Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 124 - 125)

phẩm gỗ thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn cần thiết với chi phí vốn cạnh tranh.

Một là, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ nói chung đều hẹp vốn, nên chỉ mua nhỏ giọt công nghệ, trang thiết bị theo công đoạn, nên chưa có điều kiện đầu tư chiều sâu cho công nghệ. Nhà nước nên có hỗ trợ tài chính tín dụng theo ân hạn hoặc dài hạn. Nhà nước nên có cơ chế cho các doanh nghiệp thuê kho, cảng với giá ưu đãi. Nhà nước cần tổ chức và thực hiện tốt Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu áp dụng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/09/2001 nhằm tăng cường các khoản vay trung và dài hạn…

Hai là, nhà nước cần xây dựng các thể chế tín dụng đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nguồn vốn

rất eo hẹp. Do vậy nhà nước cần sớm thành lập Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được vay vốn của các tổ chức tín dụng.

Ba là, nhà nước cần tiến hành các biện pháp cải cách hệ thống tài chính tín dụng, dần dần mở cửa thị trường tài chính tín dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài để hình thành lên các trung gian tài chính mạnh thực sự, có khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng với giá cả cạnh tranh.

Bốn là, nhà nước cần có các cơ chế chính sách bảo đảm hình thành thị trường vốn hoàn chỉnh theo cơ chế kinh tế thị trường, góp phần giải quyết vấn đề tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, các công ty cho thuê tài chính, công ty đầu tư tài chính, quỹ tín thác đầu tư… sẽ tăng cường việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường và nhanh chóng phát huy tác dụng để tăng cường vốn cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ.

Năm là, nhà nước cần tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các thể chế tài chính, tín dụng với các doanh nghiệp để hình thành mối quan hệ hợp tác mới đảm bảo sự bình đẳng và các bên cùng có lợi…

Sáu là, nhà nước cần đổi mới các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường chi cho hoạt động xúc tiến và Marketing xuất khẩu.

Bảy là, nhà nước nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu để tài trợ cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w