Nghiên cứu trường hợp điển hình CN bị stress

Một phần của tài liệu vấn đề stress của công nhân ở một số khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 80)

19 Công việc không được xác định rõ ràng ( vai trò nhập

3.8 Nghiên cứu trường hợp điển hình CN bị stress

Đề tài chọn nghiên cứu 2 trường hợp CN bị stress điển hình:

Trường hợp 1:

Anh N.H.T 30 tuổi, quê ở Vĩnh Long làm việc tại một công ty ở KCN Vĩnh Lộc với công việc là CN ở phòng thí nghiệm thủy sản , hiện đang ở trọ cùng với một đồng nghiệp nam khác trong một dãy nhà trọ dành cho CN, anh sống xa gia đình không có người thân bên cạnh. Anh đã có người yêu. Khi chúng tôi đưa phiếu điều tra ( phụ lục 2) cho anh làm cộng với phỏng vấn thêm thì anh cho biết anh thường xuyên b stress, vi các biu hin sau:

Bảng 3.31 Các biểu hiện của trường hợp CN nam bị stress

Nhóm biểu hiện

Thường xuyên Thỉnh thỏang thể chất,

sinh lý

Ăn uống không ngon miệng; mất ngủ

Mệt mỏi; Mặt mày ủ rũ; Có vấn đề trong dạ dày; có sự thay đổi cân nặng cơ thể Về mặt

cảm xúc

Cảm thấy mình dễ xúc động Khó chịu; Dễ cáu gắt, bực bội; Cảm thấy chán nản, buồn bã; Tính cách thay đổi; Lo lắng về nhiều điều; Cô đơn; Thiếu kiên nhẫn; Cảm thấy mình dễ bị tổn thương hơn; Cảm xúc thay đổi nhanh; Về nhận thức, hoạt động trí tuệ Độ nhạy của các giác quan bị giảm sút; Suy nghĩ nhiều, Suy nghĩ bất cần; Khó khăn trong việc quyết định một việc gì đó; Trở nên mất lòng tin vào người khác; Muốn nghỉ việc; Cảm thấy không hài lòng về bản thân; Cảm thấy bị thời gian thúc ép mình phải vội vàng; cảm thấy bị áp lực, đè nén ( tâm lý nặng nề); Cảm thấy quá tải; Khó tập trung chú ý hơn trước; Cảm thấy căng thẳng đầu óc; Bị ám ảnh bởi một vấn đề hay suy nghĩ nào đó

Về hành vi, hoạt động Không thể hoặc không dám thư giãn, nghỉ ngơi vì việc gì đó chưa xong

Không muốn nói chuyện hoặc ít nói trầm ngân hơn; giảm hiệu quả trong giao tiếp với người khác; Muốn ở một mình không muốn tiếp xúc với người khác.

Nhng điu làm cho anh thường xuyên b stress bao gm:

Bảng 3.32 Các nguyên nhân ảnh hưởng tới mức stress của trường hợp CN nam

Nguyên nhân Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Liên quan

đến yếu tố thể lý, tâm lý

Những nhu cầu của bản thân không được thỏa mãn; Mặc cảm tự ti về bản thân Nghiền ngẫm những điều không tốt đẹp trong quá khứ ; Mất lòng tin; Bản thân không thể giải quyết được vấn đề của mình

Liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần

Đời sống kinh tế thiếu thốn chật vật; Ăn uống không điều độ, không đủ chất; Ngủ nghỉ, sinh hoạt không điều độ; cuộc sống tẻ nhạt; Do thay đổi môi trường sống; Nơi ở chật chội, nóng bức; Ảnh hưởng bởi cuộc sống ngày càng phức tạp; Những phiền toái, vụn vặt hằng ngày; Đảm trách nhiều vai trò; Khi những hoạt động vấn đề anh quan tâm gặp khó khăn; Khi những sự kiện bất ngờ xảy ra ngoài dựđóan của anh, Những sự kiện có giới hạn, sự cấp bách về thời gian; Những sự kiện kéo dài quá lâu

