Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ béo phì

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM 2.1 Tổng quan về kinh tế xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân

2.5.2.3. Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ béo phì

Phần lớn trẻ béo phì là do dư thừa năng lượng, ít vận động. Do đó, ngoài việc thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối cần phải kết hợp cho trẻ vận động nhằm làm tiêu hao số năng lượng dư thừa đó.

Để thực hiện được điều này, hiệu trưởng nên chỉ đạo hiệu phó chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức tăng cường vận động cho trẻ với các bài tập như leo thang, cầu tuột, bật, nhảy, chạy; các trò chơi dân gian, trò chơi có luật… Ngoài ra, còn cho trẻ lao động trực nhật, chăm sóc cây kiểng. Phân công giáo viên luân phiên theo tuần chịu trách nhiệm tổ chức cho trẻ vận động mỗi ngày, sau đó CBQL kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của giáo viên.

Hiệu phó chuyên môn cần phối hợp cùng hiệu phó bán trú nghiên cứu sắp xếp thời gian tập luyện cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi mà không làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt khác của trường. Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt lịch vận động về nội dung và hình thức theo kế hoạch, tăng cường vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như phụ cô xếp dọn bàn ghế trong giờ ăn, lấy nệm trong giờ ngủ… Bên cạnh đó, khuyến khích giáo viên sưu tầm, sáng tạo những trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Các trẻ béo phì cần tập thể dục ít nhất 3 – 4 lần mỗi ngày. Lúc tập thể dục sáng xong GVMN cho trẻ tập thêm các bài tập dành cho trẻ béo phì. Trẻ lắc vòng, leo thang… với các dụng cụ trang bị tại sân trường. Hoạt động thể lực sẽ làm tiêu bớt mỡ thừa, cơ thể trẻ sẽ săn chắc và gọn hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận bình tân thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)