Quản lý việc xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM 2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân

2.5.2.4. Quản lý việc xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ

* UĐối với trẻ bình thường

Dinh dưỡng cân đối và hợp lý phải bao gồm đầy đủ các điều kiện sau: - Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể. - Các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ cân đối và hợp lý.

Cung cấp đủ năng lượng

Nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày cho trẻ mầm non theo GS.TS Hà Huy Khôi và GS Từ Giấy đề nghị trong “Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe” là:

Bảng 2.17: Nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày của trẻ mầm non

Lứa tuổi Năng lượng (Calo) Protein (g) Chất khoáng Vitamin Ca (mg) Fe (mg) A (mg) B1 (mg) B2 (mg) PP (mg) C (mg) 1 – 3 1300 28 500 6 400 0.8 0.8 9 35 4 – 6 1600 36 500 7 400 1.1 1.1 12.1 45

Bảng 2.18: Nhu cầu dinh dưỡng trong một bữa ăn cho trẻ dưới 5 tuổi

Nhóm thực phẩm Trẻ em dưới 5 tuổi

Tổng lượng thực phẩm từ nhóm giàu đạm động vật thịt (gia

cầm, gia súc các loại), cá, trứng, tôm, cua, lươn và đậu hạt 35 – 50g Tổng lượng thực phẩm từ nhóm bột đường – gạo (cơm) hoặc

sản phẩm chế biến (bún, phở, bánh canh). Đường

70 – 90g 100 – 130g

8 – 10g Dầu, mỡ (dùng chế biến món ăn) 5 – 8g

Rau các loại, đậu 40 – 60g

Cân đối về năng lượng:

o Năng lượng do 3 chất cung cấp cho cơ thể là protein, lipit, gluxit.

o Theo Viện dinh dưỡng đề nghị, trong khẩu phần ăn tỷ lệ giữa 3 chất này phải là 1:1:4.

o Về chất đạm, theo điều tra khẩu phần ăn ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy rằng năng lượng do protein thường dao động xung quanh mức 12%±1. Ở nước ta theo Viện dinh dưỡng, năng lượng do protein nên đạt từ 12% - 14% tổng số năng lượng.

o Về chất béo, năng lượng do lipit cung cấp so với tổng số năng lượng nên vào khoảng 20% - 25% tùy theo vùng khí hậu nóng hay lạnh và không nên vượt quá 30% hay thấp hơn 10% đều có ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.

o Khi cung cấp năng lượng cho trẻ mầm non cần đảm bảo 50% - 60% năng lượng cả ngày cho trẻ.

Cung cấp đủ các nhóm chất

o Nhóm giàu protid (đạm): nhóm thịt, cá, tôm, cua; nhóm trứng, sữa; nhóm đậu đỗ.

o Nhóm giàu gluxit: nhóm ngũ cốc, nhóm khoai củ, nhóm đậu đỗ.

o Nhóm giàu lipit: nguồn gốc động vật (mỡ, bơ); nguồn gốc thực vật (dầu thảo mộc).

o Nhóm giàu vitamin và muối khoáng (nhóm rau quả): + Vitamin A, D, E: có nhiều trong trứng, gan, bơ.

+ Vitamin nhóm B: có nhiều trong các phủ tạng động vật, thịt, đậu đỗ, ngũ cốc.

+ Vitamin C: rau củ xanh, trái cây tươi.

+ Canxi: có nhiều trong sữa, cá có xương, một số loại rau, đậu đỗ. + Sắt: có nhiều trong thịt, cá, đậu đỗ, ngũ cốc.

Cân đối giữa các chất

+ Cân đối về Protein

Ngoài tương quan với tổng số năng lượng, trong thành phần protein cần có đủ các axitamin cần thiết với tỷ lệ cân đối thích hợp. Do các protein nguồn gốc động vật và thực vật khác nhau về chất lượng nên người ta hay dùng tỷ lệ phần trăm giữa protein nguồn động vật và tổng số protein để đánh giá mặt cân đối này.

Đối với người trưởng thành, tỷ lệ protein động vật vào khoảng 25 – 30% tổng số protein là thích hợp; đối với trẻ em, tỷ lệ này cao hơn, chiếm 50%.

