- Những bất hợp lý của bộ máy hành chính ngành thuế:
3.2.1: Các giải pháp hoàn thiện luật thuế GTGT:
- Về phạm vi áp dụng thuế GTGT:
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, xét trên khía cạnh pháp lý người tiêu dùng HH-DV là người chịu thuế, cơ sở kinh doanh là người nộp thay thuế vào NSNN. Vì vậy, về nguyên tắc, tất cả HH-DV tiêu dùng ở Việt Nam đều phải chịu thuế GTGT không phân biệt hàng hoá sản xuất trong nước hay nhập khẩu trừ các trường hợp không chịu thuế GTGT. Do vậy để đảm bảo thuế GTGT là thuế tiêu dùng đánh trên bình diện rộng có tính liên hoàn và trung lập kinh tế cao, tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế đơn giản, rõ ràng, được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình SX-KD, cần phải thu hẹp diễn miễn trừ thuế GTGT bằng cách chuyển một số HH-DV hiện nay đang nằm trong diện không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT sang diện các đối
tượng chịu thuế GTGT hoặc loại bỏ một số HH-DV đang nằm trong phạm vi này, tức mở rộng đối tượng thuộc diện chịu thuế GTGT. Cụ thể đối với:
+ Hàng hoá chịu thuế TTĐB ở khâu sản xuất, khâu nhập khẩu.
Trước hết, có thể khẳng định ngay rằng, việc HH-DV vừa chịu thuế TTĐB vừa chịu thuế GTGT không phải là hiện tượng thuế đánh trùng lên thuế như nhiều người vẫn băn khoăn vì thuế GTGT và thuế TTĐB là hai sắc thuế riêng biệt.
Đưa hàng hoá chịu thuế TTĐB vào đối tượng chịu thuế GTGT sẽ mang lại một số thuận lợi sau: Thứ nhất sẽ làm cho doanh nghiệp được quyền khấu trừ thuế GTGT đầu vào, làm cho thuế GTGT được nối lại sự liên hoàn mà trước đây đã bị gián đoạn. Thứ hai, vì những HH-DV chịu thuế TTĐB là những HH-DV không thiết yếu, không khuyến khích sản xuất, tiêu dùng nên đưa vào diện đối tượng chịu thuế là hợp lý, vừa phù hợp với qui định của các quốc gia trên thế giới vừa đảm bảo cho nguồn thu của NSNN trong điều kiện chúng ta phải cắt giảm dần thuế NK như hiện nay. Hơn nữa, cần bỏ việc khấu trừ khống với tỷ lệ 1% đối với những cơ sở kinh doanh mua hàng hoá chịu thuế TTĐB về kinh doanh, một hình thức khấu trừ mang tính áp đặt, duy ý chí không đảm bảo tính khoa học.
Ta có một ví dụ minh hoạ sau:
Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu trong nước hiện tại qui định thuế suất thuế TTDDB là 45%, giả sử giá bán một bao thuốc lá loại này trên thị trường là 6.000đồng.
Thuế TTĐB = 6.000/ (1 + 0,45) x 0,45 = 1.832 đồng Giá bán chưa có thuế TTĐB = 6.000 - 1.862 = 4.138 đồng
Khi đánh thuế GTGT thuế suất 10% và giữ nguyên giá bán trên thị trường, thì giá bán chưa có thuế GTGT = 6.000/ (1 + 0,1) = 5.454,5đ
Gọi thuế suất thuế TTĐB là t, ta có: 5.454,5/(1 + t) = 4.138đồng ⇒ t = 31,8%. Như vậy, nếu chỉ thu thuế TTĐB, số thuế thu được trên 1 bao thuốc lá là 1.862 đồng, khi chuyển sang thu cả hai loại thuế thì số thuế phải nộp là: 545,5 + (5.454,5 – 4.138) = 1.862 đồng. Vậy tổng số thuế phải nộp của các đơn vị kinh doanh là không đổi.
Nếu bao thuốc lá này được bán cho một doanh nghiệp khác, họ bán ra với giá chưa có thuế GTGT là 6.000 đồng (mua vào với giá chưa có thuế GTGT là 5.454,5 đồng). Khâu tiếp theo này, thuốc lá không chịu thuế TTĐB nữa mà chỉ chịu thuế GTTT và giả sử vẫn với thuế suất 10%, ta có: Thuế GTGT phải nộp = 6.000 x 10% - 545,5 = 54.5 đồng.
