7. Kết luận (cần nghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.1.1. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh
Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A được hình thành từ nguồn vốn huy động tại địa phương và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên.
Cũng như các Ngân hàng Thương mại khác vốn là vấn đề hết sức quan trọng và là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh Ngân hàng, cũng như giúp cho chi nhánh có khả năng cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc và bền lâu cho chi nhánh. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Nhiều Ngân hàng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn nhưng NHNo & PTNT Châu Thành A lại một lần nữa khẳng định sự khôn lớn và vững mạnh của mình qua công tác hoạt động hiệu quả và sự lớn mạnh về nguồn vốn của mình. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng nguồn vốn như sau:
Bảng 3: Tình hình nguồn vốn tại Chi Nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A qua 3 năm (2006 -2008)
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Chi Nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A )
2006 2007 2008 07/06 08/07 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 36.533,9 22,60 32.640,2 17,81 52.993,8 38,86 -3.893,7 -10,65 20.353,6 62,35 Vốn vay 125.155,1 77,40 150.611, 82,19 136.370, 61,14 25.456,7 20,34 - 14.241,6 -43,63 Tổng NV 161.689 100,0 183.252 100,0 189.364 100,0 21.563 13,33 6.112 3,33
Tình hình nguồn vốn của chi nhánh trong những năm qua không ngừng tăng lên cụ thể: năm 2006 là 161.689 triệu đồng, trong đó vốn huy động là 36.533,9 triệu đồng, chiếm 22,60% trong tổng nguồn vốn còn vốn vay là 125.155,1 triệu đồng chiếm 77,40% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn của chi nhánh thể hiện qui mô hoạt động của chi nhánh, với số vốn hoạt động là 161.689 triệu đồng đối với một chi nhánh cấp 2 như NHNo & PTNT Châu Thành A là một con số tương đối, tuy nhiên lượng vốn huy động còn chiếm tỷ lệ thấp không quá 25% trong tổng nguồn vốn làm cho tính chủ động vốn của chi nhánh còn kém.
Năm 2007, tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng lên 183.252 triệu đồng tăng 13,33% so với năm 2006, tương đương 21.563 triệu đồng. Trong đó, vốn huy động là 32.640,2 triệu đồng còn vốn vay từ ngân hàng cấp trên là 150.611,8 triệu đồng. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2007 khả quan hơn, qui mô vốn tăng lên, thể hiện sự lớn mạnh và ngày càng mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Điều này còn gián tiếp cho biết chi nhánh hoạt động đạt hiệu quả nên ngày càng mở rộng đầu tư hơn trong lĩnh vực kinh doanh.
Sang năm 2008, nguồn vốn tiếp tục tăng lên 189.364 triệu đồng, tăng 3,33% so với năm 2007 với số tiền tăng lên là 6.112 triệu đồng. Trong đó vốn huy động là 52.993,8 triệu đồng chiếm 38,86% trong tổng nguồn vốn, vốn vay là 136.370,2 triệu đồng chiếm 61,14% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2008. Nguồn vốn của chi nhánh trong năm này tăng tuy tốc độ tăng không cao nhưng điều này thể hiện hiệu quả của chi nhánh vì trong năm 2008, tình hình kinh tế đất nước diễn biến rất phức tạp, lạm phát kinh tế lên đến hơn 22% trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 6,23%, nền kinh tế đang diễn biến theo chiều hướng xấu, điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức kinh tế trong nước đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, chi nhánh vẫn có thể tăng nguồn vốn hoạt động của mình nhờ lượng vốn huy động trong năm 2008 tăng rất nhanh.
Qua việc phân tích cho thấy tình hình nguồn vốn của chi nhánh ổn định và có xu hướng tăng lên đáng kể, tuy nhiên muốn hiểu rỏ hơn về tình hình nguồn vốn của
(Theo số liệu của bảng 3 )
Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)
Quan sát hình ta thấy, cơ cấu vốn của chi nhánh Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Trong hai thành phần này vốn huy động là nguồn vốn quyết định, thể hiện khả năng chủ động vốn của chi nhánh. Bất cứ một Ngân hàng Thương mại nào, muốn hoạt động hiệu quả thì cần phải phát huy lượng vốn huy động này, vì nó thể hiện tính tự chủ của Ngân hàng, không bị lệ thuộc vào các Ngân hàng khác. Tính đến cuối năm 2006, vốn huy động của chi nhánh là 36.533,9 triệu đồng, năm 2007 vốn huy động là 32.640,2 triệu đồng, giảm 10,65% tương đương 3.893,7 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 là 52.993,8 tăng 62,35% tương đương 20.353,6 triệu đồng so với năm 2007.
Vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A ngày càng được đẩy mạnh và hiệu quả, thể hiện tính chủ động vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, phần vốn vay từ Ngân hàng cấp trên vẫn còn chiếm tỷ trọng quá lớn trong nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Điều này cho thấy chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn tại địa phương nhằm điều tiết tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn
Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008) 0 50000 100000 150000 200000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Vốn huy động Vốn vay Tổng nguồn vốn
vốn, giúp hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A được đẩy mạnh và hiệu quả hơn.
Ngược lại với vốn huy động, lượng vốn vay từ Ngân hàng cấp trên thì chi nhánh ngày càng hạn chế. Thực tế cho thấy, năm 2006 vốn vay là 125.155,1 triệu đồng, năm 2007 vốn vay tăng lên 150.611,8 triệu đồng, tăng lên 20,34% tương đương 25.456,7 triệu đồng so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 vốn vay giảm xuống chỉ còn 136.370,2 triệu đồng, giảm 43,63% tương đương với 14.241,6 triệu đồng so với năm 2007. Vốn vay của chi nhánh có xu hướng giảm xuống là do định hướng hoạt động của chi nhánh, chi nhánh hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận do đó nếu chi nhánh vay vốn nhiều thì chi phí chi trã lãi vay rất lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh, làm cho hoạt động của chi nhánh kém hiệu quả. Một nguyên nhân rất quan trọng là do vốn huy động của chi nhánh tăng lên rất nhanh nên đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn hoạt động cho chi nhánh đã giúp cho chi nhánh hạn chế được tình trạng đi vay từ ngân hàng cấp trên. Điều này giúp cho lợi nhuận chi nhánh tăng lên vì vốn vay là nguồn vốn không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên chi nhánh cần hạn chế.
Ta xét nguồn hình thành nên nguồn vốn mà NHNo & PTNT tỉnh điều chuyển xuống chi nhánh. Nguồn này được hình thành một phần từ vốn của chủ sở hữu, phần khác do vốn hỗ trợ của Chính phủ như AFD, vốn ODA,… Nhằm mục đích thông qua NHNo & PTNT Chính phủ có thể đưa nguồn vốn hỗ trợ đến người nông dân để giúp cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.
Qua việc phân tích cho thấy tình hình nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên. Một phần do đầu tư mở rộng qui mô của chi nhánh, do lượng vốn huy động ngày càng tăng góp phần làm tăng nguồn vốn cho chi nhánh, phần khác do chi nhánh nhận được sự hỗ trợ vốn từ trung ương, thông qua các chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì không ai khác có thể giúp Chính phủ chuyển nguồn vốn hỗ trợ đó đến tận tay người nông dân hiệu quả và chính xác bằng NHNo & PTNT. Chính vì lý do này mà chi nhánh Ngân hàng là cánh tay đắt lực
mô. Đây cũng là lợi thế để chi nhánh mở rộng huy mô vốn và là điều kiện thuận lợi cho hoạt động chi nhánh vì khi nguồn vốn hoạt động tăng lên sẽ nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho chi nhánh, vì trong thời kỳ kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh tự do, với sự gia nhập của các ngân hàng thế giới làm cho môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn, vì thế chi nhánh muốn tồn tại thì cần tăng cường thế lực cạnh tranh của mình và một trong những điều kiện để thực hiện được vần đề này là nguồn vốn của chi nhánh phải mạnh, đủ khả năng để đảm bảo cho chi nhánh hoạt động ngay cả trong những tình huống xấu.
