Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 32)

7. Kết luận (cần nghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu thông qua hồ sơ lưu trữ của phòng tín dụng, phòng kế toán, phòng ngân quỹ… Đồng thời tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong các phòng ban tại Ngân hàng NHNo & PTNT huyện Châu Thành A.

+ Thu thập số liệu thông qua các báo cáo của Ngân hàng như: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm 2006, 2007, 2008.

+ Thu thập, tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, Báo chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng, các trang web về Ngân hàng…

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu, chỉ số tài chính.

 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ của chỉ số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả này biểu hiện qui mô của hiện tượng kinh tế.

Công thức:

Y = Y1 - Y0 Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm góc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

- Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm phân tích so với số liệu năm trước đó của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.

 Phương pháp so sánh số tương đối

- Phương pháp so sánh số tương đối là kết quả của phép chia giữa tỷ số các kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Công thức: Y1- Y0

Y = x 100% Y0

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm góc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

Y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

- Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

 Phương pháp so sánh bằng số bình quân

Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhất về mặt lượng của các đơn vị bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số giữa các đơn vị đó, nhằm phản ánh khái quát đặc điểm điển hình của một yếu tố, một bộ phận hay một tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.

Qua phương pháp so sánh số bình quân cho phép ta đánh giá tình hình chung sự biến động về số lượng, chất lượng của mặt hoạt động nào đó của quá trình hoạt động tín dụng, đánh giá xu hướng phát triển và vị trí của Ngân hàng.

Tham khảo ý kiến, những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ Ngân hàng của các cán bộ Tín dụng tại NHNo & PTNT Chân Thành A.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG

3.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A 3.1.1. Lịch sử hình thành

- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Châu Thành A – Hậu Giang, là Ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A – Hậu Giang được thành lập vào ngày 24/12/2002, theo Quyết định số 64/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày 07/03/2004 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, có trụ sở tại khu hành chính ấp Thị Tứ - Thị trấn Một Ngàn huyện Châu Thành A – Hậu Giang. Ngân hàng còn có một chi nhánh trực thuộc đặt tại số 12/3 ấp Tân Phú, xã Tân Phú Thạnh.

- Huyện Châu Thành A – Hậu Giang được tái lập từ huyện Châu Thành của tỉnh Cần Thơ sau khi chia tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.

- Từ khi ra đời đến nay, Ngân hàng đã không ngừng phát triển cả quy mô và chất lượng tín dụng. Ngân hàng còn luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của người dân. Ngân hàng là địa chỉ tin cậy của nhân dân trong huyện. Sự ra đời của Ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế, thay đổi diện mạo nông thôn huyện nhà, đưa nông dân thoát khỏi cảnh khó khăn, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Nhân sự của Ngân hàng được phân bổ vào từng bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện những chức năng riêng của mình. Tuy nhiên, giữa các bộ phận có mối quan hệ hỗ trợ, trao đổi và liên kết chặt chẽ với nhau để công việc được vận hành một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các bộ phận của chi nhánh Ngân hàng có

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

 Giám đốc Ngân hàng

Giám đốc là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh mình và là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau:

+ Xem xét nội dung thẩm định do phòng Tín Dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

+ Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do Ngân hàng và khách hàng cùng lập.

+ Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.

+ Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng cấp trên.

GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC

PHÒNG

 Phó Giám đốc

Có nhiệm vụ hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà Giám đốc giao phó. Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng nếu có sự ủy quyền của Giám đốc.

 Phòng Tín Dụng

Trực tiếp điều tra, thẩm định và lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng. Chấp hành thể lệ tín dụng theo quy chế của Ngân hàng Nhà nước ban hành. Trực tiếp theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay kể từ khi phát sinh cho đến khi hợp đồng kết thúc. Phòng Tín Dụng lưu giữ hồ sơ kinh tế của khách hàng. Hỗ trợ và giúp đỡ cho các phòng ban khác khi cần thiết.

