MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM 2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân
2.5.1.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh nhằm thực hiện đa dạng hóa phương thức chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được thực hiện trong các trường mầm non thông qua các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước và của ngành. Đây là cơ sở pháp lý để hoạt động này thực hiện tốt và là cơ sở để cơ quan quản lý cấp trên tiến hành kiểm tra việc tổ chức thực hiện của từng trường mầm non. Cụ thể các văn bản chỉ đạo như:
Nghị quyết TW2 khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết TW2 đề ra 6 mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức, khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Căn cứ vào “Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020”của Bộ GD&ĐT, trong đó mục tiêu của GDMN là: “Thực hiện phổ cập giáo dục một năm cho trẻ 5 tuổi để chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một, đồng thời từng bước phát triển giáo dục trẻ dưới 5 tuổi. Đến
năm 2020 có 99% trẻ 5 tuổi được học một năm mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được chuyển biến về cơ bản, giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1.”
Căn cứ vào Điều 24, Chương III của “Điều lệ trường mầm non” (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:
*Về hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em:
+ Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non.
+ Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn.
+ Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng.
* Về đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em:
+ Kiểm tra định kỳ sức khỏe trẻ em: hai lần trong một năm học.
+ Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ em: trẻ dưới 24 tháng tuổi một tháng cân trẻ một lần; trẻ trên 24 tháng tuổi một quý cân trẻ một lần.
+ Đánh giá sự phát triển của trẻ em: căn cứ quy định về chuẩn phát triển trẻ em theo độ tuổi do Bộ GD&ĐT ban hành.
Căn cứ vào mục tiêu chung của “Quyết định 55” (Ban hành bản quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo nhà trẻ – trường mẫu giáo) quy định mục tiêu chung của GDMN là:
“Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối.
– Trẻ giàu lòng thương yêu, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần
gũi (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo...), thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
– Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận...) cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học.”