Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội quận Bình Tân

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)

MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM 2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân

2.1.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội quận Bình Tân

Quận Bình Tân được thành lập theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ, trên cơ sở từ 3 xã (Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo) và Thị trấn An Lạc thuộc Huyện Bình Chánh (cũ), có diện tích tự nhiên 5.188,67ha. Dân số lúc thành lập Quận là 311.936 người, đến năm 2009 là 557.572 người (81.623 hộ), phường Bình Hưng Hòa A có số nhân khẩu thường trú cao nhất (98.266 nhân khẩu, 18.152 hộ), phường có dân số thấp nhất là phường An Lạc A (30.771 nhân khẩu, 4.741 hộ).

Trên địa bàn Quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài… Tôn giáo có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo… trong đó, Phật giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân có theo đạo.

Kinh tế Quận liên tục tăng trưởng ở mức cao, ổn định và bền vững; tổng giá trị sản phẩm 06 năm đạt 23.228,35 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 33,28% (năm 2004 tăng 35,51%, năm 2005 tăng 34,35%; năm 2006 tăng 31,48%; năm 2007 tăng 32,48%; năm 2008 tăng 34,84%, năm 2009 tăng 31%, năm 2010 dự kiến tăng ít nhất 30%); phát triển kinh tế luôn gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; đã huy động được mọi nguồn lực cùng thực hiện nhờ đó cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật - xã hội được đầu tư từ nhiều nguồn, vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng được đảm bảo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, môi trường sống, môi trường đầu tư và kinh doanh ngày càng được ổn định; an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, niềm tin của nhân dân vào Đảng bộ, chính quyền địa phương ngày càng được củng cố vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế (%) 35,51 34,35 31,48 32,48 34,84 31 ≥30 (dự kiến) Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể tăng dần hàng năm, cụ thể: năm 2004 là 10.779 đơn vị; năm 2005 tăng 31,12% so với năm 2004; năm 2006 tăng 29,61%; năm 2007 tăng 25,82%; năm 2008 tăng 3,49%; năm 2009 tăng 24,03%, dự kiến năm 2010 là 30.000 đơn vị tăng 4,2% so với năm 2009. Xét về số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ cá thể trong ngành thương mại - dịch vụ phát triển nhanh hơn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Qua các năm, bình quân số doanh nghiệp, cơ sở trong ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 57% - 61%; riêng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bình quân khoảng 39% - 43%.

Số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đều tăng là nhờ chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quận đã bước đầu phát huy tác dụng, chứng tỏ các giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển của Quận, thu hút đông đảo các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)