loại sản phẩm riêng biệt, nên điều quan trọng cần phải phối hợp với một nhà nhập khẩu hoặc một đại lý có triển vọng để bảo đảm sản phẩm của bản đáp ứng yêu cầu đặt ra, nếu có thể áp dụng. Nhìn chung, hầu hết các luật định về dán nhãn không cần thiết ở giai đoạn thông qua, song cần thiết ở điểm bán. Kết quả là các nhà nhập khẩu đều có thói quen dán nhãn trước và sau khi thông quan.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 30 - 36)