xuất đồ gỗ.
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720,9 triệu m3 gỗ. Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000 m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất .
Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi,
trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
Nhằm chuẩn bị chủ động nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng đang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, MDF Sơn La với công suất 15.000 m3 sản phẩm/năm, MDF Bình Thuận với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm, Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (Nghệ An) 15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày một cao ở hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng " môi trường hoá" thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý khai thác gỗ và cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt Nam. Hiện nay, khoảng 27 triệu ha rừng (gồm trên 200 khu rừng thuộc 32 quốc gia) trên thế giới đã được cấp chứng chỉ của FSC và trên 600 chứng chỉ nhãn sinh thái đã được cấp cho các nhà sản xuất lâm sản.
Tại Việt Nam, từ năm 1998, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature - WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ quan trong ngành lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững cũng như thành lập Tổ công tác quốc gia Việt Nam về quản lý rừng bề vững.
Từ đó đến nay, WWF Đông dương là tổ chức giúp đỡ chủ yếu về tài chính và kỹ thuật cho Tổ công tác quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững dựa theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của FSC.
Đến nay, Tổ Công tác quốc gia đã hoàn thành dự thảo (lần thứ 6) bộ tiêu chuẩn quốc gia, bao gồm 10 tiêu chuẩn, 46 tiêu chí và 113 chỉ số cụ thể. Tuy nhiên, FSC cũng chỉ rõ là tất cả các bộ tiêu chuẩn quốc gia kể cả khi đã được FSC công nhận và áp dụng vẫn cần được xem xét sửa đổi bổ sung thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và trạng thái rừng. Bản dự thảo này nhằm giúp cho các đơn vị và cá nhân quan tâm đến quản lý rừng có được các nhận thức cơ bản thế nào là một đơn vị quản lý rừng đạt đến mức quản lý bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, WWF cũng tích cực phối hợp với Tổ công tác quốc gia Việt Nam và các nhà tài trợ khác tiến hành xây dựng các mô hình thí điểm về quản lý rừng bền vững tiến tới đánh giá cấp chứng chỉ rừng cho một số địa phương như : Tỉnh Đắc Lắc: Năm 1999, mời chuyên gia đánh giá của FSC tiến hành tiền khảo sát, đánh giá tại 6 lâm trường. Chuyên gia FSC đã đưa ra một số khuyến nghị đối với tỉnh, lâm trường nhằm thực hiện và đáp ứng được các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững.
Tỉnh Kon Tum : WWF và TFT/Scancom thực hiện dự án về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững tại huyện Kon Plong.
Tỉnh Gia Lai: Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng mô hình về quản lý rừng bền vững tại một số Lâm trường. Đã tiến hành đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quốc gia tại 2 Lâm trường Sơ Pai và Hà nừng. Sắp tới, WWF sẽ mời chuyên gia của FSC tiến hành tiền khảo sát, đánh giá tại các lâm trường nói trên.
Tỉnh Nghệ An: Cùng với Tổ công tác quốc gia tiến hành nhiều chuyến khảo sát, đánh giá bộ tiêu chuẩn quốc gia tại một số lâm trường.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và tìm kiếm nguồn tài trợ kinh phí cho một số dự án nghiên cứu đánh giá về khai thác gỗ bất hợp pháp, xây dựng các mô hình về rừng quản lý bởi cộng đồng tại một số vùng trọng điểm.
Qua đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 1999, tổng diện tích rừng của cả nước là 10,9 triệu ha, chiếm 33,2% tổng diện tích rừng tự nhiên toàn quốc, trong đó có 9,4 triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng. Tổng trữ lượng gỗ cả nước là 751,5 triệu m3 và khoảng 8,4 tỷ cây tre, nứa, trong đó trữ lượng gỗ rừng trồng là 30,6 triệu m3 và 96 triệu cây tre nứa. Trữ lượng gỗ bình quân đầu người của cả nước là 98 m3 gỗ / người so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 75m3 / người. Theo báo cáo của Tổng cục địa chính thì năm 2000, tổng diện tích đất có rừng là 11,58 triệu ha, trong đó:
- Rừng tự nhiên 9,77 triệu ha, chiếm 84,37%. - Rừng trồng 1,81 triệu ha, chiếm 14,63%.
