Béo phì có các tác hại và nguy cơ cụ thể là:
Mất thoải mái trong cuộc sống
Người béo phì thường có cảm giác khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.
Giảm hiệu suất lao động
Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác, do khối lượng cơ thể quá nặng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt hơn so với người thường.
Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động.
Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì
• Tỷ lệ bệnh tật cao: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây như bệnh mạch vành, đái tháo đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật. Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tǎng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn.
• Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn, nhất là trong các bệnh kể trên.
Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người.
2T
Đối với trẻ mầm non:
o 2TVề thể chất:2T Trẻ bị tăng các nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, sỏi thận, sỏi mật, rối loạn chuyển hóa lipid, các bệnh lý về xương như viêm khớp, cột sống, các biến dạng ở chân…
o 2TVề tâm lý:2TTrẻ bị bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, trở nên dễ tự ti, cô độc thậm chí có hiện tượng thoái lùi về tâm lý, coi thường bản thân mình, thường các tổn thương tâm lý này kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.
o 2TVề xã hội:2T Trẻ béo phì thường thụ động, ít hoạt động, khó hòa nhập và ít thành đạt trong tương lai hơn cả về sự nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư.
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ, nhà quản lý cũng như phụ huynh cần phải:
- Thực hiện chế độ nuôi con bằng sữa mẹ.
- Thực hiện nhu cầu dinh dưỡng hợp lý: cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu sinh lý hoặc giảm chút ít, vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng (sữa, thịt, trứng, đậu), cho trẻ ăn các thức ăn ít dầu mỡ, đường. Không nên để trẻ đói mà nên cho trẻ ăn các thức ăn ít năng lượng, nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, tàu hủ, uống sữa đậu nành, sữa chua, sữa bột không béo.
- Tăng cường thức ăn nhiều chất xơ như gạo lức, khoai, bắp, rau xanh, trái cây.
- Giảm bớt các thức ăn giàu năng lượng, hạn chế uống các loại nước ngọt, các món chiên, quay, xào nhiều dầu mỡ.
- Tăng cường vận động thể lực cho trẻ, hạn chế các phương tiện kỹ thuật đối với trẻ nhỏ: xem ti vi, chơi điện tử…