Lúc nào cũng bận rộn không có thời gian nghỉ ngơi; Sự thay đổi quá nhanh và đột ngột trong cuộc sống; Bị bế tắc

Liên quan đến công việc

Công việc không phù hợp; Không ổn định đảm bảo; Công việc quá tải làm nhiều việc trong thời gian ngắn; Sự đòi hỏi khắt khe của công việc, Công việc không được xác định rõ ràng; Công việc đơn điệu, buồn chán; Bị hạn chế giao tiếp với người khác khi làm việc; Vấn đề lương bổng, phụ cấp không thỏa đáng; Cách quản lý của cấp trên không thích hợp; Không được lãnh đạo lắng nghe những ý kiến; Làm thêm nhiều việc; Môi trường, điều kiện làm việc không thuận lợi; Sự kỳ thị phân biệt nơi làm việc; Những quy định, ký luật chặt chẽ của công ty.

Do các mối quan hệ

Không làm đựoc gì nhiều cho gia đình; Sự mất mát thành viên gần gũi trong gia đình; Sống xa gia đình; Có trách nhiệm với quá nhiều người; Thiếu thốn tình cảm; Cô đơn; Trở ngại trong mối quan hệ với người khác.

Mâu thuẫn với người khác; Những người quan trọng, có ý nghĩa với bản thân gặp khó khăn; Nguyên nhân do mối quan hệ tình yêu

Sự cách trở về mặt địa lý trong tình yêu; Mâu thuẫn gây gỗ, giận hờn với ngừoi yêu; Bị lừa dối; Bị bội ước, Bị lợi dụng; Sự chờđợi; Người yêu không chung thủy.

Khi b stress anh thường xuyên s dng nhng cách sau đểng phó vi stress:

- Tâm sự, chia sẻ với người khác; Tự trấn an, động viên bản thân; Tưởng tượng về những điều tốt đẹp hơn, suy nghĩ về những thời điểm vui vẻ hơn; Cố gắng suy nghĩ, chứng minh cho hành động của mình là hợp lý và có thể chấp nhận được để bản thân cảm thấy nhẹ nhõm; Làm cho bản thân trở nên cứng rắn để không còn trải qua bất kì cảm xúc tiêu cực nào để không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây stress nữa; Tìm cách quên đi cảm xúc tiêu cực, tình huống hiện tại bằng các hành vi hướng đến thể chất ( uống rượu bia, hút thuốc); Làm những việc bản thân thấy thích để giải trí; Thực hiệc các hoạt động có tác dụng thư giãn thể chất ( ngủ nghỉ, tập thể dục nhẹ nhàng); Ở một mình yên tĩnh; Tìm đến các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng

* Nhu cu v s tr giúp xã hi để ngăn nga và gii ta stress thì Anh chọn lựa tất cả 31 nhu cầu ở mức độ rất cần

Sau khi thc hin thêm mt cuc phng vn sâu chúng tôi được biết trong những nguyên nhân gây stress cho anh thì hiện nay các nguyên nhân liên quan đến công việc và chuyện tình cảm, cũng như

