Những năm gần đây, ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành này đã tăng gần 10 lần, từ 290 triệu USD năm 2000 lên 1,57 tỷ
USD năm 2005 và đạt gần 2 tỷ USD trong năm 2006. Sản phẩm gỗ đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng thứ 5 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt nam từ chỗ chỉ là sản phẩm thô (gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt... xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu... làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa...
Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường, tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn... làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải...
Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ... áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm.
Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn...
Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghế ngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu là đồ dùng trong nhà làm từ gỗ mềm.
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời...
đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD thì đến năm 2002 con số này đã lên đến 431 triệu USD, năm 2003 đạt 567 triệu USD và ước lên tới 1tỷ USD năm 2004.
Định hướng phát triển thị trường đồ gỗ của Việt Nam trong những năm tới là ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa liên bang Nga.
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.
Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam hiện đã có mặt tại 120 nước quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung vào ba thị trường trọng điểm là Mỹ chiếm trên 20% tổng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, EU chiếm gần 28% và Nhật Bản chiếm 24%. Bứt phá từ năm 2004, liên tục trong mấy năm gần đây, đồ gỗ luôn đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vượt trội, nếu như năm 2000, mới đạt giá trị xuất khẩu trên 200 triệu USD thì năm 2006 dự kiến sẽ đạt tới 2 tỷ USD. Như vậy, trong vòng 6 năm qua, giá trị xuất khẩu đồ gỗ đã tăng 10 lần và đưa Việt Nam lên hàng thứ 4 Đông Nam Á về lĩnh vực này, sau Malaysia, Indonesia và Thái lan.
Ngoài các thị trường truyền thống EU, Nhật Bản…, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nội thất như bàn, ghế, giường và tủ sang các thị trường Canada, Nga và một số nước Đông Âu.
Đối với thị trường Mỹ, thị trường dẫn đầu về kim ngạch, đạt 65 triệu USD trong tháng 7, 7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 398,4 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 37,3% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước. Tiếp theo là Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm 7 tháng đầu năm đạt 148,58triệu USD, tăng 19,67% và chiếm 14% tỷ trọng.
Trong tháng 7, kim ngạch sản phẩm gỗ của cả nước đạt 148,25 triệu USD, tăng 25,6% so với tháng 7/05, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 7 tháng đầu năm đạt 1.068 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2005. Với kim ngạch đạt trên 1,2 tỷ USD trong 8 tháng qua, đồ gỗ tiếp tục đứng trong danh sách nhóm các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu vượt trên 1 tỷ USD cùng với 6 mặt hàng khác và duy trì vị trí trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước.
Nếu như năm 1996, ngành chế biến gỗ Việt Nam bắt đầu phục hồi, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mới đạt 560 triệu USD thì 2 năm sau con số này đã lên đến 236,1 triệu USD/năm, 7 năm sau kim ngạch đạt 560 triệu USD đưa Việt Nam lên vị trí thứ tư về xuất khẩu đồ gỗ trong khu vực Đông Nam Á, 8 năm sau kim ngạch đó lên đến 1 tỷ USD, đồ gỗ xuất khẩu được xếp vào mặt hàng trọng điểm.
Hiện nay cả nước có 1.200 doanh nghiệp chế biến gỗ kinh doanh gỗ, trong đó trên 300 doanh nghiệp đã có hàng xuất khẩu (gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân).
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2006 đạt 1,9 tỷ USD, tăng 22,6% so năm 2005 và gần đạt kế hoạch mà Bộ Thương mại đề ra là 2 tỷ USD. Góp một phần lớn vào kết quả này là nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp.^
Sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình tại 120 thị trường. Những thị trường lớn mà các doanh nghiệp đã thâm nhập khá thành công là EU, Mỹ, Nhật Bản… Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2006 đạt khoảng 251,5 triệu USD, tăng 25% so năm 2005 và chiếm 13,2% tổng kim ngạch. Xuất khẩu sang Mỹ đạt 40,2% ; sang Nhật Bản đạt 292 triệu USD, chiếm 15,3%....
