19 Công việc không được xác định rõ ràng ( vai trò nhập
3.10.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
- Dưa trên cơ sở lý luận về những cách ứng phó với stress cho biết có 2 chiến lược ứng phó là ứng phó dự phòng ( chuẩn bị cho stress trước khi nó xảy ra), và ứng phó chống cự ( giải tỏa stress khi nó đã xảy ra) cho nên khi đề xuất giải pháp để việc hỗ trợ xã hội có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề stress của CN thì chúng ta cần đề xuất cả những biện pháp phòng ngừa và những biện pháp giải tỏa stress. Trong đó có những giải pháp mang tính chất tạm thời, tình thế, có những giải pháp mang tính bền vững, về lâu dài. Bên cạnh đó dựa trên luận điểm mà Seiffge – Krenke (1995) đưa ra là “ sự can thiệp về tham vấn nên thực hiện ngay sau khi sự kiện xảy ra để đẩy mạnh những hành vi ứng phó tích cực” khi cá nhân không thể tự mình ứng phó hữu hiệu với các căng thẳng. [38, tr 48], chúng tôi muốn hướng đến hoạt động tham vấn tâm lý cho CN.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu các cách ứng phó CN đã sử dụng để ứng phó với stress thì nhận thấy CN chỉ sử dụng sự hỗ trợ xã hội là tâm sự với bạn bè, người thân, đồng nghiệp khi bị stress ở mức độ nhiều chứ không sử dụng những sự hỗ trợ từ những người khác, tổ chức xã hội có chức năng và chuyên môn trong việc giúp họ giải tỏa stress mặc dù họ có nhu cầu ( kết quả khảo sát nhu cầu của CN về sự hỗ trợ xã hội để giúp họ ứng phó với stress) , trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giúp CN tiếp cận được với các hỗ trợ xã hội này, đồng thời kết quả khảo sát nhu cầu của CN cũng cho biết những nhu cầu cụ thể của CN về vật chất, tinh thần, thông tin từđó giúp chúng tôi đề xuất những biện pháp để đáp ứng những nhu cầu cụ thểđó một cách có hiệu quả
- Căn cứ vào những đề xuất của các cán bộ có liên hệ thân thiết với CN ( doanh nghiệp, đòan thể xã hội) về các biện pháp họ có thể làm để giúp CN ứng phó với stress trên cơ sở đó có những biện pháp khả thi, phù hợp với thực tế
- Chúng tôi cũng tham khảo những mô hình phòng ngừa và khắc phục những vấn đề tâm lý, xã hội khác trên cơ sở đó đề xuất biện pháp hỗ trợ CN về mặt tâm lý trong việc giúp CN ứng phó với stress .
+ Điển hình như tham khảo nội dung hoạt động của các chương trình hỗ trợ CN trong các công ty mà tác giảĐặng Phương Kiệt đã nêu trong sách “Stress và sức khỏe”, đó là một chương trình hỗ trợ CN tạo ra đủ loại dịch vụ giúp CN thích ứng với lao động và nhiều phương diện khác. Bao gồm việc hỗ trợ các vấn đề trong phạm vi nghề nghiệp, và cả các vấn đề phát sinh ngoài lĩnh vực nghề nghiệp nhưng lại ảnh hưởng đến kết quả lao động. Các dịch vụ này gồm tư vấn cá nhân, các giải pháp xử lý stress và ứng phó với stress, huấn luyện, tư vấn thay đổi nghề nghiệp, hỗ trợ các gia đình CN. Một số chương trình bao gồm cả việc công ty chỉ định hẳn một người chuyên trách hỗ trợ CN trong công ty của mình, ngoài ra còn một loạt những dịch vụ khác hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần cho CN. Các chương trình này đáp ứng một số nhu cầu quan trọng của CN từđó làm hạn chế những tác nhân gây stress. [31, tr223]
