Nguyên nhân gây stress nói chung

Một phần của tài liệu vấn đề stress của công nhân ở một số khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 32)

Theo quan điểm hệ thống về stress, một cá nhân bị stress là do bản chất của các sự kiện kích thích và do những yếu tố thuộc về cá nhân quyết định mức độ stress của cá nhân đó vì vậy có hai nhóm nguyên nhân gây stress là nguyên nhân khách quan (nguyên nhân bên ngoài cá nhân), và nguyên nhân chủ quan ( nguyên nhân bên trong) [31], [50].

a. Nguyên nhân khách quan – bên ngoài

- Những luận điểm chung về nguyên nhân khách quan gây stress cho con người:

Căn cứ vào mức độ kích thích của các tác nhân thì có 2 mức độ gây ra stress đó là kích thích quá thấp ( thiếu tải) hoặc kích thích quá mạnh (quá tải) bởi vì nếu mức độ kích thích quá thấp thì con người

sẽ không cảm thấy phấn khích và thích thú điều gì, từđó hiệu quả làm việc cũng như tâm trạng sẽ không tốt. Ngược lại nếu mức độ kích thích quá cao con người sẽ luôn cảm thấy phấn khích và thường phải làm theo những yêu cầu, mong muốn mâu thuẫn nhau, và họ sẽ luôn phải chịu đựng quá sức mức độ kích thích, như vậy hiệu quả làm việc cũng như tâm trạng của họ sẽ bị giảm sút, dần dần họ sẽ có những dấu hiệu và chịu ảnh hưởng bởi stress [27, tr 26], [50, tr 13].

Theo Lazarus và Folkman một thông số bên ngoài cá nhân đượcnghiên cứu trong mối liên quan với stress, đó là đối tượng ủy thác - là những gì mà cá nhân đánh giá cao và xem trọng, bao gồm những mục đích và hoạt động mà họđầu tư năng lực vào, hoặc những nhóm người và tổ chức mà họ gắn bó. Bất kỳ sựđe dọa hoặc gây thách thức cho những đối tượng ủy thác của cá nhân đều chất chứa một tiềm năng gây stress rất lớn. Chúng ta càng đầu tư nhiều vào một ai đó, một mục đích hoặc một hoạt động nào đó, thì stress xảy ra càng nặng nề khi người đó, mục đích đó, hoạt động đó bịđe dọa. [84]

Các đặc tính của sự kiện kích thích cũng có ảnh hưởng đến mức độ stress, đó là khả năng tiên đoán, sự hạn định thời gian và sự nhập nhằng, nước đôi . Khả năng tiên đoán là sự biết trước khi nào sự kiện sẽ xảy ra. Nói chung, những sự kiện có thể tiên đoán được thì ít gây stress hơn những sự kiện không tiên đoán được. Khả năng tiên đoán làm giảm mức độđe dọa, nguy hại và thách thức, bằng cách cho phép ta chuẩn bị ứng phó sự kiện và biết được khi nào chúng ta được an toàn (Weinberg, Levine, 1980). Sự hạn định về thời gian là những sự kiện có giới hạn về thời gian hoặc khi một sự kiện trở nên chắc chắn sẽ xảy đến, cá nhân sẽ nhận thấy nó càng lúc càng có tính thách thức và đe dọa. Ví dụ, càng tới thời gian cần phải hoàn thành xong sản phẩm, CN sẽ càng cảm thấy lo lắng và vội vã hơn. Sự nhập nhằng là việc không xác định rõ như không biết vai trò và trách nhiệm, công việc cụ thể của mình là gì. [31, tr 19], [84]

Trái với quan điểm của Holmes và Rahe những sự thay đổi là nguyên nhân gây stress thì Lazarus, Folkman cho rằng trong vài trường hợp, tình trạng ít thay đổi lại có thể gây stress như những tình huống chán chường kéo dài thường được xem là có thể gây stress .

