Trưng cầ uý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 84)

MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM 2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân

2.6. Trưng cầ uý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Qua khảo sát thực tiễn ở một số trường mầm non trên địa bàn quận Bình Tân, trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Bình Tân, tôi đã đưa ra được 8 giải pháp đề xuất và tiến hành kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. Kết quả được trình bày ở bảng 2.19:

Bảng 2.19: Tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

TT Biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi

1 Sử dụng biểu đồ tăng trưởng trong việc theo dõi sức

khỏe của trẻ. 2.85 2.86

2 Khám sức khỏe, tẩy giun định kỳ cho trẻ. 2.79 2.82 3

Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ béo phì, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho các trò chơi

vận động. 2.87 2.60

4 Quản lý việc xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày cho

trẻ. 2.74 2.73

5 Tăng cường quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm. 2.75 2.72 6

Nâng cao trình độ nhận thức về dinh dưỡng đối với đội ngũ GVMN, đội ngũ cấp dưỡng, can thiệp dinh

dưỡng vào các trường mầm non. 2.80 2.88 7

Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng và

phòng chống bệnh béo phì cho trẻ đến phụ huynh. 2.90 2.59 8 Đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết

quả thực hiện. 2.81 2.83

Kết quả của bảng 2.19 cho thấy, cả 8 biện pháp được đề xuất đều được cả CBQL và GVMN đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao, với mức đánh giá đều trên 2.50. Trong đó, hai biện pháp tăng cường tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ béo phì, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho các trò chơi vận động và quản lý việc tuyên truyền về dinh dưỡng và phòng chống bệnh béo phì cho trẻ đến phụ huynh được đánh giá rất cao, rất cần thiết. Tuy nhiên, ở tính khả thi thì hai biện pháp này không được đánh giá cao so với những biện pháp còn lại. Mặc dù, CBQL và GVMN đều nhận thức được lợi ích của việc tổ chức cho trẻ béo phì vận động, tuy nhiên các trường được khảo sát đều có diện tích sân chơi cho trẻ rất hạn chế, lớp học lại rất đông học sinh, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức vận động cho trẻ béo phì một cách thoải mái. Vào giờ thể dục sáng, trẻ béo phì được các GVMN chú ý cho tập thêm động tác và thêm giời gian so với các trẻ bình thường. Trong giờ hoạt động vui chơi, trẻ béo phì cũng được cô giáo cho tăng cường vận động. Tuy nhiên, do điều kiện sân tập hạn chế, trẻ đông, số lượng dụng cụ được trang bị chưa thật phong phú nên kết quả đạt được chưa cao. Do đó, để biện pháp này thật sự có hiệu quả, cần được sự hỗ trợ về tinh thần cũng như về vật chất của các ban ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa thật chặt chẽ. Ở trường mầm non, giáo viên cho trẻ ăn uống điều độ, đến khi về nhà, một số phụ huynh còn tâm lý thích con mình mập mạp, tròn trịa, tăng cân thường xuyên hoặc chiều theo ý thích của trẻ nên đã không kiểm soát việc ăn uống của trẻ. Điều này gây khó khăn rất lớn cho GVMN trong việc phòng, chống béo phì cho trẻ. Vì vậy, để biện pháp này khả thi, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và gia đình trẻ. Trong đó, việc tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng và phòng chống bệnh béo phì cho trẻ đến phụ huynh là rất quan trọng và cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương trẻ của người giáo viên mầm non. Muốn làm tốt nhiệm vụ này, các cô mầm non phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học. Nhà trường luôn tạo điều kiện để trẻ thích nghi với trường lớp, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa phụ huynh – giáo viên và luôn có những trao đổi về sinh hoạt hàng ngày của trẻ: giờ ăn, giờ ngủ, học tập, vui chơi… Ngoài ra, công tác tuyên truyền là rất cần thiết để mọi người có thể tham gia vào công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non một cách tốt nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng trẻ bệnh béo phì là do rất nhiều nguyên nhân tác động: do khẩu phần ăn và thói quen ăn uống, do hoạt động thể lực kém, do di truyền… Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh béo phì cho trẻ là do chế độ ăn của trẻ có quá nhiều năng lượng, dầu mỡ, ít rau xanh trong khi trẻ lại quá ít hoạt động thể lực. Trẻ bệnh béo phì làm tăng các nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, sỏi thận, sỏi mật, rối loạn chuyển hoá lipid,…

Ngoài ra, kết quả khảo sát thực trạng cũng cho thấy công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non chưa đạt được kết quả khả quan là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng: nhà trường, gia đình và xã hội. Công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con khoa học đến phụ huynh trẻ chưa được sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Do đó, một số phụ huynh chưa thật sự hợp tác cùng nhà trường, điều này gây khó khăn rất lớn trong việc thực hiện công tác phòng chống bệnh béo phì cho trẻ tại các trường mầm non.

Tóm lại, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một việc rất cần thiết không chỉ của riêng người giáo viên mầm non, của riêng gia đình trẻ mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội, giúp trẻ có được tất cả các điều kiện tốt nhất để phát triển cả tinh thần lẫn thể chất góp phần xây dựng con người mới Việt Nam.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)