Giải pháp nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 103)

A từ 2006-2008

5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả

Xác định chính xác nhu cầu vốn của chi nhánh. Chi nhánh cần phân tích các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế về nhu cầu vốn ở các kỳ trước, dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường mà lập kế hoạch về vốn thật chính xác tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

 So sánh chi phí huy động vốn và chi phí vay vốn từ Ngân hàng cấp trên để lựa chọn kênh huy động vốn vừa tiết kiệm chi phí vừa phù hợp, kịp thời nhằm mang lại hiệu quả huy động vốn cao nhất.

Công tác sử dụng vốn của chi nhánh phải căn cứ vào kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh đã lập, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh, tránh những thay đổi bất thường làm ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn.

Giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của chi nhánh, khi sử dụng vốn chi nhánh cần xác định rõ mục đích, có kế hoạch, phương án sử dụng vốn cụ thể, được sự phê duyệt của giám đốc chi nhánh, đối với các khoản đầu tư lớn nên đưa ra nghiên cứu, phân tích kỹ, đánh giá rủi ro khi đầu tư vốn.

Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, chi nhánh cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải tạm ngừng hoạt động do thiếu vốn. Nếu thừa vốn, chi nhánh phải có biện pháp

Hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, vốn sử dụng không đúng mục đích, không mang lại lợi nhuận cho chi nhánh.

Tránh tình trạng để vốn bị ứ đọng, phải xoay chuyển vốn, phát huy khả năng sinh lời của vốn, nên mở rộng và tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận và ít rủi ro.

 Nên mở rộng hoạt động đầu tư, ngoài việc sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động tín dụng nên mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác như giấy tờ có giá, góp vốn,…

 Chi nhánh nên trích lập quỹ dự phòng tài chính.

 Thường xuyên theo dõi các khoản thu, chi của chi nhánh, nhìn nhận đánh giá quá trình sử dụng vốn theo định kỳ hàng quí để kịp thời giải quyết những khó khăn và đưa ra các kế hoạch mới cho phù hợp.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho chi nhánh bằng cách: + Đối với công tác cho vay tín dụng nên:

 Bám sát phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ đó chi nhánh có những định hướng đầu tư đúng, phù hợp với mục đích phát triển kinh tế trong toàn huyện.

 Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng mà cán bộ tín dụng xác định mức cho vay chính xác, phù hợp với nhu cầu vốn thực sự, tránh tình trạng cho vay thừa, vay thiếu làm cho việc thực hiện phương án kém hiệu quả.

 Mạnh dạn đầu tư vào các phương án sản xuất kinh doanh khả thi dù không có đủ tài sản thế chấp.

 Công tác thẩm định cho vay phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan tránh việc thẩm định mang tính hình thức, cào bằng, sơ sài, qua loa, không nắm được nguồn thu nhập chính của khách hàng.

+ Tăng cường công tác quản lý các khoản nợ phải thu bằng cách:

 Chi nhánh tiến hành sắp xếp các khoản nợ theo tuổi để dễ dàng nắm được cá khoản nợ đến hạn để có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ chi nhánh cần tổng kết công tác cho vay, thu nợ, nợ xấu, tiến hành kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian, tránh tình trạng để các khoản thu rơi

 Đối với các khoản nợ quá hạn, chi nhánh cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất, thu dần,... nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ và tiến hành khởi kiện khi cần thiết.

Đối với công tác huy động vốn chi nhánh nên:

+ Có những chương trình thu hút khách hàng như tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm bậc thang, đối với các tổ chức gửi tiền lớn thì miễn phí giao dịch, áp dụng lãi suất thỏa thuận theo qui định của NHNN.

+ Chi nhánh nên có những hình thức tiếp cận với khách hàng như phát tờ rơi, thông tin trên đài phát thanh, quảng cáo,…

+ Ngân hàng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố mối quan hệ với khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp.

 Tuy nhiên, ngoài mục đích lợi nhuận chi nhánh cũng cần có các khoản trích lập nhằm mục đích quan tâm đến vấn đề an sinh của cán bộ, nhân viên như tiền thưởng, hỗ trợ đối với nhân viên gặp khó khăn, bão hiểm xã hội, sửa chửa xây dựng tập thể cán bộ,… đây là các việc làm gián tiếp làm tăng hiệu quả hoạt động cho chi nhánh.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Công tác sử dụng vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A khá hiệu quả, thể hiện rất rỏ qua tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh. Mặc dù có sự khó khăn do mới thành lập không lâu (24/12/2002) và là chi nhánh cấp 2 nên qui mô hoạt động còn hạn chế nhưng chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A ngày càng thể hiện vai trò, chức năng của mình đối với sự phát triển kinh tế Huyện nhà. Chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A bước đầu đã khắc phục những khó khăn, vươn lên hoạt động có hiệu quả, góp phần rất lớn vào việc đầu tư, phát triển, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A còn đầu tư nguồn vốn cho khách hàng để sản xuất, kinh doanh đảm bảo đời sống và có cơ hội vươn lên làm giàu. Đó là những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội trên toàn Huyện.

