- Thuế GTGT: là loại thuế gián thu, được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Đối tượng chịu thuế GTGT: là Hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
- Đối tượng không thuộc diện chịu thuế: gồm 26 nhóm HH-DV cần khuyến khích và ưu đãi.
(Danh mục cụ thể HH-DV thuộc đối tượng này xin xem ở phụ lục 1) - Căn cứ tính thuế: là giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế được qui định cho từng loại HH-DV như sau:
+ Đối với HH-DV do cơ sở SX-KD bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác, giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT. + Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với
thuế nhập khẩu.
+ Đối với HH-DV dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của HH-DV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế GTGT là số tiền cho thuế thu được trong kỳ.
+ Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
+ Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế GTGT là giá gia công chưa có thuế, bao gồm tiền công, tiền nhiên liêu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công.
+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, giá tính thuế GTGT là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế GTGT.
+ Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí tổn nào.
+ Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp, giá tính thuế GTGT là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT.
+ Đối với hàng hoá dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế GTGT được xác định là:
Giá chưa có thuế GTGT =
suÊt thuÕ 1 n ¸ to thanh ¸ Gi +
Thuế suất thuế GTGT: có 4 mức thuế suất
+ Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.
+ Mức thuế suất 5% áp dụng cho những hàng hoá dịch vụ thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng.
+ Mức thuế suất 20% áp dụng đối với các loại hàng hoá dịch vụ không thiết yếu, cần điều tiết.
+ Mức thuế suất 10%: là mức thuế suất phổ thông, áp dụng cho hàng hoá dịch vụ không thuộc 3 mức thuế suất trên.
(Danh mục cụ thể HH-DV của từng mức thuế suất xin xem ở phụ lục 2)
- Phương pháp tính thuế GTGT:
Có hai cách tính thuế GTGT áp dụng cho 2 loại đối tượng khác nhau: Phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế của HH-DV bán ra x thuế suất.
Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua HH-DV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Đối tượng nộp thuế theo cách tính này là các đơn vị, tổ chức kinh doanh gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, HTX và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
Số thuế GGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế x thuế suất.
GTGT của HH-DV chịu thuế = Giá thanh toán của HHDVbán ra - Giá thanh toán HHDV mua vào tương ứng. Đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật ĐTNN tại Việt Nam; cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quí, ngoại tệ.
- Khấu trừ thuế GTGT: thuế GTGT được khấu trừ trong những trường hợp sau:
+ Thuế đầu vào của HH-DV dùng cho sản xuất, kinh doanh HH-DV chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
+ Thuế đầu vào của HH-DV dùng đồng thời cho SX-KD HH-DV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của HH-DV dùng cho SX-KD HH-DV chịu thuế GTGT. + Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi
xác định số thuế phải nộp của tháng đó.
+ Riêng đối với TSCĐ, nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế.
+ Trong trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biên của người sản xuất mà không có hoá đơn GTGT sẽ được tính khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá mua vào. Cụ thể:
- 5% đối với sản phẩm trồng trọt thuộc loại cây lấy nhựa, lấy mủ, lấy dầu, mía cây, chè búp tươi; lúa, ngô, khoai, sắn; sản phẩm chăn nuôi là gia súc, gia cầm, cá tôm và các loại thuỷ sản khác.
- 3% đối với các loại thuỷ sản là nông sản, lâm sản không qui định trong nhóm được khấu trừ 5% .
+ Việc khấu trừ thuế theo tỷ lệ qui định trên không áp dụng đối với các cơ sở mua để sản xuất hàng xuất khẩu và kinh doanh thương nghiệp, kinh doanh ăn uống các mặt hàng này.
Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT khi mua HH-DV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu; đối với HH-DV mua vào không có hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn không ghi khoản thuế GTGT thì không được khấu trừ thuế.
- Chế độ hoá đơn, chứng từ được qui định như sau:
+ Việc mua bán HH-DV đều phải có hoá đơn chứng từ theo qui định của pháp luật.
+ Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hoá đơn GTGT và phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố qui định, khoản thuế GTGT, giá thanh toán.
Trong trường hợp trong hoá đơn không ghi khoản thuế GTGT thì thuế GTGT được xác định bằng giá thanh toán theo hoá đơn nhân với thuế suất.
+ Đối với các loại tem, vé được coi là chứng từ thanh toán đã in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán đó đã bao gồm thuế GTGT.
- Đăng ký nộp thuế:
+ Cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế GTGT chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi hình thức, địa điểm kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo ngay với cơ quan thuế trước ít nhất là 5 ngày. + Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT nếu thực hiện đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ sách kế toán, tự nguyện đăng ký áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì cơ quan thuế xem xét để thực hiện.
- Chế độ kê khai thuế:
+ Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế.
+ Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hoá.
+ Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng.
+ Cơ sở kinh doanh nhiều loại HH-DV có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất qui định đối với từng loại HH-DV, nếu không xác định được mức thuế suất thì cơ sở kinh doanh phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của HH-DV mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
- Chế độ nộp thuế:
+ Cơ sở kinh doanh phải nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào NSNN theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế chậm nhất không quá 25 ngày của tháng tiếp theo.
+ Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu theo thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
+ Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo. Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam.
- Chế độ quyết toán thuế GTGT:
+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế GTGT còn thiếu vào NSNN trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán. Nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo.
+ Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế GTGT với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định.
- Chế độ hoàn thuế GTGT:
+ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp:
a. Có số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quí thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh của các tháng trong quí. b. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng
lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế theo từng kỳ hoặc tháng.
+ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có đầu tư, mua sắm TSCĐ, có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn được hoàn thuế như sau:
a. Đối với cơ sở đầu tư mới đã đăng ký nộp thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế từng quí.
b. Đối với cơ sở SX-KD có đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư đã khấu trừ trong 3 tháng (kể từ tháng phát sinh thuế đầu vào của tài sản đầu tư) mà chưa được khấu trừ hết thì được hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ này. + Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
giải thể, phá sản có số thuế GTGT nộp thừa.
+ Cơ sở kinh doanh quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Quyền ấn định thuế của cơ quan thuế:
Cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế GTGT phải nộp cho các đối tượng nộp thuế trong những trường hợp sau:
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
+ Không kê khai hoặc kê khai quá thời hạn qui định nộp tờ khai đã được thông báo nhưng vẫn không thực hiện đúng; đã nộp tờ khai thuế nhưng không đúng các căn cứ để xác định số thuế GTGT.
+ Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.
- Xử lý vi phạm:
+ Đối tượng nộp thuế không thực hiện đúng những qui định về đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán thuế, chế độ kế toán và lưu giữ chứng từ, hoá đơn theo qui định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
+ Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày qui định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế, ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền nộp chậm.
+ Khai man, trốn thuế, ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế GTGT theo qui định của Luật thuế GTGT, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền thuế gian lận, trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Không nộp tiền thuế, tiền phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế, bị xử lý theo các hình thức hoặc trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, hoặc giữ hàng hoá tang vật hoặc kê biên tài sản.
- Khiếu nại thuế GTGT:
Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế GTGT. Đơn khiếu nại trực tiếp gửi đến cơ
quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế. Trong khi chờ giải quyết việc khiếu nại, vẫn phải nộp thuế đúng theo thông báo của cơ quan thuế. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá 30 ngày kể từ ngày nộp đơn mà chưa giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện đến toà án theo qui định của pháp luật.