Mối liên hệ giữa điểm trung bình thực trạng quản lý với điểm trung bình thành tích phòng, chống bệnh béo phì

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 66)

MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM 2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân

2.4.1.Mối liên hệ giữa điểm trung bình thực trạng quản lý với điểm trung bình thành tích phòng, chống bệnh béo phì

thành tích phòng, chống bệnh béo phì

Thực trạng quản lý được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá theo thang điểm 4 mức: Tốt: 4 điểm, khá: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, kém: 1 điểm. Điểm thành tích phòng chống bệnh béo phì của từng trường được chúng tôi quy đổi dựa vào tỉ lệ phần trăm trẻ béo phì hiện có của mỗi trường và cũng theo thang điểm từ 1 đến 4. Trường có tỉ lệ phần trăm trẻ béo phì càng thấp thì điểm thành tích phòng chống bệnh béo phì càng cao. Cụ thể là: < 1% tương ứng với điểm 4; 1,1% - 3% tương ứng với điểm 3; 3,1% - 6% tương ứng với điểm 2; > 6,1% tương ứng với điểm 1. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.16

Bảng 2.16: Thực trạng quản lý và thành tích phòng chống béo phì cho trẻ ở các trường mầm non Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

Số TT Tên trường Điểm trung bình thực trạng quản lý thành tích phòng, Điểm trung bình

chống béo phì 1 MN Như Ý 2 1 2 MN Thỏ Ngọc 2 2 3 MN Măng Non 3 2 4 MN Thiên Thần Nhỏ 3 2 5 MN Phượng Hoàng 3 3 6 MN Ánh Hồng 3 2

7 MN Hậu Giang 2 2 8 MN Vàng Anh 3 2 9 MN Hoa Thiên Lý 3 3 10 MN Hướng Dương 3 3 11 MN Tân Tạo 3 2 12 MN Sơn Ca 2 2 13 MN Bảo Ngọc 3 2 14 MN Búp Bê Xinh 3 2 15 MN Hương Sen 4 4 16 MN Hoa Hồng 4 4 17 MN Hoàng Anh 3 3 18 MN Hoa Đào 4 3 19 MN 19 tháng 5 4 4 20 MN Cẩm Tú 4 3

Để xác định mối liên hệ giữa điểm trung bình thực trạng quản lý với điểm thành tích phòng, chống bệnh béo phì, tôi sử dụng tương quan tuyến tính Pearson và thu được kết quả như sau:

Hệ số tương quan giữa điểm trung bình thực trạng quản lý với điểm thành tích phòng, chống bệnh béo phì là 0,79. Sau khi kiểm nghiệm, tôi thấy rằng sự đánh giá của CBQL và GVMN về việc thực hiện các biện pháp quản lý việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Bình Tân là có mối tương quan với nhau khá chặt, đáng tin cậy. Điều đó có nghĩa là ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về việc thực hiện các biện pháp quản lý công tác này là rất thống nhất với nhau, nghĩa là trường có điểm trung bình thực trạng quản lý cao thì điểm thành tích phòng, chống bệnh béo phì cao và ngược lại. Như vậy, điều khẳng định về việc thực hiện các biện pháp quản lý mà tôi đã phân tích ở trên là có cơ sở khách quan.

2.4.2. Ưu điểm

Việc quản lý sức khỏe của trẻ mầm non đã trở thành một hoạt động đi vào nề nếp và xem việc ghi chép biểu đồ tăng trưởng là điều kiện vàng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng hàng tháng, hàng quý là một cầu nối

giữa nhà trường và phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ, tạo mối quan hệ khắng khít giữa nhà trường và gia đình.

