Ra sức đẩy mạnh hội nhập nhng phải giữ vững định hớng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam giai đoạn đến năm 2010 (Trang 67 - 71)

- Phát huy tinh thần độc lập tạ chủ, vận dụng linh hoạt các đờng lối chủ tr- ơng của Đảng.

- Bảo đảm độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi.

2. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút FDI:

2.1 Những thuận lợi:

- Toàn cầu hoá kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ, vừa lôi cuốn các quốc gia, các tập đoàn kinh tế liên kết chặt chẽ với nhau, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phơng, đa phơng giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, môi tr- ờng... Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục tái cấu trúc; hoạt động thôn tính, sáp nhập ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hình thành những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế [9].

- Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin có những bớc tiến nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lợng sản xuất trực tiếp, làm tiền đề cho sự dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức - một xã hội thông tin trên cơ sở phát huy rất cao tri thức của con ngời - làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia, thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm biến đổi dòng FDI cả về quy mô, hình thức, phạm vi...

- Các nớc đang phát triển có cơ hội thu hẹp nguy cơ tụt hậu xa với thế giới, cải thiện vị thế của mình trên trờng quốc tế.

Các nớc phát triển cũng đang hồi phục lại nền kinh tế và tăng trởng mạnh. Mỹ là nền kinh tế mạnh nhất, chi phối nền kinh tế toàn cầu, cũng nh dòng vốn FDI trên thế giới. Các nớc Tây Âu cũng gắn kết ngày càng bền vững. Nền kinh tế Nhật Bản sau thời kỳ khủng hoảng trầm trọng đã có dấu hiệu phục hồi, và sự phục hồi này sẽ là yếu tố tích cực đối với nền kinh tế toàn khu vực cũng nh thế giới.

Mặt khác, do những vụ bê bối tài chính ở Mỹ thời gian gần đây (vụ hãng Enroll - một trong những hàng đầu của nớc Mỹ - tuyên bố phá sản, vụ bê bối

gian lận tài chính của công ty và Worldcom và sự dính líu của các quan chức Chính phủ...) đã làm cho các nhà đầu t ngày càng mất niềm tin vào nền kinh tế nhiều rủi ro này. Nhiều nhà kinh tế đã lạc quan khi dự báo xu hớng của dòng vốn đầu t thời gian tới đang quay trở lại Châu á.

- Sau khủng hoảng, các nớc Châu á bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, mặc dù có thấp hơn so với mức tăng trởng của chính mình trong những năm trớc đó. Tuy nhiên, trong tơng lai, Châu á-Thái Bình Dơng vẫn là địa bàn hấp dẫn, đầy tiềm năng đối với các nhà ĐTNN.

Đối với Việt Nam:

- Các văn kiện trong các kỳ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc đều đánh giá cao vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI trong sự bàn cờ chiến lợc phát triển của đất nớc.

- Công cuộc đổi mới nền kinh tế đang tiếp tục đợc đẩy mạnh, tình hình kinh tế-xã hội của nớc ta ngày càng ổn định và phát triển bền vững. Những thành tựu trong 15 năm đổi mới có ý nghĩa quan trọng cả về vật chất và tinh thần, tạo thế và lực mới cho nền kinh tế. Sự phát triển đầy triển vọng của đất nớc có sự góp sức không ít của hoạt động ĐTNN, làm cho các nhà đầu t thêm tin tởng vào triển vọng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

- Quan hệ chính trị, đối ngoại của Việt Nam vẫn không ngừng đợc mở rộng. Trong những năm qua, Việt Nam đã ký kết hiệp định song phơng về khuyến khích và bảo hộ với 41 nớc và vùng lãnh thổ, đã tham gia vào Công ớc về bảo đảm đầu t đa biên và hiệp định khung về khu vực đầu t ASEAN... Đặc biệt, Hiệp định thơng mại Việt Mỹ đợc ký kết tháng 7/2000 đã mở ra giai đoạn mới cho hoạt động thơng mại giữa hai nớc, tạo cơ hội tốt cho lĩnh vực thu hút ĐTNN tại Việt Nam.

- Tiềm năng kinh tế đất nớc phong phú, nh tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động dồi dào về số lợng và mặt bằng tiền lơng thấp, vị trí địa lý khá thuận tiện... có sức hấp dẫn khá mạnh đối với dòng FDI.

- Việt Nam đã bớc đầu xây dựng đợc môi trờng đầu t hiệu quả, môi trờng luật pháp ngày càng đợc cải thiện, hệ thống cơ chế, chính sách đợc thực thi theo hớng thích hợp cho việc thu hút FDI trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Cả trong nhận thức và hành động, việc thu hút FDI ngày càng đợc quan tâm hơn.

- Những kinh nghiệm và những bài học đắt giá trong trong thực tiễn thu hút FDI của các nớc trong khu vực thời gian qua cũng là những thuận lợi lớn cho Việt Nam trong việc tiếp tục hoàn thiện những yếu kém của riêng mình.

2.2 Những khó khăn:

- Cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN trên thế giới và trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt. Xu thế của dòng FDI trong thời gian tới vẫn tập trung 3/4 vào các nớc công nghiệp phát triển, chỉ có 1/4 còn lại dành cho các nớc đang phát triển. Trong khi đó, những cờng quốc hàng đầu trong thu hút vốn FDI nh Trung Quốc, Braxin, Hàn Quốc, Thái Lan... sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ vừa qua đang thực hiện cái cách cơ bản nền kinh tế, cải thiện môi trờng đầu t để thu hút FDI, tăng sức ép cạnh tranh đối với Việt Nam trong lĩnh vực thu hút FDI.

- Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, các nhà ĐTNN đã thận trọng hơn trong các dự án đầu t vào khu vực.

- Xét về mặt chủ quan, môi trờng đầu t của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các nớc khác trong khu vực. Môi trờng pháp lý và các chính sách về ĐTNN còn thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể và nhiều mâu thuẫn; bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo, thủ tục hành chính phức tạp; hệ thống hai giá không đáp ứng đợc yêu cầu dành đối xử quốc gia cho nhà ĐTNN, đội ngũ cán bộ yếu kém về trình độ, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, ...

Bức tranh toàn cảnh về tình hình trong nớc và quốc tế cho thấy trong những năm sắp tới, việc thu hút vốn FDI sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Nhà nớc ta cần đa ra những định hớng phát triển và chính sách kịp thời để khắc phục

những trở ngại trớc mắt, tạo đà thúc đẩy thu hút vốn FDI và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong thực tế.

Một phần của tài liệu triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam giai đoạn đến năm 2010 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w