Toàn bộ diện tích đất có rừng nói trên được phân ra 3 loại rừng: - Rừng sản xuất 4,717 triệu ha, chiếm 40,73%.
- Rừng phòng hộ 5,42 triệu ha, chiếm 46,8%. - Rừng đặc dụng 1,443 triệu ha, chiếm 12,46%.
Năm 2000 tỷ lệ che phủ rừng đạt 35,14%. Đất đồi núi chưa sử dụng còn 7,694 triệu ha, trong đó có 3,1 triệu ha đất có khả năng trồng rừng và 3,9 triệu ha có khả năng khoanh nuôi tái sinh thành rừng. Năm 2005 tổng diện tích đất có rừng đạt 12,8-12,9 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên 9,8 triệu ha và rừng trồng 3,0-3,1 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 38,8-39,1%. Như vậy, so với năm 2000 tổng diện tích rừng tăng thêm 1,2-1,3 triệu ha. Vì vậy hướng phát triển trong thời gian tới là: Đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng và trồng rừng mới.
Năm 2005 khoanh nuôi tái sinh 500-700 nghìn ha, khoán quản lý bảo vệ 1,5 triệu ha rừng và từ nay đến năm 2005 mỗi năm trồng mới 240-260 nghìn ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất, rừng phòng hộ chỉ trồng ở những nơi đặc biệt cần thiết.
Trong thời gian dài diện tích rừng của Việt Nam giảm đi liên tục (năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu héc ta so với 14,3 triệu héc ta của năm 1943). Tuy nhiên xu thế này đã được chặn đứng và nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam đã dần được cải thiện. Đến cuối năm 1999, theo kết quả kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/TTg ngày 2/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ thì tổng diện tích rừng của cả nước là 10,9 triệu héc ta (chiếm 33,2% diện tích tự nhiên toàn quốc). Tuy nhiên tỉ lệ vốn rừng trên đầu người
của ta còn quá thấp chỉ đạt khoảng 0,14 héc ta/người so với con số trung bình của thế giới là 0,97 héc ta/người. Chính phủ đã phê duyệt Chương trình “trồng 5 triệu ha rừng” tới năm 2010, lúc đó diện tích rừng của Việt Nam có thể chiếm tới 43% diện tích cả nước. Theo chương trình này, sản lượng gỗ công nghiệp có thể tăng từ 1 triệu m3 năm 1998 lên 5 triệu m3 vào năm 2010.
Mặc dù năm 2006, các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 2 tỷ USD, nhưng trong đó có trên 1 tỷ USD chi phí cho nhập khẩu gỗ nguyên liệu, các phụ kiện, máy móc sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, còn bàn thân nguồn gỗ trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu. Để duy trì tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đang cùng các doanh nghiệp thành viên tìm kiếm hướng xây dựng nguồn nguyên liệu, đổi mới công nghệ cho ngành gỗ Việt Nam. Hiện tại, 80% nguyên liệu của ngành gỗ là nhập khẩu, với khối lượng mỗi năm từ 2 đến 2,5 triệu m3. Trong khi đó, tiềm năng về rừng của Việt Nam lại không được khai thác hiệu quả. Lâu nay, chúng ta chỉ tập trung phát triển rừng là phục vụ yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường, rừng kinh tế chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nhược điểm đã được chỉ ra tại diễn đàn Quốc hội khi đánh giá về chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
Sự phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài khiến cho giá trị gia tăng thu được từ hoạt động xuất khẩu gỗ không cao. Nếu chính sách phát triển rừng trong thời gian tới chú trọng hơn đến rừng kinh tế thì sẽ góp phần cải thiện rất lớn triển vọng của toàn ngành nông nghiệp.