Trong những năm qua, chi nhánh đã biết kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, biết tận dụng cơ hội, biết phát huy thế mạnh để phát triển. Với phong cách phục vụ ân cần, niềm nở kết hợp với cách làm việc hiện đại nhân viên của chi nhánh đã tạo được niềm tin cho khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng khá nhanh so với những năm trước. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn huy động vẫn còn thấp trong cơ cấu tổng nguồn vốn của chi nhánh. Do đó, trong thời gian tới chi nhánh cần phát huy hơn nữa trong công tác huy động vốn bằng cách mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các hình thức huy động để đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn trong địa bàn Huyện, hạn chế tối đa việc sử dụng vốn vay từ Ngân hàng cấp trên.

Hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh chính là hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Tình hình doanh số cho vay của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A trong thời gian qua có bước phát triển rất lạc quan. Trong đó, doanh số cho vay ngắn

trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh đó doanh số cho vay ở các lĩnh vực khác cũng có chiều hướng tăng lên theo đúng kế hoạch của chi nhánh đề ra. Ngoài ra chi nhánh đã đáp ứng kịp thời vốn vay giúp hộ sản xuất đẩy mạnh quá trình sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần đưa kinh tế nông thôn phát triển, hạn chế nạn cho vay nặng lãi. Tình hình thu nợ tại chi nhánh thực hiện rất tốt, doanh số thu nợ không ngừng tăng lên qua từng năm. Nhờ công tác thu nợ đạt hiệu quả nên hạn chế phát sinh nợ xấu trong quá trình hoạt động tín dụng của chi nhánh, chỉ riêng trong năm 2008 nợ xấu của chi nhánh tăng cao nhưng chủ yếu là nợ lãi quá hạn nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của chi nhánh.

Nguồn thu của chi nhánh chủ yếu từ hoạt động tín dụng, vì thế hoạt động tín dụng đạt hiệu quả nên thu nhập của chi nhánh cũng ổn định mang lại lợi nhuận khá cao cho chi nhánh, chỉ trong năm 2008 chi nhánh hoạt động thu lỗ nhưng do nguyên nhân khách quan.

Cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng, chi nhánh rất chú trọng chấn chỉnh, nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giảm thấp nợ xấu, nợ khó đòi. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng qua từng năm nhưng vẫn còn ở mức chấp nhận, không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của chi nhánh, đó cũng là một minh chứng thiết thực về việc sử dụng vốn hiệu quả của chi nhánh. Đó là kết quả phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

+ Cần quản lý tốt các nhân tố vĩ mô trong đó quan trọng nhất là kiềm chế lạm phát ở mức thấp, vì đây là nguyên nhân dẫn đến mọi biến động xấu trong nền kinh tế như biến động lãi suất cơ bản, biến động giá cả,…

+ Chính phủ cần ban hành đầy đủ các bộ luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi gửi tiền vào ngân hàng. Nhằm bảo hộ cho quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng và đảm bảo quyền lợi cho người đi vay và người cho vay.

6.2.2. Đối với NHN0 & PTNT cấp trên

+ Tăng cường đầu tư vốn cho chi nhánh với lãi suất hỗ trợ để giúp chi nhánh mở rộng qui mô hoạt động đầu tư.

+ Có những giải pháp kịp thời, nhanh chóng để giúp cho chi nhánh giải quyết những khó khăn khi thiếu hụt vốn trong kinh doanh.

+ Tạo điều kiện cho chi nhánh tiếp cận được nhiều nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ như ODA, AFD,…

+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho chi nhánh, bổ sung nhân sự, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại cho chi nhánh.

6.2.3. Đối với chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Châu Thành A

+ Tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế để tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng nhằm có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, hạn chế vốn vay từ ngân hàng cấp trên.

+ Chi nhánh phải có những kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về việc huy động và sử dụng vốn, để làm cơ sở mà có những giải pháp kịp thời khi có những biến động.

+ Công tác sử dụng vốn của chi nhánh phải được diễn ra theo kế hoạch tránh những thay đổi bất thường, phải thường xuyên theo dõi, nhìn nhận đánh giá quá trình sử dụng vốn để kịp thời giải quyết những khó khăn và đưa ra các kế hoạch mới cho phù hợp.

+ Nên mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực có hiệu suất lợi nhuận cao chứ không đơn thuần chỉ đầu tư cho vay tín dụng.

+ Thực hiện tốt công tác quản lý, thường xuyên theo dõi khách hàng từ khi cho vay đến lúc thu nợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho chi nhánh.

6.2.4. Đối với chính quyền địa phương

+Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài và quyền sở hữu tài sản cho người dân để tạo điều kiện cho chi nhánh hoàn thiện thủ tục vay vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn Minh Công (2008). Phân tích tình hình cho vay vốn tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành A – Hậu Giang, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Đại học Cần Thơ, năm 2008.

2. Phạm Văn Được (2007).Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hòn Đất, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Đại học Cần Thơ, năm 2007. 3. Huỳnh Thị Thúy Phượng. Chiến lược huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh - Đại học Cần Thơ, năm 2007.

4. Trần Thị Bé Linh (2005). Thực trạng và biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại NHNo chi nhánh Cái Răng – TP Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh (2005).

5. PGS.TS Lê Văn Tề (chủ biên), PGS.TS Ngô Hường, TS Đỗ Linh Hiệp, TS Hồ Diệu, TS Lê Thẩm Dương (2004). Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB thống kê.

6. TS Nguyễn Văn Tiến (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – Học viện Ngân Hàng, NXB thống kê.

7. GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân – Lê Nam Hải (chuyên viên kinh tế) (2000).Ngân Hàng Thương Mại, NXB thống kê.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)