Theo Bộ Thương mại, hậu WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của VN sẽ được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế XK sản phẩm vào thị trường các nước sẽ là lợi thế lớn trên thương trường. Ngoài ra, việc Mỹ đánh thuế
chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc sẽ giúp DN của chúng ta tăng cường XK được sản phẩm vào thị trường tiềm năng này.
Ông Trần Quốc Mạnh - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến Gỗ TPHCM cũng nhận định, hậu WTO, chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi để đưa đồ gỗ thâm nhập thị trường thế giới. Lợi thế lớn nhất là VN có nguồn nhân công, có tay nghề khéo léo cùng với cảng biển trải dài rất phù hợp cho việc vận chuyển hàng hoá. Mặt khác, các Cty XK gỗ hiện rất chủ động tìm kiếm nguồn vốn, và tìm lối ra cho sản phẩm như Cty TNHH Khải Vy (TP.HCM) hiện có 3 nhà máy chế biến gỗ ở Bình Định và TP.HCM, với trên 3.500 công nhân và năng lực sản xuất đạt 240 container 40 feet đồ gỗ/tháng. Vừa qua, Khải Vy đã tìm được nguồn vốn đầu tư từ Cty Tài chính quốc tế (IFC).
Hiện nay Việt Nam có trên 1.800 công ty tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ. Nhưng những doanh nghiệp đạt kim ngạch cao đều là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài như công ty Cty TNHH Scancom Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt 41,6 triệu USD; công ty TNHH Green River Wood & Lumber (Việt Nam) kim ngạch xuất khẩu được 40,8 triệu USD… 20 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt kim ngạch cao nhất năm 2006 chiếm 26,8% tổng kim ngạch, đạt 510,22 triệu USD.
Một số công ty đã tham gia niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán như công ty CP hợp tác kinh và XNK Savimex (mã CK là SAV), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 15 triệu USD trong năm 2006…
Sản phẩm gỗ cũng được cải tiến nhiều, tương đối đa dạng, bao gồm 5 chủng loại sản phẩm: đồ gỗ nội thất; bàn ghế ngoài trời; đồ gỗ mỹ nghệ; đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút...) và các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi...). Trong đó đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%). Đây là một thành công lớn của ngành gỗ và lâm sản của Việt Nam khi chúng ta vẫn đang phải nhập tới 80% tổng số nguyên liệu.
Không chỉ có áp lực cạnh tranh xuất khẩu, ngành gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với cạnh tranh trong nước khi thị trường chính thức mở cửa.
Theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sắp tới, đồ gỗ nhập khẩu vào Việt Nam chỉ áp dụng thuế với 2 mặt hàng là ván nhân tạo và mộc tinh
chế. Do đó, tiêu thụ sản phẩm gỗ có nhiều khả năng giảm, không chỉ trong xuất khẩu, mà ngay tại thị trường nội địa.
Một điểm yếu của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Thống kê của Vifores cho biết, hàng năm, ngành gỗ phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu.
Đáng lưu ý là, nguyên liệu gỗ chiếm tới 60% giá thành sản phẩm, có nghĩa là trong 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả năm 2006, thì chi phí cho nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm trên 1 tỷ USD.
Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ. Tuy nhiên, có một thực tế là, các đơn đặt hàng lớn thường vượt quá năng lực của từng doanh nghiệp riêng rẽ, nên nếu tiếp tục phương thức làm ăn nhỏ lẻ thì chắc chắn, nhiều cơ hội lớn sẽ "tuột" khỏi tầm tay. Nếu các doanh nghiệp có sự kết nối tốt, có những giải pháp giảm chi phí tối ưu thì kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2006 có khả năng đạt tới 2,2 tỷ USD.