Từ ví dụ này ta thấy rằng: Cùng với việc thay đổi như đã trình bày ở trên, luật thuế TTĐB cũng phải có những thay đổi cần thiết như vấn đề hạ thuế suất thuế TTĐB để sao cho tổng nghĩa vụ về thuế (bao gồm thuế GTGT và thuế TTĐB) không có biến động lớn nhưng doanh nghiệp vẫn có quyền khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Một số dịch vụ xuất khẩu (trừ dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài).
Trong quá trình thúc đẩy hội nhập quốc tế hiện nay, Nhà nước nên đưa các dịch vụ xuất khẩu vào diện chịu thuế GTGT, áp dụng thuế suất 0% và được hoàn thuế như hàng hoá xuất khẩu. Bởi trong bối cảnh toàn cầu hoá thì các hoạt động kinh doanh dịch vụ đặc biệt là dịch vụ xuất khẩu đã tạo ra những GTGT đáng kể, nên việc đưa các hoạt động này vào diện chịu thuế GTGT là cần thiết và hợp lý, phù hợp cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn, đồng thời cũng tăng khả năng cạnh tranh của các dịch vụ này trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, dịch vụ là một loại hàng hoá vô hình rất khó xác định nên khó kiểm soát được thực tế có xuất khẩu hay không, vì vậy rất có thể bị lợi dụng để được hoàn thuế đầu vào khống làm thất thoát tiền của NSNN. Vì vậy, trước mắt chỉ nên
áp dụng thuế GTGT đối với những dịch vụ có thể vật chất hoá được. Bên cạnh đó cần có qui định rõ ràng và chặt chẽ về việc xác định tính thực tế xuất khẩu của dịch vụ như ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài, nơi được cung cấp dịch vụ, hoá đơn, các chứng từ liên quan, xác nhận thanh toán qua ngân hàng...
+ In các loại sách báo tạp chí:
Việc chuyển các sản phẩm in từ đối tượng được miễn thuế GTGT
sang đối tượng chịu thuế GTGT vừa đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT vừa đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường cạnh tranh.
+ Thu hẹp đối tượng chịu thuế là các hộ kinh doanh cá thể:
Sở dĩ hiện nay có hai phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp; qui định khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ ấn định, qui định hai loại hoá đơn (hoá đơn GTGT và hoá đơn bán hàng) là xuất phát từ việc xác định đối tượng nộp thuế GTGT quá rộng, đặc biệt trong đó đối tượng nộp thuế GTGT là hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng khá lớn. Qua thực tiễn áp dụng các qui định được coi là hệ quả phái sinh của việc qui định đối tượng nộp thuế GTGT đã gây nhiều sự hỗn độn trong đời sống kinh tế. Vì vậy để loại bỏ bớt những qui định này, Nhà nước nên thu hẹp đối tượng nộp thuế GTGT bằng cách qui định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh cá thể như nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Việt Nam có trên 1500 nghìn hộ kinh doanh (chiếm gần 90% đối tượng nộp thuế GTGT) với qui mô nhỏ, trình độ quản lý kinh doanh và hạch toán thấp, chưa có đủ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, số thuế GTGT nộp của các đối tượng này chỉ chiếm gần 20% tổng số thu về thuế GTGT. Họ chủ yếu kinh doanh thương mại ở khâu bán
lẻ cuối cùng đến người tiêu dùng, nộp thuế GTGT theo phương pháp tính thuế trực tiếp, việc xác định thuế GTGT để tính cho các đối tượng này không có đủ căn cứ nên phải tính thuế theo tỷ lệ phần trăm ấn định trên doanh thu hoặc ấn định mức thuế khoán ổn định từ sáu tháng đến một năm. Nếu quản lý không tốt, mức thuế khoán không sát với doanh thu thực tế sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, gây thất thu cho NSNN. Giải quyết vấn đề này, hầu hết các nước trên thế giới áp dụng ngưỡng tính thuế, đưa các cơ sở kinh doanh có doanh thu dưới ngưỡng tính thuế sẽ chuyển sang áp dụng thuế khoán ấn định trên doanh thu, còn những hộ kinh doanh cá thể còn lại bắt buộc phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán chứng từ hoá đơn để tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ HH-DV không mang tính thương mại:
Việc đưa hàng hoá đặc biệt như các bộ phận nhân tạo dùng cho người bệnh, người tàn tật; chân tay giả, van tim…để chữa bệnh (trước thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%) vào đối tượng được miễn thuế GTGT thể hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người bệnh, người tàn tật vì những đối tượng tiêu dùng trong trường hợp này đã được xác định và sự ưu đãi này có thể đến được người tiêu dùng cuối cùng là người tàn tật...