+ Cân đối về lipit

Ngoài sự cân đối giữa lipit so với tổng số năng lượng, cần phải cân đối lipit nguồn gốc động vật và lipit nguồn gốc thực vật. Bởi vì trong mỡ động vật có chứa nhiều axit béo không no, cơ thể lại rất cần tới axit béo không no vì rất thuận tiện cho quá trình đồng hóa của cơ thể và ngăn ngừa được các bệnh tim mạch.

Đối với trẻ em, tỷ lệ lipit động vật và thực vật mỗi loại chiếm 50% tổng số lipit. Hiện nay, khuynh hướng thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các dầu thực vật là không hợp lý, vì mỡ động vật lại chứa nhiều vitamin A, D mà trong dầu thực vật không có.

+ Cân đối về gluxit

Gluxit là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng nhất trong khẩu phần. Các loại gluxit bao gồm ngũ cốc, hoa quả, các loại bánh kẹo ngọt và đường kính; các loại thức ăn này cũng cần phải cân đối. Tỷ lệ đường kính trong khẩu phần của trẻ em không nên quá 10% tổng số năng lượng trong ngày. Các loại quả có tỷ lệ đường sacaroza, fructoza cao dễ hấp thụ, ngoài ra gluxit còn có nhiều vitamin và các chất khoáng.

+ Cân đối về vitamin

Vitamin tham gia vào nhiều chức phận chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Do đó, cần cung cấp đầy đủ các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K và các vitamin tan trong nước như vitamin B, C, PP...

Khẩu phần ăn nghèo vitamin sẽ không giúp cho cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng sinh năng lượng. Trong khẩu phần ăn nhiều tinh bột thì nhu cầu về vitamin B cũng cần nhiều hơn, nếu thiếu B1 sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ gluxit của cơ thể trẻ.

* UĐối với trẻ bệnh béo phì

Thay đổi dần dần chế độ ăn uống cho trẻ:

Trước tiên, việc chữa trị cho trẻ béo phì vẫn phải đảm bảo cho trẻ lớn lên và phát triển về mọi mặt. Do đó, không phải bắt trẻ nhịn ăn hoặc ăn quá ít sẽ làm cho trẻ mỏi mệt, luôn luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút và từ đó sẽ dễ bị bệnh tật. Như vậy, nên cho trẻ ăn uống cho vừa đủ, cần lưu ý đến một số điều sau:

+ Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, tuy nhiên cũng không nên dùng nhiều. Vì vậy, khi nấu nướng thức ăn nên dùng cách luộc, hấp nhiều hơn chiên xào, các loại trái cây tươi ít ngọt (như mận, củ sắn, thanh long, bưởi, táo ta, đu đủ, cam…) để vừa giảm cung cấp năng lượng vừa bổ sung thêm lượng vitamin, muối khoáng vừa dễ tiêu hóa hấp thu và ngừa táo bón, thải cholesterol và các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

+ Hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, sôcôla, không cho trẻ ăn nhiều quà vặt, giữa các bữa ăn nếu trẻ đói có thể cho ăn trái cây.

+ Ở trường vẫn cho trẻ ăn đủ lượng protid, tăng cường rau xanh cho trẻ hàng ngày như rau cải, bí xanh, rau dền mồng tơi…

+ Các cô giáo cho trẻ béo phì tham gia các hoạt động trong lớp như trực nhật, xếp ghế, phơi khăn phụ cô giáo…

+ Giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi cung cấp kiến thức để trẻ có ý thức tự phòng chống béo phì bằng cách lồng ghép nội dung giáo dục vào các hoạt động, tình huống, câu chuyện, tạo tác động tư tưởng giúp trẻ tự cảm nhận bằng sự so sánh trực quan cụ thể.

+ Nhà trường thường xuyên tổ chức cho trẻ tham quan dã ngoại nhằm phát triển cho trẻ về thế giới xung quanh và tăng cường rèn luyện thể lực cho trẻ, khi đi tham quan phối hợp cho trẻ vận động làm giảm béo phì cho trẻ.

Tuy nhiên, việc áp dụng chế độ ăn cho trẻ không nên làm đột ngột mà phải từ từ, cho trẻ quen dần.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)