Ngoài ra, chất lượng sản phẩm cũng là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ. Thị trường WTO rộng mở, song các hàng rào kỹ thuật ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ quy trình quản lý chất lượng. Hiện nay, trong số 2.000 doanh nghiệp gỗ toàn quốc, mới chỉ có trên 10% doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.
Trong thời gian tới, có ba vấn đề lớn sẽ được tập trung giải quyết: (1) Tăng tính hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. (2) Xây dựng chiến lược phát triển thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. (3) Nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam.
Trong năm 2006, thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ tương đối ổn định so với năm 2005. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt hơn 744 triệu USD trong năm 2006, tăng 31,2% so với năm 2005 và chiếm tới 38,55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 vẫn là EU, kim ngạch xuất khẩu đạt 500,2 triệu USD, tăng 9,47% so với năm 2005, trong đó Anh là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tiếp đến là Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Italia. Riêng tại khu vực thị trường này, xuất khẩu tới Anh, Bỉ và Pháp tăng trưởng mạnh nhất, nhưng xuất
khẩu tới Tây Ban Nha và Đức đã giảm sút so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU năm 2006 ước đạt 521,9 triệu USD, tăng 24,1% so với năm 2005. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu các bộ phận của ghế của thị trường EU trong tháng 11 đạt 10,4 triệu USD, tăng 89,1% so với tháng 10. Dự báo, năm 2007, xuất khẩu gỗ và sản phẩm vào thị trường EU sẽ tiếp tục đà tăng trưởng.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào các thị trường EU đạt 46,1 triệu USD, tăng 17,9% so với tháng 10, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường EU trong 11 tháng đầu năm 2006 đạt 441,9 triệu USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2005.
Tính đến ngày 20/12, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào các thị trường EU đạt 54 triệu USD. Ước tính, trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang các thị trường EU đạt 80 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này tron gnăm 2006 đạt 521,9 triệu USD, tăng 24,1% so với năm 2005.
Bảng 5 . Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU tháng 11/2006
STT Mặt hàng Tỷ trọng tính theo kim
ngạch
1 Ghế 42,8%
2 Giá, hòm, kệ, thùng, khung gương 0,7%
3 Nội thất nhà bếp 4,2% 4 Nội thất phòng khách, phòng ăn 28,2% 5 Gỗ nguyên liệu 1,1% 6 Nội thất phòng ngủ 9,1% 7 Gỗ mỹ nghệ 2,6% 8 Nội thất văn phòng 4,5% 9 Cửa 0,5%
10 Loại khác 6,2%
(Nguồn: Bộ thương mại)
Trong cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào các thị trường EU trong tháng 11, thì kim ngạch xuất khẩu ghế gỗ chiếm tỷ trọng cao nhất với 19,7 triệu USD, tăng 27,1% so với tháng 10. Đơn giá trung bình của mặt hàng ghế khung gỗ xuất khẩu vào các thị trường EU trong tháng 11 đạt 20,09 USD/chiếc – FOB, tăng 2,31 USD/chiếc so với đơn giá xuất khẩu trung bình của tháng 10, đơn giá trungbình của mặt hàng ghế sofa đạt 160,74 USD/chiếc-FOB, tăng 1,09 USD/chiếc. Các thị trường xuất khẩu ghế và các bộ phận của ghế chủ yếu trong tháng 11 là: Pháp 6 triệu USD, Đức 5 triệu USD, Anh 1,8 triệu USD, Bỉ 1,4 triệu USD, Tây Ban Nha 1,1 triệu USD….
Kế đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn với kim ngạch xuất khẩu đạt 13 triệu USD, tăng 25% sovới tháng 10. Các sản phẩm xuất khẩu chính là bàn, tủ, kệ… Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Pháp, Anh, Đức, Italia, Hà Lan….
Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ 3 trong năm 2006 là Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này trong năm 2006 đã đạt 286.8 triệu USD, tăng 19,1% so với năm 2005, chiếm 14,86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.