Đầu thế kỷ XXI Mặt trời lại mọc

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 25 - 27)

Sau một thập niên bị suy thoái, năm 2003 kinh tế lại bắt đầu tăng trưởng. Năm 2003, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng 2,7%; năm 2004 tăng 1,45%; năm 2005 tăng 2,5% và dự kiến năm 2006 sẽ tăng trưởng ở mức 2,1%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất của Nhật trong 14 năm gần đây.

Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các năm từ 1990 đến 2006 (Đơn vị %)

Tốc độ tăng trưởng của GDP những năm gần đây (% so năm trước)

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 5,3 2,9 0,4 0,3 1,0 1,6 3,5 1,8 -1,1 0,7 2,4 -0,2 0,9 2,7 1,45 2,5 2,1

(Nguồn: www.ncnb.org.vn)

Lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc mạnh, hàng hóa tiêu dùng trong nước cũng tăng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,3% năm 2005 thấp hơn so với 4,6% năm 2004, và thấp hơn so với 5,5% đầu năm 2003. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Nội vụ Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 10/2005 là 4,5%, tăng so với mức 4,2% của tháng 9 và là mức cao nhất từ tháng 3 đến nay. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trên chỉ là tạm thời, do ngày càng có nhiều người tìm được việc làm tốt hơn nhờ nền kinh tế phục hồi.

Kinh tế Nhật Bản đang ở trong giai đoạn hồi phục đầu tiên sau cuộc đại khủng hoảng tài chính và bất động sản; bởi sự tăng trưởng không còn phải nhờ vào

tài trợ của Nhà nước như trong những năm trước đó nữa, mà trước hết xuất phát từ sự năng động mới giành lại được của khu vực kinh tế tư nhân - nền kinh tế trong thời gian qua đã rũ bỏ được những gánh nặng do cuộc đại khủng hoảng gây ra.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản dự kiến sẽ giảm đôi chút, còn 2,1% trong năm 2006 và năm 2007, so với mức 2,5% năm 2005. Điều đáng lưu ý là, tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chủ yếu do nhân tố nhu cầu trong nước thúc đẩy. Vì vậy, các nhà kinh tế thế giới gọi là Nhật Bản "tự mình tăng trưởng”. Những nhân tố cản trở kinh tế Nhật Bản tăng trưởng năm 2005 cũng lần lượt được tháo gỡ, như khoản nợ khó đòi của các ngân hàng từ 8,4% năm 2002 xuống còn 2,9% năm 2005.

Theo đánh giá của OECD, sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản ngày càng vững chắc và có triển vọng sáng sủa trong 2 năm tới do các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng vượt xa cả các khu vực phụ thuộc vào xuất khẩu, đầu tư tập thể bắt đầu tăng mạnh, giá bất động sản có chiều hướng giảm. Tuy vậy, bất chấp triển vọng kinh tế sáng sủa trong thời gian tới, OECD cảnh báo rằng Nhật Bản cần phải tiếp tục đối phó với tình trạng giảm phát. Ngân hàng Nhật Bản không nên thắt chặt chính sách tiền tệ cho tới khi ngăn chặn được tình trạng giảm phát này.

Còn IMF thì nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tiếp tục cải tổ và cải cách tại Nhật Bản. Ngân hàng trung ương Nhật Bản vừa cho biết: kinh tế Nhật Bản vẫn đang tiếp tục hồi phục nhanh nhờ sự tăng trưởng khả quan trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng và thu nhập. Ông Toshihiko Fukui, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết: lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đang tiếp tục tăng với mức lợi nhuận cao cho phép nhiều công ty gia tăng vốn đầu tư. Thu nhập của người dân cũng đang tăng lên nhờ ảnh hưởng tích cực từ việc cải tiến chế độ tiền lương và các điều kiện lao động của Chính phủ. Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện giá cả và tăng trưởng kinh tế để đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển ổn định.

Cùng với việc tạo dựng sức mạnh kinh tế, Nhật Bản đang điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ, vươn lên thành cường quốc chính trị.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ việt nam sang nhật bản trong điều kiện việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto) từ nay đến năm 2020 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w