Nguyên nhân từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 113 - 114)

Một là, do chiến tranh tàn phá, tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế đã và đang tạo ra sức ép ngày càng lớn đối với nhu cầu chặt phá rừng và mở rộng sản xuất nông nghiệp lên các vùng cao nguyên. Hơn thế, là sự chặt phá rừng thiếu quản lý, không có quy hoạch dài hạn, sự phân bổ đất canh tác chưa hợp lý và tình trạng đói nghèo ở nông thôn khiến người dân phải đốt rừng lấy đất làm nông nghiệp khiến cho tài nguyên rừng ngày càng bị suy kiệt. Trong khi Nhà nước chưa có chính sách kịp thời để khôi phục nguồn tài nguyên rừng và cũng chưa có chính sách phân bổ việc sử dụng gỗ nguyên liệu hợp lý. Vì thế, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam phải nhập khẩu 80% nguyên liệu gỗ, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh và tính chủ động của các doanh nghiệp. Mặt khác thiếu nguyên liệu dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam không thể đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn của các nhà nhập khẩu Nhật Bản.

Hai là, Nhà nước chưa có chính sách để tập trung các đầu mối nhập khẩu gỗ của Việt Nam, chưa liên kết được các doanh nghiệp trong nhập khẩu nguyên liệu gỗ, nên các doanh nghiệp này thường nhập khẩu nguyên liệu phân tán dẫn đến mua với giá cao.

Ba là, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam nói chung và của ngành chế biến xuất khẩu đồ gỗ nói riêng tỏ ra chưa hiệu quả, thông tin chưa thực đầy đủ và chính xác, chưa tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ. Các chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước chưa tới được các doanh nghiệp.

Bốn là, nhà nước chưa có chính sách đào tạo công nhân thích hợp làm việc trong các ngành chế biến gỗ, dẫn đến các ngành này thiếu công nhân, nghệ nhân lành nghề và việc khan hiếm này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp tranh nhau lôi kéo công nhân, khiến các doanh nghiệp không đảm bảo thời gian giao hàng.

Năm là, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa thực sự minh bạch, ổn định và đồng nhất, chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, đôi khi những thủ tục hành chính rườm rà còn khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lỡ mất cơ hội của mình.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w