Thuế GTGT trên thế giới:

Một phần của tài liệu thuế giá trị gia tăng ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 36)

Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 120 nước áp dụng thuế GTGT. Thuế GTGT ở mỗi nước được xây dựng phù hợp với những đặc điểm về kinh tế - xã hội riêng của mình, nhưng tựu chung lại có một số đặc điểm chính như sau:

1.3.1.1: Về phạm vi áp dụng:

- Đối tượng nộp thuế: Hàng hoá luân chuyển có thể đến tay người tiêu dùng cuối cùng hay cũng có thể được người kinh doanh mua để sử dụng vào

mục đích kinh doanh tiếp theo của mình. Vì vậy, hàng hoá được lưu chuyển qua bao nhiêu khâu thì đối tượng nộp thuế được thể hiện qua bấy nhiêu khâu. Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh HH-DV. Tuỳ điều kiện kinh tế, khả năng quản lý của cán bộ thuế, trình độ nhận thức của người nộp thuế, ở một số nước còn qui định mức doanh thu bình quân tháng hoặc năm để giới hạn đối tượng nộp thuế. Ví dụ: ở Philippin qui định doanh thu của các doanh nghiệp hàng năm dưới 200.000 pêxô thì không phải là đối tượng nộp thuế GTGT. Mức này ở Thuỵ Điển là dưới 200.000 SEK, ở Canada là dưới 30.000 CAD, ở Đan Mạch là dưới 100.000 DKK, ở Singapore là dưới 1 triệu SGD, ở Indonesia là dưới 60.000 USD... Việc giới hạn này có tác dụng loại trừ một số hộ kinh doanh nhỏ ra khỏi đối tượng nộp thuế GTGT vì họ cho rằng nếu chi phí cho việc quản lý thu thuế quá tốn kém mà số thuế mang lại không đáng kể thì việc thu thuế GTGT là không hiệu quả.

Trong giai đoạn chuyển đổi từ thuế doanh thu sang thuế GTGT, các nước thường áp dụng 3 hình thức khác nhau về phạm vi áp dụng, với đối tượng nộp thuế như sau:

Thuế GTGT áp dụng trên “toàn bộ”: tức là áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ các loại. Điển hình là các nước Thuỵ Điển, Thái Lan, Hungary.

Thuế GTGT áp dụng trên “từng phần”: tức là chỉ áp dụng đối với từng khâu luân chuyển của hàng hoá theo những bước đi thích hợp trong từng thời kỳ. Ở Indonesia, tuy luật thuế GTGT được ban hành từ năm 1983, nhưng sau một thời gian chuẩn bị, đến năm 1985 thuế GTGT chỉ áp dụng đối với những người sản xuất, đến năm 1989 đối tượng nộp thuế GTGT được mở rộng đến những người bán buôn và đến năm 1993 thì thuế GTGT mới được áp dụng cho cả những người bán lẻ.

Thực hiện thí điểm thuế GTGT ở một số ngành trước: Điển hình là Trung Quốc, thuế GTGT được thực hiện thí điểm trước trong năm 1980 đối với ôtô, tàu biển. Năm 1984 đối tượng nộp thuế GTGT mở rộng đến các mặt hàng xe đạp, quạt điện, kim khí, máy móc thiết bị, phụ tùng, động cơ, thép. Năm 1986 mở rộng thêm đối với các sản phẩm thuộc công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng, khoáng sản, kim loại...

Qua tổng kết kinh nghiệm của các nước cho thấy hình thức áp dụng "toàn bộ" có hiệu quả nhất. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất đầy đủ về nhiều mặt như: các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành luật của người nộp thuế, trình độ quản lý của cơ quan thuế, hệ thống sổ sách kế toán và chứng từ hoá đơn... Hình thức áp dụng "từng phần" có hiệu quả tương đối tốt, phù hợp với các nước mà trình độ hạch toán chưa đồng đều, người dân chưa quen với việc sử dụng hoá đơn chứng từ và khấu trừ thuế.