đời sống vật chất, sinh hoạt thường ngày gây stress cho anh nhiều nhất. Trong đó anh thường nhấn mạnh nguyên nhân từ công việc là nguyên nhân chính gây stress cho anh, từ đó nó ảnh hưởng đến chuyện tình cảm và cuộc sống của anh, và những chuyện này lại góp phần làm anh bị stress nhiều hơn. Anh chia sẻ công việc của anh thường ngày diễn ra rất giống nhau, sáng anh đến bộ phận chế biến để lấy mẫu thành phẩm, lấy nước, muối kiểm tra vi sinh, mặc dù công việc không có gì nặng nhọc nhưng anh cứ phải làm liên tục không có thời gian rãnh rỗi và hằng ngày cứ lặp đi lặp lại công việc đó anh cảm thấy công việc buồn chán, lại thêm là anh bị hạn chế làm việc trong không gian của phòng thí nghiệm không có nhiều CN nên sự giao tiếp cũng không được nhiều, anh nói nhiều khi một ngày làm việc anh chỉ nói được vài ba câu nên cảm thấy bị ức chế. Nhưng điều quan trọng nhất khiến anh căng thẳng, lo lắng nhất là vấn đề lương , số tiền lương anh nhận được không tương xứng với năng lực làm việc và không nhận được phụ cấp nào khác, làm vất vả nhưng số tiền kiếm được không đủ cho anh chi tiêu trong tháng nên anh thường xuyên cảm thấy thiếu thốn, lúc nào cũng vay mượn nên anh cảm thấy rất khó chịu và lo lắng. Những lúc như vậy anh cảm thấy rất chán nản, tinh thần sa sút, chán không muốn làm việc nữa. Anh có ý định nghỉ việc nhưng hiện nay anh vẫn chưa làm vì anh vẫn đang đợi sự cải thiện tiền lương của công ty, hơn nữa do anh chưa tìm được một công việc khác nên anh chưa dám nghỉ ngay lúc này, vì nghỉ thì lấy tiền đâu mà sống. Nhưng anh cho biết thêm, nếu công ty vẫn không chịu giải quyết trong thời gian tới thì chắc anh sẽ nghỉ việc thôi vì anh không cảm thấy toại nguyện trong nghề nghiệp, công việc này anh cũng thấy chưa hài lòng vì điều kiện làm việc không tốt, không đáp ứng được đầy đủ, khả năng thăng tiến không có. ( Trước đây anh làm việc ở Sóc Trăng , sau khi chuyển việc, thay đổi chỗ làm 3 lần anh mới lên tới TP). Anh cảm thấy bế tắc vì có những việc mình tính được mà không làm được, cảm thấy tức vì bị ngăn cản bởi nhiều thứ như điều kiện kinh tế, yêu cầu công việc , anh nói nếu điều kiện kinh tế khá hơn anh sẽ làm được nhiều việc , còn bây giờ anh cảm thấy rất gò bó.

Khi hỏi về việc anh có trình bày vấn đề khó khăn của mình trong công việc cho cấp trên và công đoàn để tìm sự giúp đỡ không thì anh nói, anh có nói chuyện với cấp trên trực tiếp quản lý mình để trình bày nguyện vọng và cấp trên cũng đã động viên tinh thần của anh rất nhiều nhưng rồi anh thấy chuyện vẫn đâu vào đấy, vì người cấp trên này không có quyền giải quyết , chỉ có lãnh đạo cao hơn mới có thể cải thiện nhưng người này không có hành động gì nên anh cảm thấy cũng chẳng có hi vọng gì. Anh cũng nói rằng mới đầu anh cũng tìm đến công đòan để nhờ họ bảo vệ quyền lợi của mình nhưng anh chỉ nhận được một câu nói cho họ sốđiện thoại rồi sẽ liên hệ giải quyết sau, nhưng sau đó vẫn chẳng thấy ai liên lạc và tình hình vẫn như vậy nên anh nói từ đó về sau anh không tin vào công đòan nữa, khi có khó khăn gì anh cũng không muốn trình này với công đòan.