4.1.2. Tình hình vốn huy động của Ngân hàng
Đối với mọi tổ chức kinh tế, khi hoạt động kinh doanh nguồn vốn luôn giữ vai trò rất quan trọng. Muốn hoạt động tốt và kinh doanh có hiệu quả thì nguồn vốn phải ổn định và ngày càng được mở rộng. Lĩnh vực Ngân hàng cũng vậy, hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay”, nếu như nguồn vốn đi vay kém thì nguồn vốn cho vay cũng bị hạn chế và lợi nhuận sẽ giảm đi. Như vậy nguồn vốn là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu quyết định tốc độ tăng trưởng kinh doanh của Ngân hàng. Trong đó, nguồn vốn huy động là quan trọng nhất vì nó thể hiện tính chủ lực, uy tín và khả năng chủ động vốn của Ngân hàng.
Nhìn được tầm quan trọng của vấn đề này, chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A đang tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn với mạng lưới rộng khắp trên toàn huyện nhằm chủ động khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời trong dân cư. Để công tác huy động vốn ngày càng tốt, thời gian qua chi nhánh Ngân hàng luôn đổi mới phương thức huy động cùng với phong cách niềm nở, ân cần, lịch sự, tận tình hướng dẫn cho khách hàng của cán bộ, công nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A đã phần nào giúp cho vốn huy động của chi nhánh tăng hơn so với những năm đầu mới chia tách. Kết quả huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A qua 3 năm 2006 - 2008 như sau:
Bảng 4: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)
Đvt: Triệu đồng
Năm 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
I. VỐN HUY ĐỘNG NỘI TỆ 14.072,9 17.126,2 31.257,8 3.053,3 21,69 14.131,6 82,51 1. Tổ chức kinh tế 1.609,4 1.829,9 1.245,7 220,5 13,70 -584,2 -31,92 2. Dân cư 12.463,5 15.296,3 30.012,1 2.832,8 22,72 14.715,8 96,20 - Không kỳ hạn 769,9 1.120,1 499,4 350,2 45,48 -620,7 -55,41 - Dưới 12 tháng 9.977,2 11.781,8 28.016,9 1.804,6 18,08 16.235,1 137,79 - Từ 12 – 24 tháng 1.669,4 2.347,4 1.134,8 678 40,61 -1.212,6 -51,65 - Trên 24 tháng 47,0 47,0 361,0 0 0,0 314 668,08 II. VỐN HUY ĐỘNG NGOẠI TỆ 22.461,0 15.514,0 21.736,0 -6.947,0 -30,92 6.222,0 40,10 - Không kỳ hạn 0 1.400,0 0 1.400,0 1.400,0 -1.400,0 -100,0 - Dưới 12 tháng 20.061,0 7.697,0 4.319,0 -12.364,0 -61,63 -3.378 -43,88 - Từ 12 – 24 tháng 2.400,0 6.417,0 17.417,0 4.017 167,37 11.000 171,41 TỔNG CỘNG 36.533,9 32.640,2 52.993,8 -3.893,7 -10,65 20.353,6 62,35
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)
Qua bảng số liệu cho thấy, công tác huy động vốn của Chi Nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A năm 2006 đạt 36.533,9 triệu đồng. Trong đó, huy động nội tệ là 14.072,9 triệu đồng, ngoại tệ là 22.461,0 triệu đồng. Đối với vốn huy động nội tệ thì tiền gửi dân cư là 12.463,5 triệu đồng, từ các tổ chức kinh tế là 1.609,4 triệu đồng. Tiền gửi không kỳ hạn là 769,9 triệu đồng, kỳ hạn dưới 12 tháng là 9.977,2 triệu đồng, từ 12 – 24 tháng là 1.669,4 triệu đồng, trên 12 tháng là 47 triệu đồng. Huy động ngoại tệ chỉ có 2 hình thức, kỳ hạn 12 tháng là 20.061 triệu đồng, kỳ hạn từ 12-24 tháng là 2.400 triệu đồng. Huy động vốn trong năm 2006 có nhiều tiến triển khả quan so với những năm trước, đây là những phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh.
