Đặc điểm và các mục tiêu chung của các đặc khu kinh tế

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế trung quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở việt nam (Trang 25 - 29)

I- Đặc khu kinh tế trong chiến lợc cải cách kinh tế Trung Quốc

2.Đặc điểm và các mục tiêu chung của các đặc khu kinh tế

2.1. Đặc điểm các đặc khu kinh tế.

Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về việc thành lập các khu kinh tế tự do, chính phủ Trung Quốc quyết định hình thanh lập các đặc khu kinh tế để tiến hành thí điểm chính sách mở cửa. Ban đầu, Thâm Quyến đợc chọn là nơi để thành lập KCN để thu hút vốn và công nghệ từ Hồng Kông và thúc đẩy xã hội. Tuy nhiên, theo tinh thần "đối ngoại mở cửa, đối nội làm ăn" việc thành lập khu đặc khu kinh tế sẽ tốt hơn khu chế xuất vợt ra ngoài chức năng chức năng KCX, các đặc khu kinh tế sẽ đóng vai trò cửa ngõ giao lu kinh tế xã hội cảu Trung Quốc với thế giới bên ngoài, thử nghiệm các chính sách kinh tế xã hội trớc khi đem áp dụng chính thức trên toàn lãnh thổ quốc gia. Chính vì vậy, quy mô và vị trí của đặc khu kinh tế có ảnh hởng rất lớn đến việc thực hiện ý đồ chiến lợc. Đặc điểm chung của các đặc khu kinh tế là nh sau:

- Có vị trí thuận lợi nằm sát nách các đô thị hoặc trung tâm có truyền thống buôn bán quốc tế nh Ma Cao, Hồng Kông, Thành cảng Hạ Môn, gần các đờng giao thông quốc tế dọc biển đông.

- Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến: nằm ở phía Nam thành phố Thâm Quyến, đông nam tỉnh Quảng Đông, phía đông sông Châu Giang. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến tiếp giáp với Hồng Kông qua sông Thâm Quyến, giáp vịnh Đại Bằng ở phía Đông giáp vịnh Thâm Quyến và sông Châu Giang, ở phía Tây nằm cạnh thành phố tự trị Thâm Quyến rộng 2020 km2.

- Đặc khu kinh tế Chu Hải nằm ở phía Nam thành phố Chu Hải, cách Hồng Kông 36 hải lý về phía Đông, gần kề với Ma Cao, cách Quảng Châu 156 km về phía Bắc gần mỏ dầu Nam Hải.

- Đặc khu kinh tế Sán Dầu: nằm ở bờ biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông là nơi có nhiều ngời Hoa ở nớc ngoài nhất (13 triêụ trong số 57 triệu ngời Hoa ở Hải ngoại).

- Đặc khu kinh tế Hạ Môn: nằm phía Đông Nam thành phố Hạ Môn. Là hòn đảo lớn thứ t của tỉnh Phúc Kiến là một hải cảng quan trọng ở phía Đông Nam Trung Quốc, Hạ Môn có đờng biển dài 234km, trong đó 40 km bờ biển nớc sâu, mùa đông không đóng băng.

+ Đặc khu kinh tế Hải Nam: là đặc khu kinh tế lớn nhất Trung Quốc, có đờng biển gần nhất nối Trung Quốc với Châu Âu, Châu Phi, Châu đại d- ơng và Nam á, ngoài vai trò là đầu mối giao thông quan trọng, Hải Nam còn là nơi có lợng ngời Hoa sống ở 50 quốc gia và khu vực trên thế giới.

- Quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng ban đầu hầu nh không có gì, hầu hết đợc đặt ở những vùng nông thôn nghèo nàn, nhng đặc khu kinh tế Trung Quốc là "Căn cứ địa" để huy động tổng lực vốn đầu t của Hoa kiều sau nhiều năm xa quê hơng, để nhằm thúc đẩy quá trình đô thị đất nớc.

- Quy mô lớn hay nhỏ của các đặc khu kinh tế không phải là vấn đề quan trọng mà điều quan trọng là hiệu quả hoạt động của các đặc khu kinh tế. Các đặc khu kinh tế đã xác định đúng đối tợng để thu hút đầu t công nghệ từ nớc ngoài về, bộ phận căn bản và chủ chốt là các Hoa Kiều. Trung

Quốc là nớc có truyền thống dân tộc, văn hoá có bề dày tình cảm cộng đồng, quê hơng khăng khít tạo nên một trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quê hơng của các Hoa Kiều. Điển hình là đặc khu kinh tế Thâm Quyến vốn chỉ là làng chài nhỏ, xơ xác. Đợc sự đầu t của Hoa Kiều nó đã trở thành một đặc khu kinh tế vững mạnh điển hình.

Bảng 1: Quy mô các đặc khu kinh tế nh sau:

Tên đặc khu Thuộc tỉnh Diện tích (km2)

- Thâm Quyến Quảng Đông 327,5

- Sán Dầu Quảng Đông 6,1

- Chu Hải Quảng Đông 1,6

- Hạ Môn Phúc Kiến 2,5

- Hải Nam Hải Nam 34,5

Nguồn: Nguyễn Công Nghiệp ; Tạp chí tài chính 10/1997

- Dân số tuy không nhiều nhng là "cửa ngõ" thông thơng với thế giới bên ngoài và tiếp giáp với các vùng nội địa Trung Quốc, vị trí địa lý chiến l- ợc của các đặc khu kinh tế sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho ngời dân Trung Hoa. Năm 1978, dân số Thâm Quyến là 2 vạn ngời. Dân số ít nhng với một lực lợng lao động trong nớc hùng hậu và có thị trờng tiêu thụ rộng lớn trong nớc, các đặc khu kinh tế sẽ là cơ hội tốt để các nhà đầu t nớc ngoài thâm nhập và khai thác thị trờng.

