Nguyên nhân của bệnh béo phì

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa nǎng lượng do thức ǎn cung cấp và nǎng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tǎng lên có thể do chế độ ǎn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao nǎng lượng.

Khi vào cơ thể, các chất 0TUproteinU0T, 0TUlipid, U0T 0TUgluxitU0T đều có thể chuyển thành 0TUchất béoU0T dự trữ. Vì vậy, không nên coi ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ǎn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Tóm lại có thể chia nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì như sau:

 Khẩu phần ǎn và thói quen ǎn uống

Nǎng lượng (calorie) đưa vào cơ thể qua thức ǎn, thức uống được hấp thu và được oxy hóa để tạo thành nhiệt lượng. Nǎng lượng ǎn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.

Chế độ ǎn giàu chất béo (lipid) có liên quan chặt chẽ với gia tǎng tỉ lệ béo phì. Các thức ǎn giàu chất béo thường ngon nên người ta ǎn quá thừa mà không biết. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calorie và tǎng cân. Không chỉ ǎn nhiều mỡ, thịt mà ǎn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo.

Việc thích ǎn nhiều đường, ǎn nhiều món xào, rán, những thức ǎn nhanh nấu sẵn và miễn cưỡng ǎn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì. Thói quen ǎn nhiều vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa người béo và không béo.

 Hoạt động thể lực kém

Cùng với yếu tố ǎn uống, sự gia tǎng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn.

Kiểu sống tĩnh tại cũng giữ vai trò quan trọng trong béo phì. Những người hoạt động thể lực nhiều thường ǎn thức ǎn giàu nǎng lượng, khi họ thay đổi lối sống, ít hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ǎn nhiều cho nên bị béo. Điều này giải thích béo ở tuổi trung niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải nghệ và công nhân lao động chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu.

 Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với bệnh béo phì. Theo nhà khoa học Gran và Clark (Mỹ), trẻ có cha mẹ béo phì thường cũng bị béo phì. Một nghiên cứu ở Thái Lan trên trẻ 6 – 13 tuổi (1996) cho thấy tỉ lệ con cái có cha mẹ béo phì bị béo phì nhiều gấp 3,1 lần so với những trẻ có cha mẹ không béo phì. Trong số trẻ béo phì, khoảng 80% có cha hoặc mẹ béo phì, 30% có cả cha và mẹ béo phì. Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì, nguy cơ béo phì cho những thành viên khác càng lớn. Tuy nhiên, trên cộng đồng, vai trò của yếu tố di truyền này không lớn.

Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những trẻ em và thiếu niên không luyện tập khi còn nhỏ thì các em sẽ có chiều hướng tăng cân gấp đôi sau 30 năm. Khi những dịch bệnh xảy ra nhiều hơn, sức đề kháng của trẻ giảm và trẻ phải học hành nhiều hơn thì trẻ em có nguy cơ “ngồi yên” hầu hết thời gian các em có và ít có cơ hội sinh hoạt ngoài trời.

Vì hệ thống giáo dục của chúng ta ngày nay vẫn xem môn TDTT là một môn phụ nên con em của chúng ta ít có các tiết học thể dục hiệu quả. Sau một ngày dài ngồi ở trường, trẻ trở về nhà lại tiếp tục giải trí bằng ti vi với nhiều các kênh truyền hình cáp, đĩa DVD và các trò chơi điện tử. Trẻ ăn uống vội vã rồi lại bắt đầu giải quyết bài tập cho ngày hôm sau. Tất cả những áp lực này cộng thêm việc trẻ không được vận động sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ ngày càng giảm sút.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)