Các giáo sư trường đại học Havard (Mỹ) đã nghiên cứu và chứng minh tính hiệu quả của việc thu thuế đến từng công đoạn như sau:

Giả sử: Một nền kinh tế có 17.500 doanh nghiệp gồm: 1000 doanh nghiệp sản xuất, 1500 doanh nghiệp bán buôn, 15.000 doanh nghiệp bán lẻ. Để đảm bảo số thu cho ngân sách là 16 tỷ đồng, Chính phủ tiến hành thu ở cả 3 công đoạn: sản xuất, bán buôn, bán lẻ với thuế suất thuế GTGT là 10%. Tuy nhiên, cũng với mục đích đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước, cơ quan thuế tăng thuế suất thuế GTGT lên 14% và chỉ tiến hành thu ở công đoạn sản xuất và bán buôn. Ta có bảng minh hoạ:

Bảng 6: Minh họa tính hiệu quả của việc thu thuế đến từng công đoạn Giá chưa có thuế Thuế suất 10% Thuế GTGT nộp từng công đoạn Thuế GTGT Thuế suất 14% Thuế GTGT nộp từng công đoạn Thuế GTGT Sản xuất 100 10 10 14 14 Bán buôn 120 12 2 16.8 2.8 16.8

Bán lẻ 160 16 4 16

Qua bảng số liệu giả định ở trên, ta thấy rằng, thay vì phải quản lý và thu thuế đối với 17.500 doanh nghiệp, cơ quan thuế chỉ còn phải quản lý thu thuế đối với 2.500 đối tượng nộp thuế mà vẫn đảm bảo số thu cho ngân sách. Hơn nữa, chỉ cần quản lý tốt 1.000 doanh nghiệp sản xuất, cơ quan thuế cũng đảm bảo tập trung được số thu quan trọng cho NSNN.

Hình thức áp dụng thí điểm thường không đạt hiệu quả, Trung Quốc cũng đã tự đánh giá là việc thực hiện thí điểm đối với một số mặt hàng là sai lầm, làm nảy sinh nhiều vướng mắc khó xử lý, đặc biệt là trong việc khấu trừ thuế đối với xí nghiệp thực hiện thí điểm thuế GTGT mua nguyên vật liệu, hàng hoá của xí nghiệp chưa thực hiện thuế GTGT. Trong thời gian thí điểm, do thuế GTGT có nhiều mức thuế suất và thực hiện song song với thuế sản phẩm, nên công tác quản lý, tính và thu thuế của Trung Quốc càng trở nên phức tạp. Ngân hàng thế giới cũng đã có nhận xét "Sự tồn tại đồng thời của thuế sản phẩm và thuế GTGT là một điều bất bình thường cũng như việc có nhiều thuế suất khác nhau. Cả hai điểm trên đều dẫn đến chi phí quản lý tốn kém. trước hết, rất khó tính số thuế phải khấu trừ cho hàng hoá đầu vào và bán thành phẩm, một số hàng này nộp thuế sản phẩm, một số khác nộp thuế GTGT với thuế suất khác nhau hoàn toàn...” [7]

- Đối tượng miễn thuế: Đối tượng miễn thuế GTGT được qui định dựa vào các lý do về kinh tế, xã hội đặc thù của mỗi nước. Nhìn chung, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, một số hàng hoá dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như tài chính, tín dụng, vận tải quốc tế về hàng không, đường sắt... là đối tượng thường được các nước miễn thuế GTGT. Thuỵ Điển qui định 29 mặt hàng và dịch vụ được miễn thuế GTGT, con số này ở Đan Mạch là 14, Đức là 5...

- Hoạt động chịu thuế: Nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế được gắn với các hoạt động chịu thuế. Hoạt động chịu thuế là việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, nhập khẩu hàng hoá với hình thức trả tiền cho một hoạt động kinh tế, được thực hiện một cách độc lập của một đối tượng chịu thuế. Các nước đều áp dụng thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu. Việc này có tác dụng tạo được nguồn thu tập trung cho NSNN, đảm bảo bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh giữa nhà nhập khẩu và người sản xuất trong nước.

- Hoạt động không phải chịu thuế: Một số hoạt động sản xuất kinh doanh như bán đồ cũ, bán thuốc chữa bệnh, cho thuê nhà để ở; một số hoạt động của ngân hàng bảo hiểm, nông, ngư nghiệp, xuất khẩu... của Pháp không phải chịu thuế GTGT. Thuỵ Điển qui định miễn thuế cho các hoạt động cho thuê nhà ở thường xuyên, dịch vụ ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ytế, phúc lợi xã hội, giáo dục, biểu diễn xiếc, chiếu phim, kịch, ba lê, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tương tự. Ở Philippin, xuất khẩu, bán hoặc nhập khẩu nông sản, hải sản chưa sơ chế, bán thuốc trừ sâu, phân bón, hoá chất để điều chế thuốc trừ sâu, hạt giống, cây giống, các sản phẩm từ dầu mỏ, nguyên liệu thô, bán nông sản, lâm sản dưới dạng nguyên thuỷ không phải là thực phẩm do chính người sản xuất đầu tiên hoặc người sở hữu đất nơi sản xuất ra những sản phẩm đó... là những hoạt động không phải chịu thuế GTGT.

