Bảng 3.16 Các biểu hiện stress về cảm xúc ở CN các KCX-KCN tại TPHCM TX TT KC Thứ bậc Các biểu hiện sinh lý, thể chất ĐTB SL % SL % SL % 1 Lo lắng về nhiều điều 1.95 87 23.0 185 48.9 106 28.0
2 Cảm thấy khó chịu trong người 1.93 50 13.2 253 66.9 75 19.8 3 Cảm thấy chán nản, buồn bã 1.84 59 15.6 201 53.2 118 31.2
4 Dễ bị kích động (dễ mất bình tĩnh, cáu giận, gắt gỏng,dễ bực
mình) 1.78 56 14.8 181 47.9 141 37.3
5 Dễ khóc và xúc động 1.74 70 18.5 140 37.0 168 44.4 6 Nôn nóng, sốt ruột, thiếu kiên nhẫn 1.64 42 11.1 157 41.5 179 47.4
7 Đè nén các cảm xúc (Không thể bộc lộ những cảm xúc thật
của bản thân ra ngòai) 1.62 48 12.7 140 37.0 190 50.3
8 Tính cách thay đổi ( tâm tính bất ổn, khó tính, khắt khe
hơn…. ) 1.62 40 10.6 154 40.7 184 48.7
9 Cảm xúc thay đổi nhanh 1.60 40 10.6 147 38.9 191 50.5 10 Cảm thấy bồn chồn, bứt rứt 1.56 23 6.1 164 43.4 191 50.5 11 Cảm thấy dễ bị tổn thương 1.56 29 7.7 152 40.2 197 52.1 12 Cảm thấy cô đơn không ai có thể chia sẻ cảm xúc của mình 1.47 32 8.5 112 29.6 234 61.9
Kết quả bảng 3.16 cho thấy điểm TB các mức độ biểu hiện stress ở 11 biểu hiện cảm xúc đều nằm trong khỏang 1.5 ≤ĐTB< 2.5 tương ứng với mức độ thỉnh thoảng, chỉ có 1 biểu hiện có điểm TB =1.47 tương ứng với mức độ không có biểu hiện, đồng thời kết quả cũng cho thấy thứ bậc các biểu hiện dựa trên điểm TB các mức độ stress. Trong đó biểu hiện cảm xúc dễ nhận thấy nhất ở CN là Lo lắng về
nhiều điều (ĐTB=1.95), Cảm thấy khó chịu trong người (ĐTB=1.93), Cảm thấy chán nản, buồn bã
(ĐTB=1.84), Dễ bị kích động (dễ mất bình tĩnh, cáu giận, gắt gỏng,dễ bực mình) (ĐTB=1.78). Các biểu hiện cảm xúc này có trên 60% CN cho biết họ thường xuyên hoặc thỉnh thoảng có những biểu hiện đó trong cuộc sống, trong đó ở mức độ thỉnh thoảng nhiều hơn so với 2 mức độ không có và thường xuyên có biểu hiện stress. Những biểu hiện cảm xúc trên xuất hiện nhiều ở CN bởi vì khi CN bị stress thì họ đang ở trong trạng thái căng thẳng về tâm lý, trạng thái này ảnh hưởng đến nhiều mặt khác của cơ thể, nhất là những thay đổi về mặt cảm xúc, khiến cho họ trở nên nhạy cảm hơn với những tác nhân kích thích xung quanh, lo lắng nhiều hơn về chúng, đồng thời nảy sinh những cảm xúc tiêu cực: lo lắng thường xuyên khiến đầu óc không thể thanh thản, thoải mái nên sẽ có những cảm giác khó chịu trong người, không thấy vui vẻ mà chỉ thấy chán nản, buồn bã, hơn nữa khiến cho khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân giảm sút và trở nên dễ bị kích động với những kích thích xung quanh, tất cả những hành vi, hoạt động xảy ra ở trạng thái đang bị kích động đều mang lại những hệ quả không tốt. Ngòai ra, kết quả bảng 3.16 còn cho thấy nhiều biểu hiện cảm xúc khác có ở CN khi bị stress , những cảm xúc này bộc lộ tuy không quá thường xuyên như 4 biểu hiện đầu nhưng nếu chúng không được nhận thức và điều chỉnh thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho đời sống tình cảm, và tâm lý của CN, cũng như mối quan hệ, hoạt động thường ngày của họ.