19 Công việc không được xác định rõ ràng ( vai trò nhập
3.7.1 Điểm trung bình của các nhóm nhu cầu
Chúng tôi phân loại nhu cầu hỗ trợ xã hội của CN thành 3 nhóm nhu cầu là nhu cầu hỗ trợ vật chất, nhu cầu hỗ trợ tinh thần, nhu cầu hỗ trợ thông tin. Kết quảđiểm TB của 3 nhóm nhu cầu được thể hiện ở bảng 3.27
Bảng 3.27 Điểm trung bình các nhóm nhu cầu
Nhóm nhu cầu Điểm TB SD Thứ bậc Nhu cầu hỗ trợ tinh thần 2.46 0.53 2
Nhu cầu hỗ trợ vật chất 2.53 0.50 1 Nhu cầu hỗ trợ thông tin 2.25 0.68 3
Kết quả bảng 3.27 cho thấy trong 3 nhóm nhu cầu thì nhu cầu hỗ trợ vật chất có điểm TB cao nhất , sau đó là nhu cầu tinh thần, và cuối cùng là nhu cầu hỗ trợ thông tin. Điều này cho thấy, mặc dù stress là một tình trạng căng thẳng về tâm lý, tinh thần nhưng lại do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó nguyên nhân liên quan đến đời sống vật chất là nguyên nhân gây stress nhiều cho CN, chính vì vậy có thể hiểu tại sao nhu cầu hỗ trợ về vật chất của CN lại cao hơn những nhu cầu khác. Thông thường khi nhu cầu vật chất được thỏa mãn thì họ mới quan tâm tới những nhu cầu tinh thần và nhu cầu tìm kiếm thông tin, kiến thức của mình. Và kết quả này cho thấy, CN cũng không nằm ngòai quy luật đó, vì đời sống vật chất của họ chưa được đảm bảo nên họ mới có nhu cầu nhiều về sự hỗ trợ
vật chất để giúp họ cải thiện tình hình, nhu cầu tinh thần, tìm kiếm thông tin cũng có nhiều nhưng ở vị trí sau nhu cầu vật chất. 3.7.2 Những nhu cầu hỗ trợ tinh thần của CN ở các KCX – KCN tại TPHCM Bảng 3.28 Nhu cầu hỗ trợ tinh thần của CN ở các KCX – KCN tại TPHCM Rất cần Ít cần Không cần Thứ bậc Các nhu cầu hỗ trợ tinh thần ĐTB SL % SL % SL % 1 Tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái 2.64 272 72.0 77 20.4 29 7.7 2 Không gây áp lực nhiều cho CN 2.56 257 68.0 76 20.1 45 11.9 3 Tổ chức đi du lịch nhiều hơn 2.50 228 60.3 111 29.4 39 10.3 4 Tạo điều kiện cho CN nói ra những khó khăn, vấn đề
bức xúc của mình 2.48 228 60.3 102 27.0 48 12.7 5 Quan tâm về mặt tinh thần bằng cách động viên, hỏi
han, chia sẻ, cảm thông 2.46 220 58.2 112 29.6 46 12.2 6 Tổ chức những buổi giao lưu giữa các CN với nhau 2.43 221 58.5 97 25.7 60 15.9 7 Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải
trí cho CN 2.41 210 55.6 114 30.2 54 14.3 8 Tổ chức các hoạt động đoàn hội tạo điều kiện cho CN tham gia 2.37 206 54.5 106 28.0 66 17.5 9 Tổ chức các lớp học mang tính giải trí, nghệ thuật như ca hát,nhảy múa, hội họa... 2.31 188 49.7 120 31.7 70 18.5 10 Có các buổi tư vấn tâm lý định kì hàng tuần, hàng tháng trực tiếp hoặc tư vấn qua điện thoại miễn phí để CN có thể chia sẻ những vấn đề của mình 2.26 182 48.1 114 30.2 82 21.7
Kết quả bảng 3.28 cho thấy, trong tất cả 10 nhu cầu hỗ trợ tinh thần thì nhu cầu nào cũng có tỷ lệ CN rất cần cao nhất so với 2 mức độ ít cần và không cần. Nếu so sánh giữa việc có hay không có nhu cầu thì cả 10 nhu cầu đều có tỷ lệ CN có nhu cầu khoảng 80% trở lên. Đây là một con số rất cao, chứng tỏđa số CN có nhu cầu về sự hỗ trợ tinh thần cần được đáp ứng. Trong đó, nhu cầu có được một
bầu không khí làm việc vui vẻ thỏai mái là mong muốn lớn nhất của CN với ĐTB=2.64 trong số những nhu cầu hỗ trợ tinh thần, bởi lẽ khi có một bầu không khí làm việc tốt sẽ giúp CN giải tỏa được những căng thẳng do công việc gây ra và tạo cho họ một tâm lý thỏai mái, dễ chịu trong suốt quá trình làm việc, cũng như có thể giúp họ quên đi những chuyện phiền muộn cá nhân. Trong số những nhu cầu hỗ trợ tinh thần mà CN cần, với vai trò là người nghiên cứu tâm lý, chúng tôi quan tâm đến nhu cầu của CN đối với việc tư vấn tâm lý. Mặc dù kết quả trên cho thấy, nhu cầu về tư vấn tâm lý có ĐTB thấp nhất so với những nhu cầu tinh thần khác nhưng cũng có một tỷ lệ tương đối nhiều CN rất cần có các buổi tư vấn tâm lý với 48.1% CN, đây cũng là một con sốđáng quan tâm để chúng ta xem xét và đưa hoạt động tư vấn tâm lý để hỗ trợ tinh thần cho CN.