1.3.1.2: Về thuế suất:

Thuế suất là linh hồn của luật thuế, là nội dung quan trọng nhất cần được xem xét khi đề cập đến thuế GTGT. Mức thuế suất và số lượng thuế suất thuế GTGT ở các nước rất khác nhau. Một số nước áp dụng cơ chế một thuế suất (trừ mức 0% chủ yếu được áp dụng cho hàng xuất khẩu), trong đó, nước có thuế suất cao nhất là Đan Mạch (22%), thấp nhất là Nhật Bản, Singapore

(3%), phổ biến là mức thuế suất từ 10% đến 15%. Các nước khác áp dụng cơ chế nhiều thuế suất trong đó Senegal có thuế suất cao nhất (50%), Trung Quốc (45%), Italia (38%), Hy Lạp (36%)... Thuế suất thấp nhất được áp dụng ở Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ (1%), Hàn Quốc (2%). Nước có số lượng thuế suất nhiều nhất là Costarica, Bỉ, Colombia (6 mức); Marốc, Pháp (5 mức); Thổ Nhĩ Kỳ, Goatêmala (4 mức)... còn lại đa số các nước là 3 mức thuế suất.

Kinh nghiệm xây dựng thuế suất cho thấy, phần lớn các nước có xu hướng tăng dần mức thuế suất thuế GTGT lên cao hơn mức thuế suất ban đầu khi mới ban hành: Áo nâng từ mức 10% khi bắt đầu áp dụng lên 22%, Thuỵ Điển từ 10% lên 25%. Tuy nhiên có một số nước như Argentina, Costarica, Chilê, Pêru đã giảm dần mức thuế suất (Argentina giảm từ 15% xuống 14%, Costarica giảm từ 10% xuống 8%)... Số lượng thuế suất cũng thay đổi: Áo khi ban hành là 2 mức thuế suất, sau đó tăng lên 3 mức, Bỉ tăng từ 3 lên 6 mức thuế suất. Ngược lại, Pêru giảm từ 3 xuống 1 mức thuế suất, Chilê từ 2 xuống 1 mức thuế suất.

Việc lựa chọn thuế suất ở các nước rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế và những mục tiêu hướng tới của các chính sách thuế của mỗi nước. Những nước có nhiều thuế suất bao giờ cũng có một thuế suất chuẩn mang tính phổ biến, áp dụng rộng rãi đối với phần lớn hàng hoá và dịch vụ; thuế suất thấp hơn áo dụng đối với lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu; thuế suất cao hơn thuế suất chuẩn được áp dụng cho các mặt hàng cao cấp, hàng xa xỉ...Các khu vực kinh tế cũng đề ra các tiêu chí để các nước thành viên tự điều chỉnh thuế GTGT của nước mình mà đặc biệt là thuế suất sao cho thống nhất chung trong toàn khối.

Thuế suất 0%: được áp dụng ở hầu hết các nước đối với hàng xuất khẩu. Đối tượng áp dụng thuế suất 0% được hoàn trả lại số thuế GTGT đã nộp trên hàng hoá đầu vào. Đây là biện pháp được đánh giá là hiệu quả nhất trong việc khuyến khích xuất khẩu. Thuỵ Điển còn áp dụng thuế suất này đối

với báo chí xuất bản hàng ngày, xăng máy bay phản lực; Canada áp dụng đối với lương thực, thực phẩm và các dịch vụ tài chính quốc tế...

Hiện nay có rất nhiều lập luận ủng hộ việc sử dụng thuế GTGT với cơ chế một thuế suất chuẩn, cùng với thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu và hạn chế miễn thuế. Thuế suất chuẩn được áp dụng ở nhiều nước khi bắt đầu áp dụng thuế GTGT như Philippin, Indonesia, Hàn Quốc, Anh, Đức, Thuỵ Điển, Niu Dilân, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Bolivia... Một số nước áp dụng chủ yếu thuế suất chuẩn mang tính phổ biến, đối với những hàng hoá dịch vụ thông thường, mức thuế suất cao áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ cần điều tiết cao, mức thuế suất thấp dành cho các mặt hàng thiết yếu và mức 0% đối với hàng xuất khẩu. Tuy vậy từ thập kỷ 80 trở lại đây, người ta nhận thấy rằng nếu thuế GTGT càng đơn giản thì càng dễ áp dụng, dễ đạt được các mục tiêu đề ra. Vì vậy thuế GTGT một mức thuế suất trở nên thịnh hành (trừ nhóm thuế suất đặc biệt 0%). Việc áp dụng thuế GTGT một mức thuế suất có ưu điểm cơ bản là khắc phục ngay lập tức mọi nguy cơ gian lận, trốn thuế sinh ra từ việc nhập nhằng các mức thuế suất, hạn chế mức tối đa tổn thất hiệu quả do thuế gây ra. Đối với thuế GTGT, nguyên lý “càng đơn giản càng hiệu quả” đã thực sự được chứng minh. Thuế suất đơn giản không những giảm thiểu được cơ hội trốn thuế do lợi dụng sự chênh lệch giữa các loại thuế suất mà còn có thể làm giảm đáng kể chi phí hành chính thuế.