2.2. Mục tiêu chung của các đặc khu kinh tế.

Với chiến lợc thành lập đặc khu kinh tế để mở cửa từng phần nền kinh tế trong nớc, tăng cờng trao đổi kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh công cuộc "4 hiện đại hoá" trong toàn quốc, đặc khu kinh tế Trung Quốc có những mục tiêu chủ yếu sau:

- Thu hút vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nớc ngoài, đặc biệt là huy động vốn của kiều bào để giải quyết tình trạng thiếu vốn và lạc hậu về công nghệ trong nớc.

Những điều kiện u đãi về vị trí địa lý, nhân lực và lực lợng Hoa Kiều đông đảo, kết hợp với các chính sách u đãi đặc biệt, cá đặc khu kinh tế sẽ là nơi lý tởng cho các nhà đầu t nớc ngoài, nhập khẩu thiết bị kỹ thuật hiện đại

và quản lý khoa học tiên tiến, các đặc khu kinh tế còn là địa bàn tạo việc làm và đào tạo lao động cho đất nớc.

- Thúc đẩy xuất khẩu.

Lợi dụng những mối quan hệ thơng mại của đồng bào Hoa Kiều ở nớc ngoài, các đặc khu kinh tế sẽ không ngừng mở rộng thị trờng, phát triển các thị trờng mới. Các chính sách u đãi về hàm lợng xuất khẩu trong các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài, các lĩnh vực kinh doanh mở rộng cả về kinh tế - du lịch - dịch vụ sẽ giúp đặc khu mở rộng hơn các mối quan hệ kinh tế thơng mại, tăng nhanh khả năng xuất khẩu. Bên cạnh đó, những cơ chế linh hoạt trong các đặc khu nh cho phép các doanh nghiệp trong đặc khu đợc tiêu thụ một phần sản phẩm trong nội địa, thực hiện nguyên tắc vừa hớng nội, vừa hớng ngoại. Những đòi hỏi đối với các khu vực ngoài đặc khu sẽ phải tăng lên nhằm phục vụ cho việc cung cấp nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu và cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất trong đặc khu.

- Đặc khu kinh tế đợc coi là "phòng thí nghiệm" để cải cách thể chế ở Trung Quốc.

Sau 3 thập kỷ phát triển kinh tế theo cơ chế bao cấp, kinh tế thị trờng tập trung, đặc khu kinh tế thực sự là nơi đầu tiên vận dụng những qui luật của nền kinh tế thị trờng trớc khi áp dụng cho cả nớc. Hơn thế đặc khu kinh tế là sự thử nghiệm "giải phóng t tởng" của một Nhà Nớc quan liêu, mạnh dạn phân quyền trực tiếp cho các địa phơng.

Trên thực tế, tại các đặc khu kinh tế, Trơng ơng đã từ bỏ việc can thiệp trực tiếp cụ thể vào các vấn đề kinh tế của địa phơng. Việc tính toán, quản lý các chỉ tiêu kinh tế hoàn toàn do địa phơng tự quyết định, điều này đã giảm dần sức ép đối với Trung ơng. Trung ơng chỉ quản lý vĩ mô và giám sát việc tôn trọng luật pháp chính sách chung.

Sự phá bỏ bộ máy quan liêu cồng kềnh, tạo dịch vụ "một cửa" là nhằm tìm kiếm mọi cơ hội để thu hút đầu t nớc ngoài, thúc đẩy xuất khẩu. Vì mục tiêu này, các đặc khu kinh tế đều đợc đặt ở những vùng ít dân c, qui mô nhỏ, ngoại vi các tỉnh và thành phố nội địa. Nếu thành công, các mô hình

đặc khu kinh tế sẽ đợc nhân rộng ra cả nớc, nếu thất bại, ảnh hởng của nó chỉ trên qui mô thu nhỏ và không đáng kể.

- Tăng cờng mối liên kết với nền kinh tế Hồng Kông, Đài Loan, tạo điều kiện thu hồi lãnh thổ.

Với mục tiêu xây dựng đặc khu kinh tế "không chỉ mang ý nghĩa kinh tế quan trọng, mà còn mang ý nghĩa chính trị sâu xa đối với ổn định nhân tâm ở Hồng Kông, đối với việc đa Đài Loan về với tổ quốc" các đặc khu kinh tế là cầu nối hữu hiệu để Trung Quốc thu hồi Hồng Kông vào năm 1997, Ma Cao vào cuối năm 1999. Trên thực tế phơng châm "thu hút bên ngoài, đoàn kết bên trong, phát triển kinh tế" mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với các vùng lãnh thổ trên ngày càng cải thiện. Các nền kinh tế Quảng Đông, Phúc Kiến đã dân dần có sự kết hợp nhất chặt chẽ hơn với Hồng Kông và Đài Loan.

3. Nghiên cứu mô hình đặc khu kinh tế Thâm Quyến và các chính sách u đãi.

Một phần của tài liệu kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế trung quốc và vận dụng đối với phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở việt nam (Trang 25 - 29)