Phân tích các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 85)

A từ 2006-2008

4.4. Phân tích các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng

DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh khóc liệt như hiện nay để hoạt động hiệu quả chi nhánh cần phải biết làm thế nào để sử dụng vốn đạt hiệu quả. Để đánh giá rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A, ta tiến hành phân tích các nhóm chỉ số sau:

4.4.1. Nhóm phản ánh cơ cấu và tình hình huy động vốn của Ngân hàng

Cơ cấu nguồn vốn chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A bao gồm vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên, các chỉ số thể hiện tình hình huy động vốn được cụ thể qua bảng sau:

Bảng 15: Các chỉ số dùng để đánh giá công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)

NĂM

CHỈ TIÊU ĐVT

2006 2007 2008

Vốn huy động Triệu đồng 36.533,9 32.640,2 52.993,8 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 161.689,0 183.252,0 189.364,0 Dư nợ cho vay Triệu đồng 161.689,0 183.252,0 189.364,0

VHĐ/TNV % 22,59 17,81 27,98

DN/VHĐ Lần 4,42 5,61 3,57

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Đây là chỉ số thể hiện khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Hơn nữa, chỉ số này còn thể hiện tỷ trọng vốn huy động tham gia vào tổng nguồn vốn Ngân hàng. Vậy ta xét chỉ số này ở chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A như thế nào?

Nhìn chung, tỷ trọng vốn huy động của chi nhánh từ năm 2006 – 2008 chiếm tỷ trọng không cao. Năm 2006, tỷ trọng vốn huy động chiếm chỉ 22,59% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Đến năm 2007, tỷ trọng vốn huy động càng giảm xuống chỉ chiếm 17,81% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Nhưng sang năm 2008, tỷ trọng này đã tăng lên, chiếm 27,98% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Nguyên nhân làm cho tình hình huy động vốn của chi nhánh ngày càng tăng là do người dân được bồi thường tiền đất giải tỏa từ Nhà nước khi thực hiện các

nhận được số tiền bồi thường tương đối lớn nhưng họ không có đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nên mang tiền gửi vào Ngân hàng để sinh lãi. Bên cạnh đó, do chi nhánh đã có nhiều đổi mới trong chiến lược huy động vốn như đa dạng các hình thức gửi tiền, phong cách phục vụ ân cần, chu đáo, lịch sự, tạo lòng tin cho khách hàng, kèm theo các chương trình khuyến mãi, quảng cáo,… đã thu hút được khách hàng đến gửi tiền vào Ngân hàng.

Tổng dư nợ trên vốn huy động

Đây là chỉ số xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. So sánh được khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu cho thấy trong ba năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng có nhiều thay đổi, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006, bình quân 4,42 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2007, bình quân 5,61 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2008, tình hình huy động vốn của Ngân hàng có sự gia tăng, Cụ thể năm 2008 là bình quân 3,57 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, ở đây tốc độ huy động vốn của chi nhánh có tăng nhưng vẫn chưa đạt, tốc độ tăng này còn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ, là do nhu cầu vay vốn trên địa bàn hàng năm tăng lên rất nhiều, trong khi đó khả năng huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng còn hạn chế. Mặt khác, có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn tăng lãi suất huy động vốn và có các hình thức quảng cáo, khuyến mãi,… để thu hút khách hàng gửi tiền vào tổ chức của họ, từ đó thị phần bị chi phối thu hẹp. Bên cạnh đó, đời sống một bộ phận dân cư còn nghèo, đời sống gặp khó khăn nên không có tiền gửi vào Ngân hàng, do đó công tác huy động vốn của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.

Qua hai chi tiêu đánh giá trên ta nhận thấy rằng: công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A qua 3 năm thực hiện còn thấp, không thực sự hiệu quả lắm, chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Vì thế, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn thông qua các chính sách huy động thiết thực và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng.

4.4.2. Nhóm phản ánh chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)

Chất lượng tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của chi nhánh Ngân hàng vì nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, để hiểu sâu về vấn đề này ta nghiên cứu về các chỉ số sau:

Bảng 16: Các chỉ số phản ánh chất lượng tính dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)

NĂM

CHỈ TIÊU ĐVT

2006 2007 2008

Doanh số cho vay Triệu đồng 162.880,0 193.167,0 180.814,0 Doanh số thu nợ Triệu đồng 133.348,0 171.604,0 174.702,0 Dư nợ cho vay Triệu đồng 161.689,0 183.252,0 189.364,0 Nợ xấu Triệu đồng 3.566,0 3.688,0 16.905,0 Dư nợ bình quân Triệu đồng 146.923,0 172.470,5 186.308,0

Hệ số thu nợ % 81,86 88,83 96,61

NX/DN % 2,20 2,01 8,92

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,90 0,99 0,93

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)

Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay chi nhánh Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn (hệ số này đối với NHNo & PTNT trung bình khoảng 80%). Qua bảng số liệu trên cho thấy, hệ số thu nợ của NHNo & PTNT huyện Châu Thành A luôn có hệ số thu nợ cao được thể hiện qua các năm như sau: năm 2006 là 81,86%, năm 2007 tăng lên đạt 88,83% và năm 2008 tiếp tục tăng là 96,61%, có

cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định khách hàng, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ tốt như vậy.

Chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ xấu trên tổng dư nợ đây là chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng một cách rõ rệt nhất. Ta nhận thấy dư nợ của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A tăng dần qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vẫn giữ ở mức thấp, đó là một kết quả tốt đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,20% và năm 2007 tỷ lệ này là 2,01%, qua chỉ số này cho thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh trong 2 năm này rất khả quan, tuy doanh số dư nợ không ngừng tăng lên nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ được ở mức thấp. Điều này cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng rất khả quan, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp trong tương lai. Vậy nhờ vào đâu mà chi nhánh đạt được thành quả như vậy, là do:

+ Tình hình tăng trưởng kinh tế trong huyện khá cao và ổn định, bà con nông dân được mùa, được giá cả nên có thu nhập từ phương án sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nền kinh tế đất nước khá ổn định (năm 2007, lạm phát tương đối 7,7%, tăng trưởng kinh tế 8,5%/năm), giá cả hàng hóa thấp và ít biến động, nên chi phí đầu vào không cao làm cho các phương án sản xuất kinh doanh, mua bán của khách hàng có lợi, người dân có thu nhập từ các phương án này làm tăng khả năng trả nợ Ngân hàng của hộ vay.

+ Nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và chuyển khai các phương hướng, kế hoạch nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho công tác thu nợ cũng như các chiến lược kinh doanh của chi nhánh đến toàn thể cán bộ, công nhân viên kịp thời nắm bắt và thực hiện tốt công việc của từng người.

+ Một nguyên nhân không thể thiếu đó là nhờ vào sự đôn đốc, nhắc nhở và thường xuyên bám sát địa bàn cho vay của cán bộ tín dụng. Nhờ vậy mà công tác thu nợ của chi nhánh ngày càng tốt hơn.

Nhưng đến năm 2008, tình hình thu nợ đã kém hiệu quả làm cho xuất hiện nợ xấu quá nhiều, chỉ trong năm 2008 mà nợ xấu tăng lên 13.217 triệu đồng, tăng hơn 358% so với năm 2007. Do đó, chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2008 là 8,92%, một con số biểu hiện không tốt đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vậy tại sao, từ hoạt động hiệu quả, kinh doanh có lời mà chi nhánh rơi vào tình trạng thu lỗ như trong năm 2008? Đó là do nguyên nhân sau: Có sự biến động quá lớn về giá cả hàng hóa, vật tư nông nghiệp (giá phân bón lúc cao điểm lên đến 1.400.000đồng/50kg), công lao động tăng lên,…làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng cao trong khi đó đầu ra bấp bênh, không ổn định. Thương lái mua ép giá, thậm chí không thu mua lúa cao sản không chất lượng như giống lúa 504, làm cho bà con nông dân mất thu nhập. Do đó, khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng thấp làm phát sinh nợ xấu cao.

Tóm lại, chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Đối với một chi nhánh Ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần khắc phục tỷ lệ này, đưa nó càng gần về 0 càng tốt. Tuy nhiên, đó không phải là một vấn đề dễ giải quyết, tùy vào từng điều kiện cụ thể mà ta có kế hoạch, giải pháp khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là đưa lợi nhuận Ngân hàng lên cao.

Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm và được tính bằng doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT Châu Thành A giảm dần qua các năm. Năm 2006 là 0,90 vòng, năm 2007 là 0,99 vòng, đến năm 2008 giảm xuống còn 0,93 vòng. Nguyên nhân là do NHNo & PTNT huyện Châu Thành A cho vay chủ yếu là ngắn hạn, các hình thức cho vay dài và trung hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên vòng quay vốn tín dụng giảm không đáng kể, mặc dù so với các năm có giảm. Nguyên nhân là do đầu tư vốn trung hạn hàng năm có tăng trưởng. Mặt khác, công tác chỉ đạo thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tư

đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ ổn định vòng quay vốn tín dụng.

