Những tồn tại trong quá trình phát triển công nghiệp vùng kinhtế

Một phần của tài liệu định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ thời kì 2000 - 2010 (Trang 65 - 67)

LI ỜỞ ĐẦU

2. Các phơng pháp phân loại sản xuất công nghiệp

2.1. Những tồn tại trong quá trình phát triển công nghiệp vùng kinhtế

tế trọng điểm.

♦ Địa bàn trọng điểm Bắc Bộ mặc dù tập trung nhiều ngành công nghiệp và xí nghiệp quan trọng của vùng Bắc Bộ và cả nớc, đặc biệt trên địa bàn thủ đô Hà Nội với gần một nửa số lao động và sản xuất trên 50% giá trị sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên tốc độ phát triển còn chậm trong những năm gần đây bị chững lại và có xu hớng giảm, về quy mô và tốc độ thấp thua nhiều so với vùng trọng điểm ở phía Nam. Thúc đẩy công nghiệp phát triển với tốc độ cao trong những năm sắp tới là một yêu cầu tất yếu trong hớng đi lên của địa bàn trọng điểm.

♦ Công nghệ của các ngành công nghiệp trên địa bàn lạc hậu so với trình độ thế giới. Các xí nghiệp công nghiệp trên địa bàn hầu hết đợc xây dựng

từ những năm sáu mơi. Do cơ chế cũ không tạo cho cơ sở “tự phát triển” nên hầu hết chậm đợc đổi mới thiết bị. Đồng thời, do hậu quả của cách quản lý cũ, ít chú ý đến hiệu quả và chất lợng, cho đến nay vẫn cha thực sự khắc phục đợc hoàn toàn, năng suất lao động có tăng song vẫn còn thấp. Tất cả những điều đó làm cho tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp yếu kém. Hiện nay, sức ép cạnh tranh của hàng hoá nhập ngoại đang là một thách thức lớn đối với các sản phẩm công nghiệp đang sản xuất trên địa bàn (các hàng hoá tiêu dùng, một số thiết bị nhỏ, thuỷ điện nhỏ, động cơ điện, ôtô, xe máy, xe đạp...)

♦ Việc chuyển dịch cơ cấu các phân ngành công nghiệp trên địa bàn có xu hớng hợp lý và tích cực nhng rất chậm, cha phù hợp với tiềm năng sẵn có của vùng, đặc biệt là tiềm năng chất xám của nguồn nhân lực. Ngành công nghiệp chế biến lơng thực, thực phẩm cũng tăng chậm, thể hiện sự tác động và liên kết ngành giữa công nghiệp và nông nghiệp còn yếu.

♦ Cơ cấu giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh có thay đổi nhng vẫn còn chậm, công nghiệp quốc doanh của vùng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị tổng sản lợng công nghiệp nhng tăng trởng rất chậm công nghệ sản xuất lạc hậu, sức cạnh tranh của sản phẩm yếu kém. Công nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài của vùng tăng nhanh qua các năm nhng đấy chỉ là giai đoạn đầu của quá trình Việt Nam đổi mới mở cửa thu hút đầu t nớc ngoài. Trong thời gian gần đây kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế Đông á, thì tốc độ tăng trởng của khu vực công nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài cũng chững lại.

♦ Quy mô của vùng trọng điểm có vẻ nh là quá lớn và do vậy hiệu quả của “trọng điểm" bị giảm sút. Vùng trọng điểm Bắc Bộ chiếm hầu hết vùng đồng bằng sông Hồng. Trong điều kiện nền kinh tế yếu kém hiện nay, với một quy mô “trọng điểm" lớn nh vậy, khó có thể u tiên đầu t cho phát triển. Hơn nữa trong vùng trọng điểm của chúng ta lại xác định quá nhiều ngành mũi nhọn, dẫn đến đầu t không đảm bảo tính “trọng điểm".

Một phần của tài liệu định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ thời kì 2000 - 2010 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w