Trưởng phòng Tín Dụng chịu trách nhiệm về các công việc sau:

+ Phân công cán bộ Tín Dụng phụ trách địa bàn hoặc các khách hàng, kiểm tra đôn đốc cán bộ Tín Dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của NHNN Việt Nam.và hướng dẫn của NHNo & PTNN Việt Nam.

+ Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ Tín Dụng, tiến hành tái thẩm định (nếu thấy cần thiết), hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi và ghi ý kiến của mình trên các hồ sơ kể trên.

 Phòng Kế Toán – Hành Chính

Phòng Kế Toán có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch với khách hàng. Kiểm tra chứng từ, thông báo về việc thu nợ, thu lãi tiền vay, trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Có trách nhiệm kiểm soát tồn quỹ tiền mặt hàng ngày. Thu thập số liệu để lập bảng cân đối hàng ngày, báo cáo tiền tệ hàng tháng, hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm. Phòng Kế Toán có nhiệm vụ lưu giữ các hồ sơ kinh tế của khách hàng, tấc cả các hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và các loại giấy tờ khác.

Phòng Hành Chính thực hiện chức năng quản lý và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên làm việc tại chi nhánh. Thực hiện các chính sách, chế độ, qui định của Nhà nước. Thực hiện nghiệp vụ văn thư và công tác hành chính khác.

 Phòng Ngân Quỹ

Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp trong công việc thu ngân và giải ngân.

 Chi nhánh Cấp 3 Cái Tắc

Có quy mô hoạt động nhỏ hơn so với hội sở, cũng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn, thanh toán như hội sở.

3.1.4. Tình hình nhân sự của chi nhánh Ngân hàng

Tình hình nhân sự của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A trong 3 năm vừa qua khá ổn định, chỉ riêng năm 2008 có sự gia tăng thêm nhân sự từ 16 lên 19 cán bộ, công nhân viên trong đó:

- Cán bộ lãnh đạo: 3 - Cán bộ tín dụng: 7

- Nhân viên kế toán - ngân quỹ: 6 - Nhân viên khác: 3

Về trình độ của cán bộ, công nhân viên được đào tạo như sau:

Bảng 1: Trình độ cán bộ, công nhân viên của NHNo & PTNT huyện Châu Thành A (2006-2008) 2006 2007 2008 Năm Trình độ Số người Tỷ trọng(%) Số Người Tỷ trọng(%) Số người Tỷ trọng(%) - Đại học 12 75,0 12 75,0 15 78,9 - Trung học 4 25,0 4 25,0 4 21,1 - Sơ cấp 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng cộng 16 100,0 16 100,0 19 100,0

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)

Trong những năm qua, Ngân hàng không ngừng nâng cao số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc cũng như phương thức làm việc mới của Ngân hàng.

3.1.5. Qui trình xét duyệt cho vay tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành A

Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng mang tính định hướng và cơ bản, tùy thuộc vào từng món vay cụ thể mà cán bộ tín dụng có hướng xử lý riêng. Tuy nhiên, quy trình cho vay tổng quát của Ngân hàng bao gồm:

- Hướng dẫn khách hàng, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, sau đó tiến hành điều tra, thẩm định và phân tích khách hàng và phương án vay vốn.

- Nếu quyết định cho vay thì tiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay. Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh tiến hành phát vay cho khách hàng. Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay, theo dõi rủi ro, thu nợ.

Hình 2: Sơ đồ qui trình cho vay vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A

Giải thích qui trình

Theo sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, thực hiện chính sách một cửa trong quá trình cho vay vốn. Tức là, khách hàng sẽ trả nợ vay, được hướng dẫn làm hồ sơ và nhận tiền vay tại một nơi đó là phòng Tín dụng.

(1) Khách hàng trực tiếp đến liên hệ với cán bộ Tín Dụng phụ trách địa bàn để được hướng dẫn về điều kiện vay vốn và hồ sơ xin vay vốn.

