Từ năm 1999 đến nay, nhu cầu về sản phẩm gỗ của Nhật Bản ngoài năm 2001 nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản có giảm nhẹ còn lại các năm đều tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình các năm về nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ khoảng trên 15%. Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản đến cuối năm 2006 (3,65 tỷ USD) đã tăng gấp ba lần so với năm 1999 (1,22 tỷ USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1999 đến nay đều tăng.
Bảng 6. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt nam sang Nhật bản từ năm 1999 đến năm 2006
Đơn vị: Triệu USD
Năm Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ so với năm trước (%) Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản Tăng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản so với năm trước (%) Thị phần đồ gỗ của Việt Nam tại Nhật Bản (%) 1999 47,486 3,35 1226,081 19,88 3,87 2000 85 79 1469,818 15,39 5,78 2001 96,074 13,03 1696,127 -0,45 5,66 2002 117,663 22,47 1688,364 20,71 6,97 2003 136,349 15,88 2038,102 2,36 6,69 2004 152,3 11,69 2086,301 51,26 7,3 2005 243 59,55 3155,844 15,65 7,7 2006 292 20,16 3650 19,88 8
(Nguồn: - Bộ thương mại
- Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản)
Về trị giá kim ngạch xuất khẩu từ năm 1999, từ khi Nhật Bản và Việt Nam giành cho nhau thuế suất tối huệ quốc (MNF) đến nay, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt trên 96 triệu USD tăng gấp hai lần so với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 1999 (gần 47,5 triệu USD). Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt trên 152 triệu USD tăng gấp ba lần so với năm 1999. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2005 đạt 243 triệu USD tăng gấp năm lần năm 1999. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 292 triệu USD tăng gấp sáu lần so với năm 1999, chiếm 15,3% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước (1,9 tỷ USD), tăng 20,16% so với năm 2005.
Biểu đồ 5.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản không đều qua các năm. Có những năm tốc độ tăng trưởng lên đến 79% như năm 2000; 59,55% năm 2005. Có năm tốc độ tăng trưởng nhỏ như năm 1999 là 3,35%; năm 2004 là
11,69%. Năm 2002, tốc độ tăng trưởng đạt 22,47%. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản đạt 20,16%.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản so với tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản từ các nước qua các năm là rất nhỏ. Thị phần về sản phẩm gỗ của Việt Nam tại Nhật Bản tăng đều từ năm 1999 đến nay. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 45,9 triệu USD chiếm khoảng 3,6% thị phần tại Nhật. Năm 1999, thị phần sản phẩm gỗ của Việt Nam tại Nhật là 3,87%; năm 2000 là 5,78%; năm 2001 là 5,66%; năm 2002 là 6,97 %; năm 2003 là 6,69%. Năm 2004 thị phần đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản mới đạt 7,3 % còn thấp hơn các nước châu Á khác như Trung Quốc (38,8%), Đài Loan (10,6%), Thái Lan (9%); năm 2005 là 7,7% vượt qua Thái Lan. Đến năm 2006 thị phần sản phẩm gỗ Việt Nam tại Nhật Bản là 8% vượt qua Đài Loan. Hơn thế, Việt Nam từ vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng những nước xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Nhật Bản năm 2004 nay đã vươn lên vị trí thứ hai chỉ sau Trung Quốc (là quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới, chiếm vị trí độc tôn của Italya từ năm 2005). Điều này không chỉ khẳng định sức bật của ngành gỗ Việt Nam mà còn chứng minh sức cạnh tranh cao của các nhà chế biến đồ gỗ xuất khẩu và sản phẩm gỗ Việt Nam đã có vị thế tại thị trường Nhật Bản và còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường lớn thứ hai thế giới này. Theo dự báo của các chuyên gia thương mại, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2007, dự báo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Nhật đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản còn có thể đạt kim ngạch cao hơn nữa nếu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam nắm bắt được những thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu đối với sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản và khắc phục được những điểm yếu trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của ta.