Hiện nội thất xuất khẩu của Inđônêxia chiếm khoảng 2% của toàn thế giới. Xuất khẩu sản phẩm gỗ của Inđônêxia đạt 1,6 tỷ USD năm 2003, so với 1,47 tỷ USD năm 2002. Trong khối ASEAN,Inđônêxia chỉ đứng sau Malaixia và Việt Nam trong lĩnh vực này. Trong khi nhu cầu thế giới tăng lên, xuất khẩu đồ nội thất của Inđônêxia năm 2006 được dự đoán trì trệ do khả năng cạnh tranh giảm sút. Theo Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp sản xuất đồ nội thất và thủ công mỹ nghệ Inđônêxia, các nhà xuất khấu Inđônêxia gặp khó khăn do giá nhiên liệu và lương tối thiểu tăng. Giá nhiên liệu tăng 126% cuối năm 2005 đã đẩy chi phí sản xuất tăng 25%. Do đó, Inđônêxia có nguy cơ mất thị phần quốc tế. Năm 2005, 64 trong số 2016 công ty thuộc Hiệp hội công nghiệp sản xuất đồ nội thất và thủ công mỹ nghệ Inđônêxia đã phải đóng cửa. Thị phần nội địa của các nhà sản xuất Indônêxia cũng bị thu hẹp bởi hàng Trung Quốc.
Năm 2005, nhập khẩu nội thất của Inđônêxia tăng 78%. Bên cạnh chi phí sản xuất tăng, ngành nội thất Inđônêxia còn phải đối phó với tình trạng thiếu gỗ để sản xuất sau khi chính phủ quyết định giảm hạn ngạch khai thác gỗ từ 5,7 triệu m3 năm 2004 xuống còn 5,4 triệu m3 năm 2005. Năm nay, vấn đề nguyên liệu có thể bớt căng thẳng sau khi Bộ Lâm nghiệp Inđônêxia kiến nghị Chính phủ tăng hạn ngạch khai thác gỗ lên 8,1 triệu m3. Năm 2005, xuất khẩu hàng nội thất của Inđônêxia đạt 1,6 tỉ USD, tăng nhẹ so với 1,55 tỉ USD của năm 2004. Trong đó, đồ gỗ chiếm
65%. Bộ Công nghiệp Inđônêxia hy vọng, tăng trưởng xuất khẩu đồ nội thất năm nay có thể đạt 3,5%. Mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua là 4%/năm.
Theo thông tin từ Bộ công nghiệp Indonesia (DPRIN) và Cơ quan điều tra môi trường của Anh (EIA), thay những quy định của Indonesia đối với gỗ dán và các sản phẩm lâm nghiệp ngày 2/2/2006 (đã dùng để thay cho quy định trước đó 10/2004), các quy định mới hiện nay là:
1. Cấm xuất khẩu tà vẹt đường ray (HS 4406)
2. Cấm xuất khẩu gỗ xẻ (HS 4407) từ trường hợp: gỗ xẻ bốn mặt (S4S), làm khô bằng lò nung hay tự nhiên và mặt cắt không lớn hơn 4.000mm2; chêm cửa hoặc cửa sổ S4S (bao gồm HS 4407) không dày hơn 60mm và rộng hơn 150mm; khung cửa hoặc cửa sổ (kể cả HS 4407) không dày hơn 40mm rộng hơn 200mm và khớp nối S4S làm bằng gỗ tiện không dài quá 1500mm
3. Dung sai: tất cả các sản phẩm gỗ chế biến chỉ được chứa tối đa 16% độ ẩm (trừ tấm nâng palet) và lỗi máy tối đa 5% tổng khối lượng xuất khẩu
4. Chỉ những nhà xuất khẩu đã đăng ký, nằm trong danh sách Các nhà xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp (ETPIK) được phép xuất khẩu lâm sản
5. Cần phải có xác nhận từ Cơ quan Tái sinh rừng (BRIK) đối với xuất khẩu những sản phẩm HS 4407, 4408, 4409, 4410, 4411, 4412, 4413, 4415, 4418,
4421.90.50.00, 9406.00.92.00 thông qua chứng từ xác nhận xuất khẩu (PEB)
Bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào cũng cần phải có quyết định của Bộ Thương mại hoặc cơ quan có chức năng sau khi có sự xem xét của các cục công nghiệp và lâm nghiệp.
Buôn lậu gỗ tròn làm cho Inđônêxia không chỉ mất đi nguồn tài nguyên vô giá, mà còn kép theo những hệ quả nghiêm trọng khác như: gia tăng nạn lâm tặc, hải phận bị những kẻ buôn lậu xâm phạm, và nguy hiểm hơn cả là Inđônêxia đang mất thị phần xuất khẩu đồ gỗ do bị chính các nước láng giềng nhập lậu gỗ tròn, như Việt Nam, Trung Quốc, Malayxia... cạnh tranh quyết liệt.
Vì vậy, song song với lệnh cấm nhập khẩu, các cuộc điều đình và "chiến tranh" ngoại giao với các nước nhập lậu nhiều gỗ, Chính phủ Inđônêxia quyết tâm thắt chặt kỷ cương ngay trên "sân nhà", ban hành quy định chặt hơn về quản lý nguồn tài nguyên này và để nghiêm trị những kẻ buôn gỗ lậu.