4.4.3. Nhóm các chỉ số sinh lời của chi nhánh

Bên cạnh việc phân tích các chỉ số đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh, để hiểu rõ hơn nữa về công tác sử dụng vốn của chi nhánh ta tiến hành phân tích các chỉ số sinh lời trong quá trình kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 17: Các chỉ số sinh lời của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008) NĂM CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 Tổng thu nhập Triệu đồng 19.258,5 25.582,0 28.648,6 Tổng chi phí Triệu đồng 18.405,8 21.387,1 30.815,4 Tổng tài sản Triệu đồng 161.689 183.252 189.364 Thu nhập lãi Triệu đồng 18.676,7 23.919,2 26.107,1 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 852,7 4.194,9 -2.166,8 Chi phí lãi Triệu đồng 13.438,7 14.644,4 25.883,7 Dư nợ Triệu đồng 161.689,0 183.252,0 189.364,0 TCP/TTN % 0,95 0,83 1,07 TNL/CPL % 1,39 1,63 1,01 TNL/TTN % 0,97 0,94 0,91 TNL/DN % 0,12 0,13 0,14 LNR/TTS (ROA) % 0,52 2,28 -1,14 LNR/TTN (ROS) % 4,42 16,39 -7,56

 Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập

Đây là chỉ số tài chính đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Theo bảng số liệu ta có, năm 2006 chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập là 0.95, tức là để thu được 1 đồng thu nhập chỉ cần bỏ ra 0,95 đồng chi phí, chứng tỏ khả năng bù đắp chi phí trong quá trình kinh doanh của chi nhánh trong năm 2006 tương đối tốt. Đến năm 2007, chỉ số này càng đạt hiệu quả hơn, với con số đạt là 0,83, tức là chỉ cần 0,83 đồng chi phí bỏ ra là có thể thu vào 1 đồng lợi nhuận. Đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình kinh doanh của chi nhánh. Nhưng sang năm 2008, con số này đã thay đổi, chỉ số chi phí trên thu nhập năm 2008 là 1,07 tức là muốn thu được 1 đồng thu nhập phải bỏ ra tới 1,07 đồng chi phí, tương đương với việc kinh doanh của chi nhánh không đạt hiệu quả. Vậy nguyên nhân do đâu? Là do tình hình lạm phát năm 2008 quá cao (lạm phát hơn 22,3%), giá cả đầu vào tăng lên đẩy chi phí hoạt động của chi nhánh lên cao, tuy tốc độ tăng thu nhập cũng tăng nhưng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng chi phí làm ảnh hưởng đến khả năng bù đắp chi phí của chi nhánh Ngân hàng. Qua việc phân tích chỉ số chi phí trên thu nhập của chi nhánh cho thấy hiệu quả hoạt động của chi nhánh đạt nhưng không cao, trong năm 2008 chi nhánh bị thu lỗ là do nguyên nhân khách quan. Do lượng vốn hoạt động của chi nhánh tăng lên trong khi công tác cho vay không được mở rộng nên làm ứ động vốn, hơn nữa lạm phát quá cao làm cho chi phí hoạt động tăng lên trong khi thu nhập của chi nhánh không tăng, đây là nguyên nhân làm cho chỉ số chi phí trên thu nhập của chi nhánh trong năm 2008 thấp.

 Chỉ số thu nhập lãi trên chi phí lãi

Đây là chỉ số cho biết cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra thì chi nhánh thu về được bao nhiêu đồng thu nhập lãi. Cụ thể đối với chi nhánh năm 2006, cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra chi nhánh thu về được 1,39 đồng thu nhập lãi. Sang năm 2007, chỉ số này được nâng lên rất cao cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra chi nhánh thu về 1,63 đồng thu nhập lãi. Sở dĩ trong 2 năm 2006 và 2007 chỉ số này khá cao là do chi nhánh hoạt động hiệu quả, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra khá cao nên tăng nguồn thu từ lãi cho chi nhánh. Tình hình thu lãi của chi nhánh diễn ra khá tốt

trả lãi ngân hàng đúng thời hạn góp phần làm tăng hiệu quả tín dụng cho chi nhánh. Đến năm 2008, chỉ số này giảm xuống rất nhánh, cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra chi nhánh chỉ thu về được 1,01 đồng thu nhập lãi, là do trong năm 2008 chi nhánh không tăng trưởng tín dụng làm cho nguồn vốn ngân hàng bị ứ đọng, trong khi chi phí lãi tăng rất nhánh, tăng đến 76,7% so với năm 2007 nhưng thu nhập lãi chỉ tăng 9,1% so với năm 2007, khả năng bù đấp chi phí lãi rất thấp. Tuy nhiên, đây là do thực hiện chủ trương của Chính phủ nên chi nhánh đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cấp trên nên phần nào cũng khắc phục được những khó khăn tạm thời trước mắt. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong năm 2008 diễn biến phức tạp, người dân làm ăn khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá lúa biến động mạnh, giá vật tư nông nghiệp tăng lên không ngừng.

 Chỉ số thu nhập lãi trên tổng thu nhập

Chỉ số thu nhập lãi trên tổng thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng cao trong những năm qua, trong năm 2006 là 0,97, năm 2007 là 0,94 và năm 2008 là 0,91. Chỉ số này cho biết cứ một đồng thu nhập của chi nhánh thì trong đó có bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi. Xét năm 2006, cứ một đồng thu nhập của chi nhánh thì trong đó đã có 0,97 đồng thu nhập từ lãi, có thể hiểu rộng hơn tức là thu nhập từ lãi

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)