Bối cảnh kinh tế xã hội và nội dung cơ bản của luật thuế GTGT.

Một phần của tài liệu thuế giá trị gia tăng ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 45)

2.1.1:Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam khi áp dụng thuế GTGT.

Những thay đổi lớn căn bản của đường lối phát triển kinh tế trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay đã kéo theo sự thay đổi cơ bản trong quan điểm sử dụng thuế. Thuế phải trở thành công cụ động viên nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, là công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước. Thuế phải có tính pháp lý cao và đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy, Nhà nước quyết định thực hiện cải cách thuế. Giai đoạn 1, một hệ thống thuế mới được áp dụng chung cho các thành phần kinh tế và do một cơ quan thuế thống nhất quản lý. Hệ thống thuế mới bao gồm 8 sắc thuế chủ yếu là: thuế doanh thu, thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và một số loại thuế và phí khác như: thuế môn bài, lệ phí trước bạ, phí nộp tiền sử dụng vốn ngân sách, phí giao thông…

Hệ thống thuế mới đã thể hiện và đáp ứng được các quan điểm sử dụng thuế, đã đảm bảo số thu NSNN ổn định ngày càng tăng, làm giảm tỷ lệ bội chi NSNN, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả đồng thời đã tạo ra sự bình đẳng và thúc đẩy cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.

Bảng 7: Tỷ trọng thuế và phí trong GDP và NSNN 1991 1992 1993 1994 Thuế và phí / GDP 12,8% 17,0% 21,4% 21,9% Thuế và phí /tổng thu NSNN 92,76% 88,25% 90,79% 89,78% (Nguồn: Tổng cục thuế)

Bên cạnh đó, hệ thống thuế mới còn tồn tại một số nhược điểm, trong đó nổi bật là:

- Có một số nguồn thu mới phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường chưa được đề cập đến trong các luật thuế như: các khoản thu nhập từ lãi cổ phần, chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, bất động sản, chính sách thuế đối với các công ty Việt Nam có hoạt động ĐTNN.

- Các sắc thuế thường đề cập đến nhiều mục tiêu về tài chính, kinh tế, xã hội nên không đảm bảo được tính trung lập. Trong nhiều sắc thuế còn tồn tại sự phân biệt đối xử theo ngành nghề kinh doanh với nhiều qui định miễn giảm đã làm phức tạp công tác quản lý cũng như tuỳ tiện trong thực hiện.

- Phạm vi đánh thuế của thuế doanh thu hẹp, việc tính thuế trùng lặp. - Thuế thu nhập cá nhân chỉ chủ yếu áp dụng cho các cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động theo luật ĐTNN, các văn phòng đại diện và một số ngành thương mại dịch vụ.

- Chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, gây cản trở cho quá trình mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ngày nay xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đang lan toả rộng rãi, thị trường quốc tế ngày càng mở rộng, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khu vực dịch vụ ( bao gồm cả dịch vụ tài chính và bảo hiểm…) nên muốn tham gia vào sân chơi chung của khu vực và thế giới, nhiều nước đã điều chỉnh hệ thống thuế của mình cho phù hợp và thậm chí có nước đã dự đoán trước xu thế chung và điều chỉnh trước nhằm tạo ra những lợi thế của riêng mình trong việc thu hút đầu tư và thương mại quốc tế.

Cùng với xu thế chung của thế giới, với mong muốn tham gia hội nhập khu vực và quốc tế về kinh tế, cũng như thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH, năm 1996, Việt Nam đã tiến hành cải cách giai đoạn II hệ thống thuế, theo đó: thay thế thuế doanh thu bằng thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức, sửa đổi bổ sung thuế XNK và thuế TTĐB. Một số sắc thuế

được ban hành thay cho các sắc thuế cũ như: luật thuế thu nhập cá nhân thay cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; Luật thuế tài nguyên thay cho Pháp lệnh thuế tài nguyên; Luật thuế sử dụng đất thay cho Luật thuế nông nghiệp và Pháp lệnh thuế nhà đất. Ban hành thêm Luật thuế tài sản và Pháp lệnh phí và lệ phí. Ngoài ra, một số luật khác có liên quan cũng được sửa đổi bổ sung như: Luật NSNN, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật ĐTNN tại Việt Nam…

Ngày 1/1/1999, thuế GTGT chính thức đi vào đời sống kinh tế nước ta trong bối cảnh kinh tế - xã hội như sau:

- Nền kinh tế đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, phát triển một cách ổn định. Chủ trương đổi mới kinh tế từ một nền kinh tế mang nặng tính mệnh lệnh sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã khích thích và phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế và tăng cường sự hợp tác liên doanh với nước ngoài, tạo động lực mới cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế mà mục tiêu là đến năm 2000 thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1991, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển ổn định.

Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước có chiều hướng chậm lại, chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế không đều nhau nhưng đều có xu hướng tăng. Cá biệt là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong 3 năm liên tục đều tăng tới 20%. Nếu nhìn sự phát triển nền kinh tế dưới góc độ các ngành kinh tế, chúng ta có thể thấy tất cả các ngành kinh tế trong nước đều phát triển, đặc biệt có những ngành có tốc độ phát triển cao và liên tục như công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước.