Năm 2007, công tác huy động vốn vẫn được chú trọng nhưng lượng vốn huy động chỉ đạt 32.640,2 triệu đồng, giảm 10,65%, tương đương 3.893,7 triệu đồng so với năm 2006, là do huy động ngoại tệ trong năm này bị sụt giảm, giảm đến 30,92% so với năm 2006. Cụ thể thể như sau: huy động nội tệ 17.126,3 triệu đồng, tiền gửi trong dân cư là 15.296,3 triệu đồng, từ tổ chức kinh tế là 1.829,9 triệu đồng. Tiền gửi không kỳ hạn là 1.120,1 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng là 11.781,8 triệu đồng, từ 12-24 tháng là 2.347,4 triệu đồng, trên 24 tháng là 47 triệu đồng. Đối với huy động ngoại tệ có tiền gửi không kỳ hạn là 1.400 triệu đồng, dưới 12 tháng có 7.697 triệu đồng và từ 12-24 tháng là 6.417 triệu đồng. Tình hình huy động vốn trong năm 2007 giảm do lượng huy động ngoại tệ giảm, nguồn vốn huy động trong dân cư không tăng. Nguyên nhân là do chi nhánh còn nhiều thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa được đầu tư tốt, chưa có nhiều hoạt động quảng cáo, giới thiệu về thông tin về tiền gửi đến với khách hàng, đối với người dân gửi tiền vào Ngân hàng là vấn đề khá khó khăn vì thủ tục rờm rà, không thuận lợi trong vấn đề tiêu dùng vì trong địa bàn Huyện chưa có nhiều máy rút tiền tự động, khi cần tiền khách hàng phải đến chi nhánh Ngân hàng làm thủ tục rút tiền, làm mất thời gian của khách hàng. Hơn nữa khách hàng chưa thật sự tin tưởng vào Ngân hàng, họ quen với việc cất giữ tiền hoặc vàng trong nhà để tiện cho việc tiêu dùng và cảm thấy an toàn hơn. Ngoài ra, do hình thức huy động còn hạn chế, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, các hình thức khác như giấy tờ có giá chưa phổ biến nên chưa thu hút được khách hàng.
Nhưng đến năm 2008 lượng vốn huy động tăng lên đáng kể, tăng đến 62,35%, tương đương 20.353,6 triệu đồng so với năm 2007. Trong đó, tiền gửi dân cư là 30.012,1 triệu đồng, tăng 96,20%, tương đương 14.715,8 triệu đồng so với năm 2007. Cụ thể: tiền gửi không kỳ hạn là 499,4 triệu đồng, kỳ hạn dưới 12 tháng là 28.016,9 triệu đồng, từ 12-24 tháng là 1.134,8 triệu đồng, trên 24 tháng là 361 triệu đồng. Huy động ngoại tệ là 21.736 triệu đồng, trong đó kỳ hạn 12 tháng là 4.319 triệu đồng, từ 12-24 tháng là 17.417 triệu đồng. Nhìn chung huy động vốn trong năm này tăng khá nhanh, đây là những nổ lực đáng đề cao của một đơn vị còn non trẻ, mọi thứ còn tạm bợ chưa ổn định, nhất là về cơ sở vất chất.
Tình hình kinh tế năm 2008 tuy có nhiều biến động phức tạp như lạm phát quá cao, kinh tế không ổn định, cạnh tranh gay gắt từ các Ngân hàng thương mại khác…nhưng chi nhánh Ngân hàng vẫn thu hút được lượng vốn huy động cao, đây là vấn đề rất tốt cho tình hình hoạt động của Ngân hàng. Sở dĩ Ngân hàng có thể đạt được những kết quả khả quan như vậy là do có những chiến lược đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình đã tạo được niềm tin và đã thu hút được nhiều khách hàng. Bên cạnh việc đa dạng các hình thức gửi như gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá,… Chi nhánh cũng chú trọng hơn đến công tác tuyên truyền quảng cáo, tờ rơi, băng rôn, thông tin trên đài truyền thanh huyện, xã,… làm cho công tác huy động vốn thay đổi nhanh trong năm 2008, tăng đáng kể so với những năm trước đó.
Tuy nhiên, vốn huy động tăng trong năm 2008 không mang lại hiệu quả kinh tế cho chi nhánh. Công tác huy động được thực hiện tốt chỉ là điều kiện cần chưa đủ để