Những vấn đề trong công việc đã khiến anh bị stress nhiều, nhất là việc làm vất vả mà đồng lương không đủ sống , từđó này sinh ra nhiều vấn đề khác khiến anh bị rơi vào vòng luẩn quẩn và bị stress nhiều hơn. Khi hỏi đến chuyện tình yêu của anh có thuận lợi không, anh ngập ngừng nói rằng cứ cho là anh có ngừơi yêu đi, tôi thắc mắc hỏi lại tại sao có ngừơi yêu mà lại nói “ cứ cho là có”? , anh giải thích rằng bỏi vì anh và người yêu hiện nay ở rất xa nhau, cô ấy ở Sóc Trăng, hai người quen nhau khi anh còn lam việc ở đó, đến nay đã gần 5 năm nhưng tình cảm vẫn không tiến triển, cứ bình bình như vậy vì hai người không có điều kiện gần nhau cũng chính là do công việc tác động, anh phải đổi

việc liên tục và lên thành phố làm việc để mong kiếm được số tiền nhiều hơn nhưng đến nay anh vẫn chưa hài lòng về điều đó. Có người yêu mà không ở gần nhiều lúc làm anh cảm thấy rất buồn và cô đơn, thiếu thốn tình cảm, tưởng chừng như mình không hề có ngừoi yêu, và việc ở xa nhau dễ tạo ra sự không tin tưởng lẫn nhau. Tình trạng này khiến anh cảm thấy khó chịu và nhiều lúc cứđặt câu hỏi tại sao lại như vậy. Khi hỏi anh đã có suy nghĩ gì để cải thiện tình trạng này giữa hai người thì anh vẫn nói rằng phải kiếm được nhiều tiền hơn thôi, vì tiền lương thấp anh không dám nghĩ đến chuyện cứoi vợ mặc dù anh đã 30 tuổi. Và lúc này anh nói thêm một lần nữa nếu tiền lương không tăng anh sẽ phải tìm một công việc khác. Việc không có tiền khiến chuyện tình cảm của anh bị trở ngại , đồng thời làm cho những việc mà anh muốn làm không làm được nhưđi học để nâng cao tay nghề rồi mở một cơ sở nhỏ để làm. Mỗi khi nghĩ đến những chuyện này anh cảm thấy nó cứ rơi vào vòng luẩn quẩn và cảm thấy rất bức bối, nhiều đếm mất ngủ vì cứ suy nghĩ nhiều thứ, và nó khiến anh buồn chán, mặt mày anh ủ rũ, tinh thần sa sút, không muốn cố gắng làm việc nữa, ăn uống cũng chẳng thấy ngon lành gì vì trong lòng mình có nhiều chuyện khúc mắc.

Khi hỏi đến cuộc sống hằng ngày của anh diễn ra thế nào, anh cho biết sáng thức dậy ăn sáng, đi làm, chiều tối về uống cà phê rồi đi ngủ. Khi hỏi anh có hài lòng với cuộc sống hiện nay không thì anh nói rằng anh không hài lòng một chút nào, tôi có vẻ hơi bất ngờ nên anh giải thích thêm ngừơi khác nhìn vào tửơng như vậy là tốt, an nhàn rồi nhưng với anh thì nó rất tẻ nhạt vì cuộc sống cứ diễn ra rập khuôn, máy móc, không có biến đổi gì mới, nó cứ kéo dài hòai khiến anh rất chán chường và tinh thần của mình cứ nặng nề.

Hỏi anh về những lúc buồn chán, mệt mỏi , căng thẳng anh thường làm gì thì anh nói rằng anh thường tìm bạn bè để nói chuyện và có lúc thì hút thuốc , nhậu với bạn. ( Trong lúc trò chuyện với tôi, chỉ trong khỏang 15 phút anh đã hút 2 điều thuốc). Khi tôi hỏi tác dụng của những việc làm này đối với tình trạng stress của anh thế nào thì anh nói rằng nó chỉ giải tỏa nhất thời trong một giai đoạn thôi chứ không hòan tòan giải tỏa hết những anh đang chịu đựng nhưng nó có lợi ở chỗ là không làm tăng thêm sự căng thẳng cho anh ngay thời điểm đó.