"Tới đấy chúng tôi phải chú ý nhiều hơn đến phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ. Tiếp đó là đưa những công nghệ hiện đại vào để chế biến những sản phẩm có chất lượng cao. Khi đó, đồng đô la ròng mà doanh nghiệp thu về chắc sẽ khá hơn", ông Phạm Trọng Minh, Phó Tổng Giám đốc, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam cho biết.
Đóng tàu lớn hơn để ra biển lớn, đấy là khát vọng rất hiện thực của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, khi cánh cửa WTO đã thực sự mở ra.
Bộ Thương mại cho biết, tuy là nhóm hàng xuất khẩu mới nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2006 sẽ đạt mức kỷ lục - xấp xỉ 2 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2005. Thực tế, trong gần 2 tỷ USD xuất khẩu năm 2006 có trên 1
tỷ USD dành cho chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu, các phụ kiện, máy móc sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Được biết, nguồn gỗ trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu ^và việc phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu đang là điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện nay.
Do không chủ động về nguồn hàng nên các doanh nghiệp này đều phải tuân theo sự trồi sụt của thị trường gỗ thế giới. Trong thời gian tới, việc thành lập 3 trung tâm giao dịch gỗ tại miền Bắc, Trung và Nam là một trong những ưu tiên của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam.
Tại các trung tâm này, các doanh nghiệp kinh doanh gỗ xem xét, đặt mua các loại gỗ nguyên liệu tại các sàn giao dịch thay vì tự tìm kiếm nguồn hàng như trước nhằm tiết kiệm chi phí giao dịch.
Cũng trong năm 2007, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam sẽ chủ trì thực hiện 7 chương trình xúc tiến thương mại với kinh phí hỗ trợ của nhà nước xấp xỉ 5 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Hiện Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ha rừng trồng sản xuất với trữ lượng 30,6 triệu m3 gỗ, nhưng phần lớn đã được quy hoạch cho ngành chế biến giấy, sợi, ván dăm và gỗ trụ mỏ. Hiện nay, phần lớn diện tích đất rừng còn lại chưa được sử dụng lại nghèo dinh dưỡng, xa nhà máy chế biến, cơ sở hạ tầng yếu kém... nên việc đưa diện tích này vào quy hoạch nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc thời gian qua chưa quan tâm đúng mức đến các loại cây có giá trị cao nên dù trữ lượng rừng trồng lớn song lại rất hạn chế trong việc đưa vào chế biến xuất khẩu. Cùng với đó là sự thiếu thống nhất trong quy hoạch mạng lưới chế biến với quy hoạch vùng nguyên liệu.
Đây là diện tích sẽ được tiếp tục đầu tư, trồng lại bằng những loại cây có năng suất và chất lượng cao hơn. Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt, không có khả năng tái sinh sẽ được chuyển thành rừng phục hồi thâm canh với các loại cây có chu kỳ kinh doanh 15 năm là 105.000 ha.
Như vậy, diện rừng nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam vào khoảng 825.000 ha với những loại cây có thể cho thu hoạch sau 15 năm. Kết hợp với các chương trình trồng rừng quốc gia, đến năm 2020, dự kiến nguồn gỗ trong nước sẽ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu ngành chế biến gỗ trong nước với sản lượng 20 triệu m3/năm.
Lãnh đạo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản khẳng định vấn đề nguyên liệu sẽ là một trong những trọng tâm giải quyết của Hiệp hội thời gian tới bởi nếu tỷ lệ "nội hóa" trong các sản phẩm gỗ xuất khẩu càng cao thì mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 4-4,2 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2010 càng có nhiều thuận lợi. Song, không chỉ có vấn đề nguyên liệu mà khắc phục lối làm ăn manh mún, nhỏ lẻ của các doanh nghiệp ngành gỗ hiện nay cũng là ưu tiên hàng đầu để Việt Nam có thể chiếm tỷ trọng đáng kể trong thị trường đồ gỗ trị giá 250 tỷ USD của thế giới.