(2) Cán bộ Tín Dụng kiểm tra và đối chiếu về sự đầy đủ, phù hợp của hồ sơ vay. Nếu không đủ điều kiện sẽ từ chối khách hàng. Nếu thỏa điều kiện thì cán bộ Tín Dụng hẹn thời gian đến để thẩm định tài sản và phương án vay vốn của khách hàng. Sau khi thẩm định xong, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định, lập biên bản đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố và chuyển toàn bộ hồ sơ vay đến trưởng phòng Tín Dụng.

(3) Khi nhận được hồ sơ vay của cán bộ Tín Dụng, trưởng phòng Tín Dụng đánh giá lại toàn bộ hố sơ vay cũng như phương án vay – dự án sản xuất. Sau đó

(4) (1) (2) (3) KHÁCH HÀNG PHÒNG TÍN DỤNG GIÁM ĐỐCBAN (1) (5)

chuyển toàn bộ hố sơ đến Giám đốc chi nhánh Ngân hàng hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

(4) Giám Đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vay, căn cứ vào đó ra quyết định cho vay hay không cho vay và chuyển hồ sơ cho cán bộ Tín Dụng. Nếu không cho vay thì cán bộ Tín Dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản. Nếu cho vay thì cán bộ Tín Dụng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng.

(5) Cán bộ Tín Dụng tiến hành làm thủ tục giải ngân cho khách hàng. Sau khi phát vay cho khách hàng xong cán bộ Tín Dụng lưu trữ hồ sơ và chuyển toàn bộ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế chấp khác (bản chính) cho phòng Ngân quỹ bão quản và lưu trữ.

3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNHNHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A TỪ 2006 – 2008 NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A TỪ 2006 – 2008

Qua 3 năm hoạt động, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Châu Thành A đạt được những kết quả sau:

Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 – 2008 của NHNo & PTNT huyện Châu Thành A Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 19.258,5 25.582,0 28.648,6 6.323,5 32,83 3.066,6 11,98 Chi phí 18.405,8 21.387,1 30.815,4 2.981,3 16,19 9.428,3 44,08 Lợi nhuận 852,7 4.194,9 -2.166,8 3.342,2 391,95 -6.361,7 -151,65

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)

Theo bảng số liệu cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến động và không theo chiều hướng nhất định. Thu nhập và chi phí Ngân hàng tăng lên qua từng năm. Nhưng lợi nhuận Ngân hàng thì không ổn định,

Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A -10000 0 10000 20000 30000 40000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Hình 3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A (2006-2008)

+ Đối với thu nhập của Ngân hàng hàng năm đều tăng lên. Năm 2006 thu nhập đạt được 19.258,5 triệu đồng. Đến năm 2007, thu nhập đạt 25.582,0 triệu đồng, tăng 6.323,5 triệu đồng, tăng 32,83% so với năm 2006. Thu nhập tiếp tục tăng vào năm 2008, đạt 28.648,6 triệu đồng, tăng tuyệt đối là 3.066,6 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 11,98% so với năm 2007. Như vậy, tổng thu nhập của mỗi năm đều tăng lên đây là dấu hiệu khả quan đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

+ Chi phí hoạt động cũng tăng qua các năm, tuy nhiên chi phí tăng do Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động với nhu cầu vay vốn ngày càng tăng lên thể hiện qua doanh số cho vay hàng năm, do đó nguồn vốn từ Ngân hàng cũng tăng lên dẫn đến chi phí tăng theo, bên cạnh đó còn do ảnh hưởng bởi lạm phát của nền kinh tế. Tốc độ tăng chi phí của năm 2007 so với năm 2006 là 16,19% còn năm 2008 so với năm 2007 là 44,08%.

Tuy nhiên, so sánh năm 2008 với năm 2007 thu nhập tăng 3.066,6 triệu đồng nhưng chi phí tăng đến 9.428,3 triệu đồng. Tốc độ tăng chi phí của năm 2008 so với

hiệu không tốt đối với tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Nguyên nhân chính là do lạm phát của nền kinh tế quá lớn, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của Ngân hàng và một phần do trích lập quỹ dự phòng rủi ro…

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)