Theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 58 - 61)

A từ 2006-2008

4.2.1.2. Theo ngành kinh tế

Huyện Châu Thành A với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Do đó, Ngân hàng đã xác định địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng nông thôn, tập trung đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là hộ nông dân. Tuy nhiên, đối tượng đầu tư của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A rất đa dạng, đầu tư đa số cho các ngành nghề ở địa phương, bao gồm cho vay sản xuất nông nghiệp ( trồng trọt, máy nông nghiệp, đê bao,…), cho vay chăn nuôi – thủy sản, cho vay thương mại - dịch vụ, tiểu thu công nghiệp,… và một số đối tượng khác. Tình hình cho vay theo ngành kinh tế của chi nhánh Ngân hàng được thể hiện ở bảng 6.

 Sản xuất nông nghiệp

Đối với chi nhánh luôn xác định thị phần chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đối tượng phục vụ chính là hộ nông dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngân hàng đầu tư cho vay bao gồm các đối tượng chi phí để trồng trọt (lúa, mía, cây ăn quả,…), mua máy nông nghiệp (máy bơm, máy suốt, máy trục,…), làm đê bao, vật tư nông nghiệp,…Đây là đối tượng quan trọng và chiếm phần lớn DSCV của Ngân hàng. Năm 2006, DSCV trong sản xuất nông nghiệp là 82.107 Triệu đồng, chiếm 50,40% tổng DSCV năm 2006. Đến năm 2007, DSCV phục vụ sản xuất nông nghiệp là 94.087 triệu đồng, tăng 14,59%, tương đương 11.980 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008, DSCV sản xuất nông nghiệp đạt 94.115 triệu đồng, tăng 0,02% tương đương 28 triệu đồng. Mặc dù, tổng DSCV trong năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng DSCV để sản xuất nông nghiệp vẫn tăng tuy không cao. Điều này chứng tỏ đây là một đối tượng không thể thiếu và được xem là bạn đồng hành trong quá trình phát triển của chi nhánh.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây thường xảy ra dịch bệnh trên cây lúa như bệnh rầy nâu, vàng lùn,… nên người nông dân gặp nhiều khó khăn trong canh tác cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến thu nhập của người nông dân, một số nông dân chuyển sang nuôi thuỷ sản, trồng cây an quả và chăn nuôi. Vì vậy nhu cầu vốn luôn tăng lên qua từng năm.

Mặc dù cho vay đối tượng sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số nhưng nếu chỉ tập trung vào một đối tượng thì cũng không đem lại hiệu quả cao cho chi nhánh, chính vì vậy chi nhánh cần mở rộng hơn nữa các đối tượng đầu tư để có thể phân tán rủi ro cho chi nhánh.

 Chăn nuôi - thủy sản

Chăn nuôi là một ngành kinh tế lâu đời và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên chăn nuôi trong huyện chưa được đầu tư mạnh. Nhu cầu vốn chăn nuôi rất thiết thực nhưng đây chỉ là nhu cầu vốn ngắn hạn nên tỷ lệ cho vay chăn nuôi khá nhỏ so với tổng doanh số cho vay của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A trong suốt 3 năm hoạt động từ 2006 đến 2008. Cụ thể cho vay chăn nuôi năm 2006 là 9.767 triệu đồng, chỉ chiếm 5,99% tổng doanh số cho vay. Năm 2007, cho vay chăn nuôi đạt 22.172 triệu đồng tăng 127,0%, tương đương 12.405 triệu đồng so với 2006. Đến năm 2008, DSCV chăn nuôi tiếp tục tăng lên 18,47% tương đương 4.096 triệu đồng so với năm 2007, số tiền cho vay là 26.268 triệu đồng.

Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay trong chăn nuôi năm 2006 rất thấp là do tình hình chăn nuôi của nông hộ gặp nhiều khó khăn hơn bởi dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, thủy cầm bùng phát ở địa phương,…làm cho doanh số cho vay chăn nuôi giảm đáng kể.

Nhưng đến năm 2007, nạn dịch đã được khắc phục, các nhà lảnh đạo đã tìm ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi nên người dân tái chăn nuôi, làm cho DSCV chăn nuôi tăng lên theo từng năm. Sự thật không thể phủ nhận hiệu quả mà ngành chăn nuôi mang lại cho người dân địa phương trong những năm qua rất khả quan với sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 4.923 tấn. Với kết quả đó tạo cho người dân sự phấn khởi trong sản xuất nên mở rộng quy mô và nhu cầu vay vốn Ngân hàng cũng tăng lên.

 Tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ cho nhu cầu vốn về mua sắm, sửa chửa nhà ở của cán bộ, công nhân viên ở địa phương. Nhu cầu vốn của đối tượng này không lớn lắm và thường là nhu cầu vốn trung hạn nên doanh số cho vay tiêu dùng không ổn

năm 2007 tăng 24,15% so năm 2006, với doanh số cho vay năm này là 27.728 triệu đồng. Đến năm 2008 doanh số này giảm mạnh 40,24% tương đương 11.159 triệu đồng so năm 2007. Nguyên nhân là do các khoản vay này có mức độ rủi ro cao do không có tài sản đảm bảo, nên chi nhánh Ngân hàng hạn chế đối với đối tượng này về hạn mức cho vay, tức là chỉ cho vay đối với những đối tượng có uy tín, căn cứ theo thâm niên công tác mà xác định mức cho vay, mức cho vay này phải tương đương với số tiền bảo hiểm đối với từng cá nhân.

 Thương mại – dịch vụ

Theo chỉ đạo của Tỉnh, huyện Châu Thành A đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm lao động nông thôn và chuyển sang các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ,…Muốn thực hiện được vấn đề này thì trước hết cần đầu tư và tạo điều kiện cho các ngành nghề khác nông nghiệp phát triển. Đặc biệt là ngành thương mại - dịch vụ.

Thương mại - dịch vụ vẫn được chú trọng đầu nhưng chiếm tỷ lệ không cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Năm 2006 DSCV trong ngành này là 42.550 triệu đồng, chiếm 26,12 tổng doanh số cho vay. Năm 2007 là 43.630 triệu đồng, tăng 2,53% tương đương 1.080 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này giảm 7,02% tương đương 3.065 triệu đồng so với năm 2007.

Qua phân tích cho thấy, tuy chi nhánh Ngân hàng có đầu tư vốn cho đối tượng thương mại - dịch vụ trong nhiều năm qua, nhưng tình hình kình tế - xã hội ở địa phương trong giai đoạn này phát triển chưa thật mạnh nên chi nhánh đã có sự chuyển đổi đầu tư sang các ngành khác như tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi,…nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh Ngân hàng.

 Ngành khác

Bên cạnh cho vay sản xuất nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, chăn nuôi,…chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A còn cho vay nhiều mục đích kinh tế khác như: tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, đầu tư tài sản cố định, phục vụ đời sống,… Doanh số cho vay các ngành này chiếm tỷ trọng rất ít khoảng 1,82 - 3,75% trong tổng doanh số cho vay, và nhóm ngành này chiếm tỷ trọng rất

khoản vay trung - dài hạn nên có tính rủi ro khá cao, nên Ngân hàng giảm vốn đầu tư cho nhóm ngành này.

Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng luôn biến động, đã tăng mạnh trong năm 2007 và giảm ở năm 2008. Doanh số cho vay giảm với nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan. Do đó, cần có những biện pháp kịp thời và nhanh chóng khắc phục khi gặp khó khăn tránh tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có những chiến lược như mở rộng tín dụng, tác phong phục vụ ân cần, lịch sự,…của cán bộ tín dụng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)