Chính phủ Inđônêxia (ngày 7/3/2004) thông báo đang dự thảo một quy định mới (Perpu) thay cho luật hiện hành, áp dụng trong tình trạng khẩn cấp nhằm biện pháp cấp bách ngăn chặn tệ khai thác và buôn lậu gỗ bất hợp pháp của Inđônêxia
làm thiệt hại nhiều ngàn tỷ Rupiah mỗi năm. Bộ trưởng Lâm nghiệp Inđônêxia , ông Prakosa cho biết luật tội phạm hiện hành giải quyết nạn phá rừng không hiệu quả do cần phải có nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian để kết tội một tội phạm. Theo hệ thống luật của Inđônêxia Quy định mới (Perpu), hiệu lực cao hơn so với nghị định chính phủ, được ban hành trong trường hợp khẩn cấp không cần thông qua Quốc hội để tránh tình trạng mất thời gian. Theo Perpu, Chính phủ thành lập lực lượng đặc nhiệm bao gồm cảnh sát, văn phòng công tố và hải quân có quyền bắt giữ những người buôn lậu và khai thác gỗ bất hợp pháp, thậm chí có quyền đặc biệt để bắt giữ cả quan chức chính phủ có hành động tiếp tay cho buôn lậu. Đồng thời có quyền tịch thu và bán ngay số gỗ lậu thu được cho nhà nước và nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Theo Chính phủ, Inđônêxia có khoảng 120,5 triệu ha rừng nhiệt đới, chiếm 63% diện tích lãnh thổ. Tuy nhiên, rừng Inđônêxia hiện đang gặp mối đe doạ mất dần mỗi năm từ 1,6- 2,1 triệu ha. ước tính có khoảng 50 triệu m3 gỗ bị khai thác bất hợp pháp mỗi năm làm Inđônêxia mất đi khoảng 30 ngàn tỷ Rupiah (tương đương 3,5tỷ USD).
Rất nhiều công ty sản xuất đồ gỗ quy mô nhỏ và vừa của Inđônêxia đã bị phá sản, đóng cửa trong mấy tháng qua do sự cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm của Trung quốc và Việt Nam. Nguyên nhân chính là do thị trường Inđônêxia tràn ngập sản phẩm gỗ từ các nước sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp từ Inđônêxia nên có giá bán rẻ hơn vì chi phí nguyên liệu gỗ chiếm từ 50%- 60% tổng chi phí sản phẩm. Inđônêxia cho rằng Trung quốc và Việt Nam đã sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp từ Inđônêxia, bên cạnh đó chính phủ Trung quốc và Việt nam lại hỗ trợ ngành công nghiệp bằng cách cắt giảm những chi phí cơ sở hạ tầng nên có giá bán sản phẩm rẻ hơn, còn Inđônêxia thì lại tăng lên. Các nhà sản xuất Inđônêxia không thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài về chi phí sản xuất. Những chi phí đầu vào cao như giá điện, thông tin liên lạc và những yếu tố khác ảnh hưởng làm tăng giá thành sản phẩm đồ gỗ của Inđônêxia . Điều này tạo ra sự cạnh tranh không công bằng. Thêm nữa chính sách của Chính phủ Inđônêxia còn quản lý gỗ nguyên liệu bằng hạn ngạch nhằm mục đích bảo vệ rừng. Chính sách này làm cho nguồn gỗ nguyên liệu thêm khan hiếm.
Inđônêxia cấm xuất khẩu gỗ tròn để bảo vệ rừng và để dành nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ trong nước. Tuy nhiên nước này vẫn cho xuất khẩu các loại gỗ cưa xẻ nguyên liệu đã qua gia công, chế biến, gỗ bán thành phẩm.
Lệnh cấm này đã đẩy khá nhiều nhà máy của Inđônêxia vào tình cảnh không đủ nguyên liệu để sản xuất. Song song với lệnh cấm, Chính phủ Inđônêxia cũng có nhiều chính sách khuyến khích các công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng. Hơn ai hết Chính phủ nhận thức được rằng nạn hạn hán kéo dài ở đất nước này trong thời gian qua là do nạn chặt cây, phá rừng, khai thác gỗ tràn lan bất hợp pháp. Chính phủ Inđônêxia cũng đã bắt tay vào chương trình tái tạo rừng đã được Quốc hội thông qua với ngân sách 1000 tỷ Rupiah. Chương trình này sẽ phủ xanh 500.000 ha đất cằn vào năm 2004 và 1.000.000 ha vào năm 2005. Chính phủ Inđônêxia không cấm khai thác gỗ rừng, nhưng quản lý bằng hạn ngạch. Cụ thể hạn ngạch khai thác gỗ cho năm 2004 là 5.700.000 m3. Tuy nhiên, do không kiểm soát nổi nên nạn khai thác rừng và buôn lậu gỗ tròn vẫn tiếp diễn.
Vì vậy, có thể nói chính sách cấm xuất khẩu và quản lý khai thác rừng bằng hạn ngạch vẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất nếu không chế ngự được nạn lâm tặc.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1999 ĐẾN
NAY