Tại khoản 9 điều 4 qui định “hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim tài liệu” thuộc đối tượng được miễn thuế. Tuy nhiên, những hoạt động như thế nào được coi là không nhằm mục đích kinh doanh và lý do vì sao các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim tài liệu lại không phải chịu thuế
GTGT. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động này nhằm tìm kiếm lợi nhuận như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khác và thực tế những năm gần đây đã cho thấy đây là những ngành siêu lợi nhuận. Vì vậy việc miễn thuế cho những đối tượng này là chưa đảm bảo công bằng trong cạnh tranh giữa các tổ chức cá nhân SX-KD trong nền kinh tế.
- Về thuế suất:
Lý luận về thuế cũng như thực tiễn áp dụng thuế GTGT đã chứng minh rằng nếu thuế GTGT càng ít thuế suất thì càng dễ áp dụng. Áp dụng thuế GTGT với một thuế suất thống nhất khắc phục được nguy cơ gian lận trốn và tránh thuế sinh ra từ việc nhập nhằng về thuế suất vì nếu chỉ còn một thuế suất thì các doanh nghiệp sẽ không còn cơ hội để đánh tráo giữa thuế suất cao và thuế suất thấp, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh nhiều HH-DV chịu các mức thuế suất khác nhau. Thực tế áp dụng thuế GTGT ở nước ta đã cho thấy nhiều doanh nghiệp khi tính thuế đầu vào được khấu trừ đã tìm cách luồn thuế GTGT đầu vào bằng cách tính ở mức thuế suất cao để được khấu trừ nhiều thuế GTGT, ngược lại khi tính thuế đầu ra sẽ áp dụng mức thuế suất thấp nhằm giảm số thuế GTGT phải nộp, dẫn đến không chính xác trong việc xác định mức độ nghĩa vụ thuế GTGT. Mặt khác chi phí quản lý thuế do thực hiện việc hoàn thuế cũng rất cao . Song do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, hiệu quả thấp. Để tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo luật thuế phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời dần điều chỉnh về một mức thuế suất thống nhất, thuế suất thuế GTGT hiện nay nên điều chỉnh theo hướng vẫn lựa chọn hệ thống nhiều thuế suất, nhưng số lượng giảm xuống hai mức thuế suất dương là 5% và 10% (không tính mức thuế suất 0%). Trong tương lai, sẽ chỉ áp dụng một mức thuế suất 10%.
Quy định áp dụng mức thuế suất 0% cho cả dịch vụ xuất khẩu. Nhưng xuất phát từ thực tiễn quản lý của Nhà nước nên trước mắt chỉ áp dụng mức thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu có thể vật chất hoá được.
Đối với mức thuế suất 5% chỉ áp dụng cho một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu còn đại bộ phận các hoạt động cung ứng HH-DV khác đều áp dụng thuế suất 10%.
Bỏ mức thuế suất 20%, bởi vì đây là mức thu quá cao và thực tế cũng chỉ áp dụng đối với một số hoạt động rất hạn chế. Hơn nữa, việc áp dụng thuế suất 20% đối với dịch vụ môi giới thực tế là không có hiệu quả vì thuế suất cao gấp đôi các dịch vụ khác đã làm cho các đối tượng nộp thuế tìm cách biến tấu chuyển sang hình thức dịch vụ khác như dịch vụ tư vấn... để hưởng thuế suất thấp hơn.