- Những nguyên nhân khách quan cụ thể gây stress bao gồm:

* Stress do môi trường sinh thái

Những yếu tố có nguồn gốc sinh thái góp phần gây nên stress , nó phát sinh từ mối quan hệ giữa môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể. Cụ thể là do (1) rối loạn chu kỳ thời gian sinh học, rối loạn ăn ngủ; (2) do suy giảm khả năng thích ứng với môi trường vì chấn thương và bệnh tật làm giảm khả năng chống đỡ với stress , đồng thời những nhận thức về mối đe dọa thể chất, tâm lý xã hội hoặc lo lắng về tình trạng sức khỏe cũng làm gia tăng thêm stress và bệnh tật càng nặng thêm. Như một chu kì vòng tròn bệnh tật gây stress , stress làm cho bệnh tật nặng hơn, khó chữa hơn. [27], [84], [87]. Thêm vào đó, bất kì những đe dọa nào đối với hình ảnh thân thể, thay đổi hình ảnh thân thể đều có thể khơi gợi sự lo hãi, và là nguồn gốc đặc biệt gây stress [33, tr 245]; (3)do những tác nhân trong môi trường vật lý, tự nhiên như tiếng ồn, hóa chất, sự đông đúc hạn chế tính riêng tư, không gian chật chội, ô nhiễm, nóng bức, sự mới mẻ do thay đổi nơi cư trú …)[15], [27], [31], [45], [50], [87]

Những yếu tố thuộc về xã hội cũng góp phần tạo nên stress cho cá nhân trong xã hội đó. Theo thuyết xung đột thì stress xuất hiện khi con người không có việc làm, không có nhà ở, stress là hậu quả của những mối quan hệ xã hội ít ổn định, của nghèo khổ, của quyền hạn thấp kém, và stress nảy sinh do những vấn đề của tòan cầu hóa, quá tải dân số, gia tăng tội phạm, suy thóai kinh tế, thất nghiệp, hội nhập xã hội và tuân giữ các tiêu chuẩn xã hội, sự phân phối hàng hóa kinh tế và dịch vụ xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ mạnh mẽ, mau lẹ, sự quá tải thông tin và những biến động xã hội, những giá trị thay đổi , địa vị xã hội… tác động lên cá nhân làm cá nhân không thích ứng kịp và dễ rơi vào tình trạng stress [15], [31], [45], [87]. Ngòai ra, stress còn nảy sinh khi chúng ta xử lý sai các thông tin hỗn độn và ồạt từ môi trường xã hội xung quanh mình hoặc khi mong muốn một cái gì đó mà kết quả lại tệ hại ngoài dự kiến hoặc do có vấn đề trong quá trình thích ứng về mặt tâm lý trước những sự kiện thay đổi, biến cố trong cuộc sống[27]

* Stress do những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong xã hội

Con người sống trong xã hội luôn phải gắn kết mình với những quan hệ xã hội nhất định, và những mối quan hệ này có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi người , do đó những vấn đề bất lợi từ những mối quan hệ xã hội mà cá nhân tham dự như quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, tình yêu …sẽ là một tác nhân gây stress đáng kể cho con người[50]. Ngoài ra, việc thiếu những quan hệ gần gũi, thiếu bạn bè, thiếu giao tiếp, sống một mình và cô độc hoặc phải ở một mình khi bản thân không muốn sẽ làm con người có cảm giác cô đơn hay những người thiếu mạng lưới hỗ trợ xã hội cũng có nguy cơ và gia tăng mức stress [21], [50].

* Stress do nghề nghiệp

Những yếu tố liên quan đến nghề nghiệp có thể gây stress bao gồm: những thay đổi, biến động trong công việc; đảm trách nhiều vai trò, trách nhiệm; bên cạnh đó điều kiện, môi trường, thời gian lao động; tính chất, yêu cầu của công việc; vấn đề thu nhập trong công việc; quan hệ trong lao động, công việc; sự phát triển nghề nghiệp; về phương diện cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp với cá nhân đều có thể trở thành tác nhân gây stress cho cá nhân đó [8], [21], [31], [50],[59],[62]

b. Nguyên nhân chủ quan – bên trong cá nhân

- Sự thiếu ý thức về khả năng kiểm soát sự kiện sẽ làm tăng thêm stress khi khi cá nhân cảm thấy hành vi của họ chẳng có hiệu quả gì hoặc các sự kiện là không thể kiểm soát được. Điều này được đặc trưng bởi tính thụđộng trong hành vi, cảm xúc ức chế và tư tưởng tập trung vào sự thất vọng. [84]

