Tăng cường quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 77)

MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM 2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân

2.5.2.5.Tăng cường quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm

Trẻ em là những cơ thể đang lớn và phát triển, sức đề kháng đối với bệnh tật của trẻ còn yếu. Vì vậy, chúng ta cần nuôi dưỡng trẻ đúng để đảm bảo cho trẻ phát triển hài hòa về sức khỏe và trí tuệ. Trong dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta cần chú ý đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt, ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, đây là vấn đề được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm, bởi vì thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể nhưng nếu không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh từ khâu mua bán, chọn lọc thực phẩm, bảo quản và chế biến, sẽ là những nguy cơ gây hại cho cơ thể đặc biệt là đối với trẻ mầm non.

Mua bán, chọn lựa và vận chuyển thực phẩm

Cần phải mua bán, chọn lựa các thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Tất cả các trường mầm non được khảo sát tại quận Bình Tân đều ký hợp đồng mua bán thực phẩm

với các công ty, đảm bảo thực phẩm sạch, không bị nhiễm khuẩn và không chứa các chất độc như thuốc trừ sâu.

Chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn. + Chọn và sử dụng các loại rau quả tươi, không bị dập nát. + Thịt, cá phải được qua kiểm dịch.

+ Sản phẩm là thực phẩm ăn ngay phải được bao gói kín, có nhãn mác rõ ràng, còn thời hạn sử dụng.

+ Không mua thực phẩm chín bày bán gần cống rãnh, bụi bẩn, để lẫn thực phẩm sống và chín, không có dao thớt dùng riêng, không có dụng cụ che đậy thức ăn...

Xe dùng để chuyên chở thực phẩm nên cố định, không dùng để chở các chất độc hại. + Xe phải được thường xuyên lau rửa.

+ Cần che đậy thức ăn trong quá trình vận chuyển.

+ Các loại thực phẩm khô cho vào dụng cụ sạch để riêng.

+ Các loại thực phẩm tươi sống phải để riêng, tốt nhất là dùng những dụng cụ dễ cọ rửa như inox, dụng cụ có tráng men.

Bảo quản thực phẩm

Các kho chứa lương thực cần phải khô ráo, thông thoáng và thường xuyên làm vệ sinh, tiêu diệt gián, chuột, ruồi nhặn

Các thức ăn khô không nên mua nhiều, dự trữ lâu, mà nên mua đủ dùng trong một tuần lễ, chống hiện tượng nấm mọt; dùng giá cao cách mặt đất 15 - 20cm, cách tường 30cm.

Các thực phẩm tươi và thực phẩm khô phải để riêng.

Các thức ăn dầu mỡ phải được đậy kín và tránh tiếp xúc với không khí và ánh sáng mặt trời gây ôxy hóa.

Chế biến thực phẩm

Các khâu trong quá trình chế biến thức ăn phải tuân theo nguyên tắc một chiều: thức ăn mua về – rửa – sơ chế – nấu nướng – chia khẩu phần ăn – phân phát.

+ Một số thực phẩm ăn sống như rau thơm, rau xà lách, dưa chuột, táo và một số hoa quả khác, trước khi ăn tươi hay nấu chín cần được ngâm, rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc gọt vỏ để loại bớt tác nhân gây bệnh hay phòng tránh ngộ độc.

+ Thức ăn chín an toàn có thể trở thành ô nhiễm thông qua việc tiếp xúc với thức ăn sống. Sự nhiễm bẩn này có thể là trực tiếp như thịt sống dính vào thức ăn đã nấu chín, nó cũng có thể nhiễm bẩn bằng cách khác như dùng dao thớt để chế biến thịt sống, sau đó không rửa lại thái thịt chín, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và các bệnh đã có trước khi nấu vẫn còn tồn tại.

+ Để tránh làm hao hụt các chất dinh dưỡng, rau phải tươi ngon, không dập nát, thái nhỏ ngay trước khi nấu.

+ Sắp xếp các dụng cụ nhà bếp phải hợp lý, thuận tiện. Các dụng cụ làm thức ăn không để trên mặt đất. Các dụng cụ để thức ăn sống và chín phải riêng rẽ.

Luôn rửa tay sạch

+ Cần rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần tạm dừng công việc.

+ Sau khi chế biến thức ăn sống như cá, thịt hay thực phẩm tươi sống cần phải rửa tay lại trước khi bắt đầu chạm tay vào thức ăn khác.

+ Nếu tay bị trầy xước có nguy cơ bị nhiễm bẩn nên băng bó lại hay đeo găng tay trước khi chế biến thức ăn.

Sử dụng nước sạch

+ Nên sử dụng các nguồn nước đã được xử lý thông dụng như nước máy, nước giếng khoan, nước mưa, nước đầu nguồn...

+ Dùng nước sạch để chế biến thức ăn và nấu nước uống. Nếu có nghi ngờ gì về nguồn nước, cần đun sôi nước trước khi dùng để nấu ăn.

+ Cần đặc biệt cẩn thận với bất kỳ loại nước nào được sử dụng để chuẩn bị bữa ăn cho trẻ nhỏ.

Thức ăn cần nấu chín thật kỹ

+ Nhiều thực phẩm sống, nhất là thịt gà, thịt lợn không tiệt trùng thường bị nhiễm các tác nhân gây bệnh.

+ Nấu kỹ thức ăn sẽ giết chết được các tác nhân gây bệnh nhưng phải nấu ở nhiệt độ 100 độ C và phải chín đều hết cả phần trong của thực phẩm.

+ Thức ăn đã nấu chín cần phải ăn ngay. Nếu để nguội quá lâu, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi nẩy nở, càng để lâu nguy cơ gây bệnh càng lớn,

Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận.

+ Thức ăn sau khi nấu chín chỉ có thể giữ không quá 3 – 4 giờ ở nhiệt độ 60 độ C (nếu thức ăn cần ăn nóng) hoặc ở 10 độ C (nếu thức ăn cần ăn nguội).

+ Không để thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu trong tủ lạnh, không nên để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh.

+ Cần lưu nghiệm lại thức ăn để tìm nguyên nhân gây ngộ độc (nếu có).

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 77)