Như vậy, với sự phân tích ở trên đã cho chúng ta thấy bức tranh khái quát về sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua, một nền

kinh tế có chiều hướng phát triển tương đối nhanh và ổn định. Đây là một điều kiện quan trọng cho phép thuế GTGT phát huy được tính ưu việt của mình.

Bảng 8: Chỉ số phát triển GDP phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế qua các năm (Năm trước = 100)

Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998

Tổng số 109,54 109,34 108,15 105,76

Phân theo thành phần kinh tế

Kinh tế Nhà nước 111,08 111,28 109,67 105,56 Kinh tế tập thể 104,96 103,56 102,64 103,50 Kinh tế tư nhân 110,73 114,39 109,75 107,94

Kinh tế cá thể 108,60 106,58 105,63 103,40

Kinh tế hỗn hợp 113,46 108,05 103,54 104,07 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 110,84 119,41 120,76 119,10

Phân theo các ngành kinh tế

Nông nghiệp và lâm nghiệp 104,48 104,44 104,71 103,44

Thuỷ sản 109,30 104,09 100,97 104,03

Công nghiệp khai thác mỏ 106,00 113,61 113,20 114,05 Công nghiệp chế biến 116,09 113,59 112,83 111,00 Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước 114,04 117,79 114,70 112,34

Xây dựng 112,70 116,09 111,32 99,04

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ,

môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân 111,85 109,74 106,93 104,43 Khách sạn, nhà hàng 106,09 110,19 107,01 104,50 Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 109,75 107,36 108,89 104,03 Tài chính, Tín dụng 114,20 111,37 104,33 104,35 Hoạt động khoa học công nghệ 107,78 106,80 103,38 105,40 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tài sản và dịch vụ tư vấn 106,60 106,15 107,10 105,00 Quản lý Nhà nước về an ninh quốc phòng

đảm bảo xã hội bắt buộc 111,83 107,01 104,00 103,00 Giáo dục và đào tạo 110,93 108,01 107,12 106,85 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 110,66 107,01 103,98 107,53 Hoạt động văn hoá, thể thao 110,55 108,27 109,91 107,87 Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 107,98 114,77 123,27 119,28 Hoạt động phục vụ cá nhân , cộng đồng 109,06 111,72 116,23 108,00

Hoạt động làm thuê công việc gia đình

trong các hộ tư nhân 106,22 109,37 105,14 105,91 (Nguồn:Niên giám thống kê 2002 – Tổng cục Thống kê)

- Nhà nước thực sự quản lý được nền kinh tế: Đồng thời với việc đổi mới cơ chế kinh tế, Việt Nam đã đổi mới căn bản trong việc quản lý điều hành nền kinh tế, chuyển từ cách quản lý trực tiếp nền kinh tế bằng mệnh lệnh sang cách quản lý bằng các công cụ gián tiếp trong đó thuế là một công cụ quan trọng. Thông qua kiểm soát việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp và mọi công dân trong xã hội, Nhà nước đã quản lý được nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua thuế chỉ có thể được thực hiện khi Nhà nước quản lý được tổng mức bán lẻ HH-DV trong nền kinh tế. Bởi doanh số mua vào, bán ra của các cơ sở kinh tế liên quan đến việc tính toán các loại thuế cũng như công tác quản lý thu thuế.

Bảng 9: Tổng mức bán lẻ HH-DV phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng (giá hiện hành)

Năm Tổng số Nhà nước Tập thể Tư nhân & cá thể

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1990 19.031,2 100 5.788,7 30,4 519,2 2,7 12.723,3 66,81991 33,403,6 100 9.000,8 26,9 662,4 2,0 23.740,4 71,1 1991 33,403,6 100 9.000,8 26,9 662,4 2,0 23.740,4 71,1 1992 51,214,5 100 12.370,6 24,2 563,7 1,1 38.280,2 74,7 1993 67,373,3 100 14.650,0 21,7 612,0 0,9 52.011,3 77,2 1994 93.490,0 100 21.556,0 23,1 753,0 0,8 69.950,0 74,8 1995 121.160,0 100 27.367,0 22,6 1.060,0 0,9 90.313,0 74,5 1996 145.874,0 100 31.123,0 21,3 3.358,0 2,3 108.903,0 74,7 1997 161.899,7 100 32.369,2 20,0 1,244,6 0,8 122.324,7 75,6 1998 180.500,0 100 36.500,0 20,2 1.300,0 2,7 134.700,0 74,6

(Nguồn: Niên giám thống kê 2002 – Tổng cục Thống kê)

Bảng số liệu này cho chúng ta thấy rằng, tổng mức bán lẻ HH-DV ở nước ta không ngừng tăng lên qua các năm và trong đó thành phần kinh tế tư

nhân, cá thể luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này khẳng định rằng, về cơ bản Nhà nước đã quản lý được doanh thu bán HH-DV của các cơ sở kinh doanh. Đó sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thuế GTGT.