+ Tham khảo cơ sở lý luận và phương thức vận hành “ mạng lưới phòng ngừa chứng trầm cảm và tự sát ở các thanh thiếu niên thuộc tỉnh Gers – Cộng hòa Pháp”, đó là thiết lập ngay trong đối tượng chúng ta muốn hướng tới và những người xung quanh một mạng lưới bảo vệ, cho phép họ nhận dạng và tìm thấy trong những người xung quanh họ luôn có một hoặc nhiều người để trông cậy khi họ có nhu cầu. Sự thiết lập mạng lưới có 2 kiểu can thiệp: can thiệp phòng ngừa đầu tiên là thông tin về các dấu hiệu của sự bất ổn, ngăn chặn sự xuất hiện các dấu hiệu đó, thứ hai là thân cận với đượng sự nghĩa là cần một cuộc gặp gỡ cho phép đương sự giải bày các xúc cảm, tình cảm, cấu trúc lại nhận thức để giải toả vấn đề cho đương sự. Cách thức hoạt động của mạng lưới này là thông tin cho đương sự biết được ai phụ trách mạng lưới này; trang bị cho những cá nhân phụ trách chuyên môn giải quyết vấn đề của đối tượng như nhà tham vấn tâm lý những triệu chứng lâm sàng của vấn đề và các công cụ lâm sàng được thiết kế bởi những nhà chuyên môn để xác định vấn đề một cách khoa học; thiết kế một tập sách thông tin về các dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề và phân phát cho đối tượng thụ hưởng (đương sự)
và các đối tượng khác có liên quan; tổ chức một hội nghị, hội thảo về các cách thức phối hợp giữa những người có chuyên môn và những cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết hiệu quả vấn đề; tổ chức một một nghị tập trung các nhà chuyên môn, các tổ chức, cá nhân liên quan và có quan tâm tới những vấn đề của đối tượng thụ hưởng đề bàn về nguyên nhân và các khó khăn thường gặp của đối tượng và các biện pháp khắc phục; tiến hành triển khai trong thực tế với mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn [6, tr 370].
+ Tham khảo cách chữa trị cho CN Nhật bị hội chứng mệt mỏi kéo dài, để giảm nhẹ sự mệt mỏi cho CN thì những nhà chuyên môn đã chữa trị bằng biện pháp tìm hiểu nguyên nhân gây mỏi mệt và cải thiện những nguyên nhân đó nếu có thể, kết hợp tham vấn tâm lý, trong trường hợp nặng cần kết hợp dùng thuốc. [43, tr 16]
+ Tham khảo mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng của Mỹ, có 2 vấn đề mấu chốt của tâm lý học cộng đồng là tập trung vào việc phòng ngừa và khía cạnh điều trị của các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó việc phòng ngừa cần được ưu tiên hơn điều trị, một trung tâm này cần phải được thành lập gần với các đối tượng phục vụ để có thể cung cấp nhiều dịch vụ một cách thuận tiện và không bị xáo trộn, đối tượng có thểđến trung tâm trong thời gian nghỉ trưa hoặc khi hết giờ làm để được tiến hành các liệu pháp tâm lý; trung tâm còn thiết kế các đường dây nóng để những người bị khủng hoảng có thể tâm sự qua điện thoại với các chuyên gia, bán chuyên gia đã được huấn luyện[19, tr 564],
+ Tham khảo việc tham vấn tâm lý trong việc can thiệp khủng hỏang vì stress cũng có nhiều điểm tương đồng với sự khủng hỏang của một cá nhân. Tham vấn khủng hỏang là một quá trình chữa trị, hỗ trợ cho những người đang trong cơn khủng hoảng đương đầu với khủng hoảng một cách có hiệu quả và trưởng thành từđó. Tham vấn khủng hoảng giúp những người trải qua khủng hỏang nhận thức được những điều gì đang và đã xảy ra, ghi nhận ảnh hưởng của những sự kiện này và học hỏi những cách thức mới có hiệu quả hơn để đương đầu với chúng. Sự giúp đỡ và hỗ trợ từ một nhà tham vấn trong và sau giai đoạn khủng hoảng có thể hạn chế hoặc làm giảm bớt những tình huống mà nạn nhân của sự khủng hỏang phải trải qua các vấn đề về tâm lý, tình cảm [55, tr 118]