- Phương pháp tính thuế:
Qua thực tiễn áp dụng thuế GTGT cho thấy phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT đã không có mấy tác dụng mà thậm chí còn phản ánh sai lệch nghĩa vụ thuế GTGT cũng như bản chất của thuế GTGT và đưa đến nhiều hậu quả phái sinh tiêu cực khác. Mặt khác phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT chỉ tồn tại trên phương diện lý thuyết, ít có ý nghĩa thực tế. Hơn nữa nếu luật thuế GTGT xác định lại đối tượng nộp thuế bằng cách đưa ra ngưỡng chịu thuế GTGT thì phương pháp tính thuế này không còn lý do để tồn tại. Vì vậy, luật thuế chỉ cần qui định một phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.
- Khấu trừ thuế:
Điểm khác biệt cơ bản giữa thuế GTGT với các loại thuế khác đó là cơ chế khấu trừ thuế. Vì vậy khấu trừ thuế là một nội dung hết sức quan trọng của luật thuế GTGT, nên luật thuế GTGT cần xác định cụ thể các vấn đề sau:
+ Để đảm bảo về mặt pháp lý cũng như bản chất liên hoàn của thuế GTGT, luật thuế cần chuẩn hoá các qui định về nguyên tắc khấu trừ thuế nhằm tạo kỷ cương trong khấu trừ thuế, hạn chế việc gian lận, lợi dụng để chiếm đoạt tiền của NSNN, cụ thể:
a. Chỉ khấu trừ thuế đầu vào cho các hoạt động chịu thuế GTGT. b. Có thu mới khấu trừ, không khấu trừ khống.
c. Mua HH-DV không có hoá đơn chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp thì không được khấu trừ.
+ Qui định rõ nguyên tắc xác định số tiền được khấu trừ: Số tiền có quyền khấu trừ là số thuế đầu vào tính trên một sản phẩm HH-DV mua vào và còn tuỳ thuộc vào nghiệp vụ đó được khấu trừ toàn bộ hay một phần.
+ Qui định cụ thể các căn cứ xác định số thuế được khấu trừ, cụ thể đó là hoá đơn GTGT khi mua hàng; biên lai nộp thuế trong trường hợp nhập khẩu hoặc phiếu xuất kho trong trường hợp HH-DV doanh nghiệp tự cung ứng.
+ Để đảm bảo quyền đòi lại thuế của doanh nghiệp, cần qui định hình thức khấu trừ vào số thuế phải nộp ở kỳ sau trong trường hợp nghiệp vụ chịu thuế GTGT bị huỷ bỏ hoặc không được trả tiền, tức thuế GTGT đã trả vào lúc diễn ra hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng sau đó bị huỷ bỏ hoặc không được trả tiền.
Bên cạnh những điểm cần chuẩn hoá, luật thuế GTGT nên bỏ những qui định khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ đối với trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá thuộc diện nộp thuế TTĐB.
- Hoàn thuế:
Để hạn chế bớt việc lợi dụng cơ chế hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tiền của NSNN, trước hết tất cả các trường hợp được hoàn thuế GTGT phải qui
định cụ thể chính xác trong luật thuế GTGT, không để tình trạng như hiện nay cũng là đối tượng được hoàn thuế nhưng có đối tượng được qui định trong luật, có đối tượng lại được qui định ở các văn bản dưới luật.
Nên thu hẹp diện được hoàn thuế, chỉ áp dụng cho các đối tượng xuất khẩu HH-DV và doanh nghiệp mới thành lập có đầu tư mới tài sản cố định.
Nếu còn qui định cơ sở kinh doanh trong ba tháng liên tiếp trở lên có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế ra thì nên qui định một ngưỡng nhất định mới được hoàn thuế, nếu dưới ngưỡng thì tiếp tục cho chuyển kỳ sau để khấu trừ, nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức của cả cơ quan thuế lẫn đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó, cũng nên điều chỉnh thời gian qui định từ 3 tháng liên tiếp lên một năm. Lý do vì các trường hợp thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra chỉ là cá biệt và xảy ra trong một thời gian nhất định do doanh nghiệp có giá trị HH-DV mua vào lớn hơn giá trị HH-DV bán ra, nhưng nếu tính theo một chu kỳ sản xuất kinh doanh thì sẽ không phát sinh trường hợp này.
Nên đưa ra khỏi diện được hoàn thuế đối tượng là các dự án sử dụng