Qua việc tổ chức thi đua, thi tay nghề giữa giáo viên, giữa các cấp dưỡng đã giúp cho đội ngũ của các trường nâng cao trình độ. Thực tế quan sát cho thấy, trẻ bệnh béo phì ở các lớp cũng rất thông minh, nhanh nhẹn, linh hoạt và hiếu động như những trẻ bình thường khác. Điều đó chứng minh được rằng việc áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho việc phát triển trẻ một cách toàn diện về thể lực và trí tuệ. Trong những năm qua, ngành học mầm non nói chung, những trường được khảo sát nói riêng đã xem hội thi tay nghề là một việc làm thường xuyên và đi vào nề nếp. Đặc biệt là qua mỗi kỳ thi, nhà trường đã tích cực tuyên truyền đến phụ huynh, đến các ngành các cấp, các địa phương những khó khăn, hạn chế của trường mình. Qua đó, các trường đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang bị thêm các phương tiện và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

Trước kia các GVMN thường coi trọng công tác dạy mà lãng quên đi công tác nuôi, không thấy được hết trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ. Nhưng qua các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng đã giúp cho GVMN mở rộng nhận thức và đã chủ động phối hợp với các bậc cha mẹ để chăm sóc trẻ ngày một tốt hơn.

Thực hiện theo chỉ đạo của ngành, các trường đã tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm: mua hàng có hợp đồng, quy định trách nhiệm và địa chỉ người cung cấp, đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, trang bị thêm các phương tiện để giảm bớt cường độ lao động. Do đó, mà chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.

Trước kia, một số phụ huynh vẫn còn xem nhẹ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mà chỉ yêu cầu nhà trường dạy trẻ biết đọc, biết viết chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Qua công tác tuyên truyền cùng sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, đa số phụ huynh đã nhận thức được việc nuôi dưỡng tốt cho trẻ hôm nay là tiền đề của tương lai các cháu mai sau. Phụ huynh đã thấy rõ trách nhiệm của gia đình cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với nhà trường để con em mình phát triển toàn diện, đồng thời giúp phụ huynh tăng thêm lòng tin đối với đội ngũ nuôi dạy trẻ, từ đó có quyết tâm tham gia cùng với nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Chất lượng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, thực hiện được định mức nhu cầu năng lượng. Thành phần các chất được cân đối giúp trẻ hấp thu tốt, đảm bảo tiêu chuẩn ăn của cháu và ăn hết suất.

Nhờ giáo dục tốt vệ sinh ăn uống, kết quả quan sát tôi thấy trẻ ăn ngon, ngủ tốt, có thói quen tốt trong ăn uống và nề nếp trong học tập, sinh hoạt vui chơi.

Song song với việc chỉ đạo các biện pháp vừa nêu trên, ban giám hiệu các trường đã lồng ghép các nội dung của hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng vào công tác thi đua và thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác này nên chất lượng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, thấy được sự phấn đấu tự giác của đội ngũ nhân viên trong các trường, công việc ban đầu tưởng khó khăn nhưng khi đã đi vào nề nếp, công việc trở thành tự động hóa, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và mang tính khoa học hơn.

2.4.3. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu trên, các trường còn có những mặt hạn chế sau: Đa số các trường được khảo sát có diện tích sân chơi rất hạn chế, trong khi số lượng trẻ quá đông. Khi về nhà, gia đình cũng không quan tâm đến các hoạt động thể lực cho trẻ mà thay vào đó là những hoạt động tĩnh tại như xem ti vi, chơi điện tử… Do đó, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ.

Một số phụ huynh còn tư tưởng “mập – khỏe – đẹp” nên chưa chấp nhận việc con em mình bị bệnh béo phì, do tâm lý thích trẻ mập mạp, tròn trĩnh. Từ đó, dẫn đến chưa có sự phối hợp tốt với nhà trường trong công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ tại gia đình.

Trẻ bệnh béo phì lại rất hay thèm ăn, thích các món ăn cao năng lượng: thức ăn chiên, quay, thức ăn nhanh, thức ăn ngọt, bột đặc như xôi, bánh mì, mì xào... trong khi đó lại ít hoạt động thể lực: không thích đi tập thể dục, ít chạy nhảy, vận động..

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 66)