Nội dung công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

1.4.5.1. Khái niệm

Quản lý việc phòng chống bệnh béo phì là quá trình thực hiện các chức năng quản lý như hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra.

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của bậc học mầm non trong giai đoạn hiện nay là đào tạo ra những con người khỏe mạnh, năng động, sáng tạo, phát triển toàn diện về các mặt: đức, trí, thể, mỹ thì một trong những nhiệm vụ quan trọng người quản lý cần quan tâm là công tác quản lý phòng, chống bệnh béo phì tại trường. Muốn như vậy điều cần thiết là phải thực hiện tốt các chức năng quản lý nêu trên.

1.4.5.2. Chủ thể và đối tượng quản lý

* Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường mầm non Quận Bình Tân.

* Đối tượng quản lý:Công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm

non.

* Lực lượng tham gia: Hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn, hiệu phó bán trú, GVMN,

cấp dưỡng, phụ huynh trẻ và trẻ mầm non.

1.4.5.3. Nội dung công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non non

Để phòng bệnh béo phì cho trẻ mầm non, hiệu trưởng các trường cần thực hiện những nội dung sau:

+ Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ cấp dưỡng

Hiệu trưởng nên thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ cấp dưỡng về tầm quan trọng cũng như những biện pháp phòng bệnh béo phì cho trẻ mầm non. Đội ngũ cấp dưỡng cần có kiến thức về dinh dưỡng, chế biến các món ăn sao cho đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện.

Tận dụng tất cả CSVC sẵn có của trường, đồng thời biết khai thác tiềm năng CSVC của xã hội để tổ chức hoạt động cho học sinh.

Có những trang thiết bị tối thiểu để thực hiện công tác phòng bệnh béo phì cho trẻ như: sân bãi, dụng cụ TDTT, nhạc cụ,…

+ Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ

Cải tiến nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp tâm lý, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của trẻ mầm non, đổi mới hình thức hoạt động để trẻ hứng thú, tự nguyện tham gia.

Các hoạt động phải phù hợp, nhẹ nhàng, vui tươi, phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ, tránh sáo mòn đơn điệu.

+ Phối hợp với gia đình, các lực lượng ngoài nhà trường

Hiệu trưởng cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình của trẻ nhằm thực hiện công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con khoa học đến tất cả phụ huynh trong toàn trường để công tác phòng bệnh béo phì cho trẻ mầm non đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)