Anh chưa bao giờ tìm sự giúp đỡ của trung tâm hỗ trợ Thanh niên CN và Quỹ hỗ trợ CN để nhờ giúp đỡ vì anh không biết đến 2 tổ chức đó nên không thể nhờ. Và anh cũng chưa bao giờ tìm đến các chuyên viên tư vấn tâm lý để nhờ họ tư vấn vì anh nói rằng vấn đề của anh chủ yếu là vấn đề tiền nong nên nhà tư vấn cũng không gíup được gì, chỉ có khi công ty tăng lương và đảm bảo việc làm ổn định thì mọi chuyện sẽ tốt hơn.

Trong phiếu điều tra ở phần “ Nhu cầu về sự hỗ trợ xã hội để gíup giải tỏa stress” thì anh đã chọn ở tất cả các mục đều ở mức độ rất cần. Anh nhấn mạnh rằng CN rất cần sự quan tâm sâu sắc của cấp trên, lãnh đạo đối với đời sống CN, cần phải có những hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm về mặt vật chất sẽ thiết thực hơn cho CN, nếu điều kiện làm việc, chỗở , lương thỏa đáng thì CN sẽ an tâm làm việc.

Trường hợp 2

Chị L.T.T, 34 tuổi quê ở Nghệ An, đang làm CN may của một công ty tại khu công nghiệp Tân Tạo, chị đã vào TPHCM làm việc được 13 năm và làm may được 7 năm. Hiện nay chịđang ở trọ cùng với một cháu gái trong căn phòng khoảng 3m x 2m, không có tivi và vật dụng có giá trị nào nên căn phòng tuy nhỏ nhưng vẫn trống trải. Chịđã có một đứa con gái năm nay 6 tuổi nhưng bé không ở chung

với chị mà ở Nghệ An với bà ngoại, chị cũng không sống chung với chồng vì hai người đã chia tay, không ra tòa ly hôn vì không có đăng kí kết hôn và không tổ chức đám cưới. Hai người chia tay nhau khi chị đang mang thai đứa con được 4 tháng, lúc đó cả hai còn đang ở quê, chị mang trong mình đứa con lên thành phố làm việc mà không có chồng đi cùng cho đến nay. Khi chúng tôi đưa phiếu khảo sát (phụ lục 2) cho chị làm và phỏng vấn thêm thì chị cho biết chị rất thường xuyên bị stress với các biểu hiện

sau:

Bảng 3.33 Các biểu hiện stress của trường hợp CN nữ

Biểu hiện Thường xuyên Thỉnh thỏang Về mặt thể

chất, sinh lý

Nhức đầu ( chóng mặt, hoa mắt); Có vấn đề trong dạ dày (không tiêu); Có vấn đề trong ăn uống ( ăn không ngon, không muốn ăn); Có vấn đề trong giấc ngủ (khó ngủ)

Về mặt cảm xúc

Cảm thấy buồn; lo lắng về nhiều điều; Nôn nóng, sốt ruột, thiếu kiên nhẫn; dễ khóc và xúc động Dễ bị kích động (dễ mất bình tĩnh, cáu giận, gắt gỏng, dễ bực mình); Tính cách thay đổi; Cảm thấy mình dễ bị tổn thương hơn; Cảm thấy bồn chồn, bút rứt Về nhận thức, hoạt động trí tuệ Cảm thấy bị áp lực, đè nén ( tâm lý nặng nề); Nhìn tương lai bi quan, Bị ám ảnh bởi một vấn đề hay suy nghĩ nào đó; Trở nên đa nghi, thiếu lòng tin vào người khác; Suy nghĩ nhiều

Cảm thấy mệt mỏi tinh thần muốn buông xuôi mọi việc; Độ nhạy của giác quan giảm sút; Suy nghĩ theo kiểu bất cần; khó khăn trong việc ra quyết đinh; Khả năng tư duy giảm sút; Cảm thấy thất vọng

Một phần của tài liệu vấn đề stress của công nhân ở một số khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 80)