Những yêu cầu cơ bản của hệ thống thuế Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu thuế giá trị gia tăng ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 101)

- Những bất hợp lý của bộ máy hành chính ngành thuế:

3.1.2:Những yêu cầu cơ bản của hệ thống thuế Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế.

nhập quốc tế.

Từ những hạn chế đã phân tích ở trên, định hướng hoàn thiện chính sách thuế Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế gồm những mục tiêu sau:

- Hệ thống thuế phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Trong những năm qua, nguồn thu NSNN từ thuế XNK đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN (khoảng 25%, trong đó thuế NK từ các nước ASEAN chiến 40% tổng thu về thuế NK). Nếu thực hiện các cam kết giảm thuế NK thì trước mắt nguồn thu của NSNN từ thuế NK sẽ giảm đi đáng kể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cân đối NSNN và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thu ổn định cho NS, Nhà nước cần giảm một cách từ từ tỷ trọng thuế XNK theo tỷ lệ tương ứng với việc tăng dần nguồn thu từ thuế nội địa.

- Hệ thống thuế đảm bảo sự bảo hộ đúng đắn nền sản xuất trong nước.

Chính sách thuế NK của nước ta trong những năm vừa qua được xây dựng theo nguyên tắc bảo hộ sản xuất trong nước. Nguyên tắc này đã được vận dụng để xây dựng mức thuế suất thuế NK cho những mặt hàng là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu trọng yếu cần cho sản xuất mà trong nước chưa

sản xuất được hoặc sản xuất với số lượng nhỏ chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Còn những mặt hàng đã sản xuất được trong nước với số lượng lớn thì mức thuế NK rất cao. Như vậy, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước được thực hiện triệt để như nhau: cứ có sản xuất trong nước là mức thuế NK lại được điều chỉnh nâng lên. Mức độ bảo hộ không được phân định dựa trên lợi thế cạnh tranh, để kích thích doanh nghiệp tăng cường đầu tư phát triển SX-KD.

Thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước tuy có tác dụng trong phạm vi nhất định để tăng khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, nhưng xét về hiệu quả kinh tế xã hội thì chính sách bảo hộ như vậy chưa thật hợp lý. Việc bảo hộ tràn lan, vô thời hạn và không dựa trên lợi thế cạnh tranh đã làm suy yếu vai trò kích thích của thuế thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và tăng cường sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, nếu bảo hộ thuế quá mức có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Hậu quả là, về ngắn hạn thì người tiêu dùng phải trả thêm một mức phí tổn không đáng có, còn trong dài hạn thì nền kinh tế bị lãng phí một phần nguồn lực đáng lẽ có thể đầu tư vào những ngành kinh tế có lợi hơn. Chính Adam Smith cũng đã chỉ ra rằng: thuế NK cao đối với hàng hoá nước ngoài đã tạo ra tình trạng ưu đãi và độc quyền đối với những ngành kinh tế nhất định, gây thiệt hại cho những ngành khác, đưa đến tăng giá hàng hoá và ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.

Tuy vậy, trong điều kiện trước mắt của Việt Nam khi tham gia hội nhập, vẫn cần thiết thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước, nhưng phương hướng bảo hộ cần thay đổi cho phù hợp với các cam kết quốc tế. Do năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp Việt Nam (nhất là các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội) với nước ngoài còn yếu, chi phí sản xuất còn cao, thì sự bảo hộ cho một số ngành công nghiệp chọn lọc là thực sự cần thiết. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế và được phép trong những phạm vi nhất định.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các điều khoản của Hiệp định trị giá GATT có qui định những trường hợp ngoại lệ hoặc vì những lý do phải cải thiện cán cân thanh toán mà cho phép các quốc gia đang phát triển được áp dụng những biện pháp trong hoạt động kinh tế đối ngoại để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các biện pháp bảo hộ chỉ được phép sử dụng bằng chế độ thuế quan và cũng chỉ sử dụng có thời hạn nhất định.

Bởi vậy, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thời gian tới cần phải đảm bảo đúng hướng, có mức độ hợp lý, có điều kiện và có thời hạn cụ thể. Mức độ bảo hộ cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của từng loại hàng hoá đối với từng loại thị trường và chính sách của Nhà nước về định hướng phát triển từng ngành. Các mức độ bảo hộ được thực hiện giảm dần để kích thích cạnh tranh lành mạnh và nâng cao tính hiệu quả của sản xuất trong nước. Mốc thời gian để chấm dứt bảo hộ đối với hàng NK từ khu vực ASEAN là năm 2006 và đối với hàng NK từ các thị trường khác trên thế giới là năm 2020 - thời điểm hội nhập hoàn toàn.

- Hệ thống thuế là công cụ quan trọng khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là yêu cầu và mục tiêu quan trọng được đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Là một công cụ phân phối quan trọng của Nhà nước, chính sách thuế có tác động rất lớn đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tận dụng những lợi thế do toàn cầu hoá mang lại và tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bởi vậy, để tận dụng được những thời cơ và thuận lợi của quá trình hội nhập, chính sách

thuế cần phải được hoạch định hợp lý nhằm phát huy tốt vai trò to lớn nói trên theo định hướng của Nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống thuế phải đảm bảo tối đa hoá lợi ích từ các cam kết thuế, tối thiểu hoá các chi phí trong quá trình hội nhập đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Các cam kết về thuế mà Việt Nam tham gia ký kết là nội dung quan trọng thể hiện sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì thế các cam kết này trở thành cơ sở điều chỉnh các quan hệ kinh tế tài chính trong nước với nước ngoài. Do vậy, các chính sách thuế cần được hoạch định thống nhất và phù hợp với những điều khoản mà Việt Nam đã cam kết khi tham gia vào từng tổ chức quốc tế và khu vực.

Một phần của tài liệu thuế giá trị gia tăng ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 101)