Định hướng cụ thể về thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ thời gian từ nay

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 116 - 118)

nay đến năm 2020 như sau:

Thứ nhất là thị trường Hoa Kỳ: Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực thực thi, xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ nói riêng đã có bước tăng trưởng nhảy vọt. Mỹ đã trở thành bạn hàng lớn nhất đối với xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu gỗ sang MỸ đạt 44,7 triệu USD, chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam thì đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt hơn 744 triệu USD, tăng 31,2% so với năm 2005 và chiếm 38,55% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước. Với nhu cầu lớn của một thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới, Việt Nam có thể nâng thị phần xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ lên trên dưới 45% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của chúng ta vào năm 2020.

Thứ hai là thị trường Liên minh châu Âu (EU): Châu Âu là thị trường gỗ lớn hàng đầu thế giới cả về mặt sản xuất, tiêu thụ và trao đổi thương mại. Tuy hàng năm châu Âu (kể cả EU) xuất khẩu tới 50% kim ngạch xuất khẩu gỗ của thế giới nhưng nhập khẩu của châu Âu cũng rất lớn. Các nước liên minh châu Âu nhập khẩu nhiều gỗ của Việt Nam là Anh, Pháp và Đức, hàng năm mỗi nước nhập khẩu trên 10 đến trên 20 triệu USD sản phẩm gỗ từ Việt Nam. Tiếp theo là Hà lan, Đan mạch, Bỉ với lượng nhập khẩu của mỗi nước trong khoảng từ trên 5 triệu đến 10 triệu USD/năm. Ngoài ra, nhập khẩu của Phần lan, Tây Ban Nha, Italia, Thuỵ Điển, Hy lạp... đều lên tới con số vài triệu USD/năm. Với nhu cầu về sản phẩm gỗ vẫn tiếp tục sôi động thời gian tới, thị trường Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục là một trong ba

thị trường trọng điểm tiêu thụ gỗ của Việt Nam cho tới 2020 với thị phần được duy trì ở khoảng 20% - 25% xuất khẩu gỗ của chúng ta.

Thứ ba là thị trường châu Á: Trong những năm qua , châu Á là thị trường xuất khẩu gỗ chính của Việt Nam, chiếm khoảng 50-60% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, ba trong số 5 thị trường lớn nhất của gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là Nhật bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Năm 2006, riêng thị trường Nhật Bản đã chiếm tới 15,3% kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, Đài Loan chiếm 12,8%, Hàn Quốc chiếm 5,5%... Các bạn hàng lớn khác của gỗ Việt Nam trong khu vực phải kể tới Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Singapore... Trong thời gian trung hạn tới (đến năm 2020), thị trường châu Á vẫn tiếp tục củng cố vị trí là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam. Chúng ta phải phấn đấu để duy trì được thị phần ở các thị trường lớn là Nhật Bản, Đài loan, Hàn Quốc trong khi phải phấn đấu tăng thị phần xuất khẩu gỗ sang thị trường Trung Quốc, một thị trường có tiềm năng rất lớn đối với các sản phẩm này và cùng với việc hội nhập mạnh mẽ vào AFTA, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các nước ASEAN khác phải đảm bảo ít ra là duy trì được thị phần như thời gian qua. Như vậy cho tới 2020, dự báo châu Á vẫn tiếp tục là khu vực thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam với thị phần 35% đến 45% xuất khẩu gỗ của chúng ta.

Các thị trường khác: Ngoài 3 khu vực thị trường kể trên, các thị trường nhập khẩu đáng kể gỗ của Việt Nam và còn nhiều khả năng mở rộng thời gian tới là thị trường úc, Ca-na-đa, Niu-zilân, Nga và các nước Trung - Đông Âu, Trung đông... đối với các thị trường này, chúng ta phải nỗ lực đa dạng hoá thị trường, tiến hành mạnh mẽ các hoạt động quảng bá, xúc tiến, đàm phán thâm nhập thị trường, tham gia hội chợ triểm lãm... để tranh thủ các cơ hội mới được mở ra từ việc tăng nhu cầu về sản phẩm gỗ ở quy mô thế giới mà phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam thời gian tới.

Theo tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, để phát triển, mở rộng thị trường gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, trước hết cần phải chủ động được nguồn nguyên liệu và Việt Nam cần phát triểm mạnh công nghiệp chế biến gỗ theo ba hướng:

Hướng thứ nhất là cơ cấu lại ngành chế biến gỗ, tập trung phát triển những mặt hàng trọng điểm, trong tương lai nhu cầu ván nhân tạo sẽ rất lớn, sản xuất mặt hàng này sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu rừng trồng, khuyến khích người dân trồng rừng.

Hướng thứ hai là xây dựng chiến lược mặt hàng trong 5 năm trở lên, ví dụ từ 2006-2010 đồ gỗ nội thất và đồ gỗ ngoại thất chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng gỗ xuất khẩu; giai đoạn 2010-2020 thì ván nhân tạo lại là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo.

Hướng thứ ba là xã hội hoá đầu tư vào ngành chế biến gỗ. Để đạt được mục tiêu như trên, dự kiến nhu cầu vốn của toàn ngành chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu là 1,7 tỷ USD nên cần phải kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân… trong và ngoài nước.

Việt Nam hiện được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến như là một nơi sản xuất hàng có chất lượng cao, nhưng giá bán cạnh tranh. Khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ mở rộng thêm được nhiều thị trường xuất khẩu... Đây là những cơ hội quý của ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 116 - 118)