MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM 2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân
2.5.2.7. Quản lý việc tuyên truyền về dinh dưỡng và phòng chống bệnh béo phì cho phụ huynh trẻ
phụ huynh trẻ
Pháp lệnh về bảo vệ trẻ em của Nhà nước ta khẳng định: “Mọi trẻ em sinh ra đều phải bình đẳng và được hưởng quyền chăm sóc, giáo dục của gia đình và cộng đồng”. Cho nên ta thấy việc tuyên truyền về dinh dưỡng được tiến hành rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí... Riêng tại trường mầm non, người giáo viên mầm non đóng vai trò không nhỏ trong việc tuyên truyền trực tiếp đến các bậc cha mẹ. Trong trường mầm non thì hoạt động tuyên truyền là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ công nhân viên trường cũng như là đối với phụ huynh. Thông qua hoạt động tuyên truyền sẽ giúp cho mọi người nắm vững về kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để phòng, chống bệnh béo phì và những bệnh thường gặp khác ở trẻ; đồng thời qua đó tạo được lòng tin của mỗi gia đình trong việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái không chỉ đơn thuần là nâng cao kiến thức về dinh dưỡng mà còn là thay đổi thái độ hành vi trong dinh dưỡng để từ đó góp phần chăm lo sức khỏe của cá nhân nói riêng và của tập thể nói chung. Các hình thức tuyên truyền gồm có:
+ Phương pháp cá nhân: là sự tiếp xúc một cách thân mật, gần gũi giữa Ban giám
hiệu với phụ huynh trẻ cũng như giáo viên với phụ huynh. Sử dụng phương pháp này thì trường mầm non và các bậc cha mẹ có thể trao đổi thoải mái nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ.
+ Phương pháp nhóm: là sự tiếp xúc trực tiếp giữa tuyên truyền viên với một nhóm
người có cùng hoàn cảnh, đặc điểm. Phương pháp này có thể dùng ảnh hưởng của người này vận động người khác và tuyên truyền cho nhiều người cùng lúc.
+ Tổ chức các cuộc họp: là hình thức tuyên truyền trực tiếp với nhóm đông người tại
các cuộc thảo luận, hội họp để triển khai đến mọi người những thông tin mới nhất về dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phòng, chống và điều trị bệnh béo phì cho trẻ. (Ví dụ tuyên truyền cho các bà mẹ về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ và đặc biệt là đưa ra 10 lời khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ).
+ Hình thức giáo dục: dinh dưỡng và sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, các hoạt động trong ngày, dạo chơi ngoài trời, đi thăm vườn trường, mọi lúc mọi nơi, qua tranh ảnh, truyện tranh, vật thật và qua hướng dẫn bé tập làm nội trợ...
+ Phối hợp với các bậc cha mẹ để giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ tại gia
đình.
Đến thăm tại nhà: Đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt cũng như trong quá trình phát triển có những trở ngại khác thường, giáo viên cần đến thăm tại nhà để tìm hiểu nguyên nhân cản trở sự phát triển của trẻ.
Hòm thư cha mẹ: Mỗi trường tổ chức đặt một hòm thư ở vị trí thuận lợi của lớp hay của trường, với mục đích thu lượm các ý kiến đóng góp, những băn khoăn, những vướng mắc của các bậc cha mẹ về nuôi dạy con. Nhà trường thu thập những ý kiến đó và sắp xếp thời gian trao đổi, giải thích với các bậc cha mẹ.
Tham quan: nhà trường tổ chức cho phụ huynh tham quan trường lớp, nhóm bếp ăn, các hoạt động vui chơi, sinh hoạt của trẻ và giới thiệu cho phụ huynh biết mục đích yêu cầu của việc chăm sóc trẻ. Qua đó, cha mẹ có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng cho gia đình mình đồng thời có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
+ Kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các cơ quan báo đài để tuyên truyền phòng, chống bệnh béo phì ở trẻ mầm non cho tất cả mọi người đều biết.