1.3.1.3: Công tác quản lý thuế:

Về đăng ký thuế: doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải thực hiện nghĩa vụ đầu tiên là đăng ký hoạt động với cơ quan thuế về thực hiện chế độ thuế GTGT. Từ đó, cơ quan thuế kiểm tra, xác định địa chỉ kinh doanh, doanh thu hàng tháng, đối chiếu với tài liệu kê khai của đơn vị kinh doanh, phát hiện gian lận và xử lý vi phạm. Mẫu đăng ký thuế do cơ quan

thuế ban hành thống nhất, việc đăng ký được tiến hành ở địa phương nơi đặt cơ quan quản lý, thu thuế đối với người nộp thuế. Một số nước đã có mã số đăng ký thuế doanh thu trước đây thì ghi bổ sung thêm vào đuôi mã đăng ký cũ để xác định cơ sở đã đăng ký thuế GTGT. Philippin còn qui định người nộp thuế phải ghi mã số đăng ký thuế của mình ở nơi dễ thấy tại địa điểm kinh doanh và ở mỗi chi nhánh (nếu có). Trước khi cấp mã số, cơ quan thuế phải tổ chức việc thanh tra nhà xưởng, quầy hàng, văn phòng của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hoạt động kinh doanh phi pháp, trốn lậu thuế.

Về hoá đơn, kê khai - nộp thuế: nhiều nước áp dụng thuế GTGT qui định nộp thuế theo chế độ bốn “tự”: các đối tượng nộp thuế tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế theo hướng dẫn và qui định của cơ quan thuế.

Hóa đơn: Để xác định nghĩa vụ nộp thuế và quyền được khấu trừ, những người đăng ký thuế phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn trong các giao dịch kinh tế. Hoá đơn do cơ quan thuế phát hành và quản lý, có màu khác nhau để phân biệt đối tượng phải nộp và không phải nộp thuế GTGT. Các đơn vị được phép in hoá đơn riêng phải đảm bảo đúng yêu cầu và qui định của cơ quan thuế. Đối tượng được miễn thuế GTGT dùng loại hoá đơn riêng và không được phép ghi cộng thuế GTGT trên hoá đơn.

Kê khai - nộp thuế: Định kỳ hàng tháng, hai tháng, sáu tháng hay một năm, đối tượng nộp thuế lập tờ khai theo mẫu của cơ quan thuế và trực tiếp nộp tại kho bạc cùng với giấy nộp tiền bằng chuyển khoản hay tiền mặt. Một số nước sử dụng hệ thống nộp tiền qua bưu điện như Pháp, Đan Mạch, Thuỵ Điển… một số nước khác lại thu thuế qua ngân hàng thương mại như Arhentina, Bolivia, Chilê, Colombia, Pêru, Philippin.

Khi lập tờ khai thuế, doanh nghiệp được phép đề nghị khấu trừ khoản thuế GTGT đã nộp trên hàng mua vào và hàng nhập khẩu đối với hàng hoá dịch vụ mới. Hàng xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% nên được hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở khâu trước. Việc hoàn thuế cũng xảy ra đối với trường hợp thuế GTGT của hàng bán ra nhỏ hơn thuế GTGT của hàng mua vào đó thường là các hoạt động mang tính chất thời vụ, mua sắm tài sản cố định nhiều, hoặc đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy vậy, do quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục nên số chênh lệch âm chỉ phát sinh mang tính chất tạm thời. Để giảm bớt thủ tục phức tạp, nhiều nước đã dùng biện pháp chuyển số tiền được hoàn trừ vào số thuế phải nộp ở kỳ sau hoặc phân bổ dần số thuế được trừ cho từng quý hoặc năm. Biện pháp này được gọi là “tín dụng thuế”.

1.3.1.5: Hiện đại hoá công tác quản lý, thu thuế:

Tại các chi cục thuế, cục thuế đều có lắp đặt các mạng máy tính theo

Một phần của tài liệu thuế giá trị gia tăng ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w