- Trình độ nhận thức của dân cư và các thành phần kinh tế: Đây là một trong những yêu cầu đặt ra khi áp dụng thuế GTGT. Trình độ học vấn của dân cư đã không ngừng được nâng cao trong thời kỳ đổi mới. Tỷ lệ người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học giảm rõ rệt: năm 1996 tỷ lệ này là 26,6%; năm 1997 là 25,36%; năm 1998 giảm xuống còn 22,36%, bình quân giảm hàng năm là 6,5%, mức giảm tuyệt đối là 601,45 nghìn người và tỷ lệ này so với tổng số giảm 2,15%. Đồng thời với điều đó là số người tốt nghiệp THCS và THPT cũng không ngừng tăng, tăng nhanh nhất là người tốt nghiệp THPT: năm 1996, số người tốt nghiệp THPT là 4833,1 nghìn người chiếm 13,48%, năm 1997 là 5132,5 nghìn người chiếm 14,3% và năm 1998 là 5983,5 nghìn người chiếm 15,99% so với tổng số. Bình quân số người tốt nghiệp THPT trong tổng số người lao động tăng 11,27% với mức tăng tuyệt đối là 575,2 nghìn người và tỷ lệ so với tổng số cũng tăng thêm 1,25%.

Bảng10: Cơ cấu dân số có việc làm

phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được

1/4/1989 1/4/1999

Tổng số 100,0 100,0

Không có trình độ 92,7 91,4

Công nhân kỹ thuật có bằng 2,2 2,6

Trung học chuyên nghiệp 3,2 3,0

Cao đẳng - Đại học 1,9 2,9

Trên đại học 0,1

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam cũng được tăng lên, đặc biệt là những người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Hầu hết những người lãnh đạo chủ chốt trong các doanh nghiệp Nhà nước đều có trình độ đại học và trên đại học, còn lại là trình độ trung cấp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mặc dù tỷ lệ không bằng khối Nhà nước nhưng những năm gần đây trình độ lao động của các doanh nghiệp này đã không ngừng được nâng cao để tiếp cận với tiến bộ của KHKT. Đối với người buôn bán nhỏ họ cũng đã có cơ hội và phương tiện để nắm giữ các thông tin KT-XH. Mặc dù trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động tăng nhanh nhưng chủ yếu tập trung ở các đô thị, các thành phố lớn, và lứa tuổi trẻ. Do đó yêu cầu đặt ra đối với công tác chuẩn bị cho việc triển khai chính sách thuế mới phải đòi hỏi từ công tác soạn thảo luật thật đơn giản, chặt chẽ, logic, đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện, đồng thời công tác tuyên truyền phải sâu rộng tới mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư.

- Ngoài ra, việc áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam còn bị tác động bởi các yếu tố mang sắc thái riêng như:

+ Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và nghĩa vụ thuế nói riêng của các doanh nghiệp và người dân đã có những tiến bộ rõ rệt nhưng trên thực tế việc chấp hành pháp lệnh Kế toán, thống kê của các cơ sở SX-KD chưa nghiêm, tình trạng hạch toán thiếu trung thực và việc trốn lậu thuế vẫn còn khá phổ biến.

+ Việc sử dụng hoá đơn chứng từ trong giao dịch kinh tế chưa được thực hiện rộng rãi. Do một thời gian dài chúng ta thực hiện quản lý nền kinh tế theo kiểu tập trung mệnh lệnh nên người dân chưa có thói quen lưu giữ hồ sơ, hoá đơn chứng từ. Người tiêu dùng chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả hàng hoá chứ không hề quan tâm đến việc

lấy hoá đơn chứng từ. Thực tế cho thấy, cả người mua và người bán đều không có thói quen lưu giữ chứng từ vì họ thấy không cần thiết. Khi Bộ Tài chính ra các qui định về sử dụng hoá đơn chứng từ, phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện đầy đủ, nhưng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện không triệt để. Tình trạng mua bán hoá đơn chứng từ khống diễn ra phổ biến trong nền kinh tế. Khi áp dụng thuế GTGT, hoá đơn chứng từ trong giao dịch kinh tế là căn cứ để tính mức thuế nên việc sử dụng hoá đơn chứng từ phải được mọi người nghiêm chỉnh chấp hành và phải trở thành thói quen trong giao dịch của cả người bán và người mua hàng.

+ Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế sử dụng tiền mặt là chính. Việc các quan hệ thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt có thể do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là hệ thống ngân hàng chưa phát triển, sự phục vụ của ngân hàng chưa nhanh chóng và thuận tiện. Điều này gây khó khăn cho Nhà nước trong việc kiểm soát nền kinh tế.

+ Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong nền kinh tế nói chung và trong ngành thuế nói riêng ở Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, việc sử dụng máy tính chủ yếu mới chỉ giới hạn trong phạm vi từng cơ sở, từng ngành mà chưa được nối mạng rộng rãi do đó việc hỗ trợ của máy tính để quản lý và truy cập hoá đơn chứng từ của các đơn vị chưa thực hiện được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thuế giá trị gia tăng ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 45)