- Sự không chắc chắn như không chắc chắn về tương lai, không dự đoán trước được những sự kiện quan trọng, không dựđoán trước được những thay đổi cũng gây ra stress [21], [50]

- Khi cá nhân cảm thấy không có quyền hoặc ít có quyền quyết định những việc của bản thân hoặc việc quan trọng thì sẽ chịu đựng một ít stress bất lợi. Bên cạnh đó quá nhiều quyền quyết định và sự chắc chắn cũng có thể gây stress bất lợi [50]

- Cảm giác làm chủ hoặc mất tự chủ cũng ảnh hưởng đến stress, chẳng hạn một nghiên cứu về CN làm việc dây chuyền đã chỉ ra rằng những người CN nào có thể chủđộng trong nhịp độ công việc hoặc

lựa chọn vị trí làm việc trong dây chuyền sẽ làm việc có hiệu quả hơn và thấy thoải mái hơn những người hoàn toàn bị thụđộng [21]

- Cảm giác hẫng hụt khi các nhu cầu bị cản trở trong việc làm thỏa mãn chúng cũng là một nguồn gốc gây stress , việc cản trở có thể là do chậm trễ hay trì hoãn, hoặc cũng có thể bắt nguồn từ thất bại mặc dù đã cố gắng tìm sự thỏa mãn nhưng không được, hoặc do mất đi nguồn gây thỏa mãn, mâu thuẫn nội tâm trong mỗi người [33, tr 203], những chấn thương tâm lý [33, tr 207]cũng là nguồn gốc cơ bản gây stress

- Yếu tố tựđánh giá, tự nhận thức, suy nghĩ là yếu tố gây stress và quyết định mức độ stress của cá nhân. Một tình huống chỉ có thể là nguyên nhân dẫn đến stress nếu cá nhân cho là như vậy.

+ Một số người tăng mức stress bất lợi do những sai lầm, không hợp lý trong suy nghĩ của họ nhưsuy nghĩ vội vàng, suy nghĩ tuyệt đối hóa, kiểu suy nghĩ cực đoan, hay tưởng tượng ra những điều không tốt đẹp (tương lai của mình xám xịt, suy nghĩ quá nhiều những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai v.v.. ). Lối suy nghĩ quy mọi cái là tại bản thân, buộc tội chính mình cho bất kì điều gì sai ngay cả khi bản thân chỉ phải chịu trách nhiệm một phần hoặc hoàn toàn không chịu trách nhiệm, ngoài ra cách suy này cũng có nghĩa là luôn nghĩ rằng mọi người sẽ chú ý đến từng sai sót của bản thân, mình là trung tâm của sự soi mói của mọi người.

Bên cạnh đó việc đánh giá thấp khả năng giải quyết vấn đề của bản thân hoặc cứ nghiền ngẫm những thất bại hoặc kinh nghiệm khó chịu trong quá khứ hoặc cũng sẽ làm gia tăng stress bất lợi [27], [50],

- Những cảm xúc thái quá, tiêu cực như lo lắng, buồn rầu, chán nản, thất vọng, đau khổ…kéo dài lâu ngày sẽ khiến con người rơi vào tình trạng stress và trầm trọng hơn là bị trầm cảm; Những người hay có trạng thái cảm xúc không ổn định, hay lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn thương [70]

- Do cá nhân có những hành vi không thích hợp, thái quá gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và người khác như hút thuốc, uống rượu, hành vi gây hấn…làm nguy cơ bị stress cho bản thân cao hơn[27]

Một phần của tài liệu vấn đề stress của công nhân ở một số khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 32)