A từ 2006-2008
4.2.2. Phân tích tình hình thu nợ
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng thu hồi từ các khoản giải ngân cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Việc thu hồi nợ được xem là công tác hoạt động quan trọng không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc thu nợ góp phần tích cực trong việc tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Bất cứ Ngân hàng nào muốn tồn tại, phát triển và hoạt động ngày càng hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay phải đánh giá đúng khách hàng hay tiến hành thu nợ một cách tốt mà còn phải biết tránh các khoản rủi ro, giảm nợ xấu. Cho nên doanh số cho vay chỉ là điều kiện cần còn doanh số thu nợ mới là điều kiện đủ để Ngân hàng duy trì và phát triển. Kết quả thu nợ của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A qua 3 năm từ 2006-2008 như sau:
Bảng 7: Doanh số thu nợ tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2007) Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2007/2006 2008/2007 DOANH SỐ THU NỢ 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % I. PHÂN THEO KỲ HẠN 133.348 171.604 174.702 38.256 28,68 3.098 1,80 - Ngắn hạn 103.720 125.582 141.060 21.862 21,07 15.478 12,32 - Trung – dài hạn 29.628 46.022 33.642 16.394 55,33 -12.380 -26,90
II. PHÂN THEO NGÀNH
KINH TẾ 133.348 171.604 174.702 38.256 28,68 3.098 1,80
- Sản xuất nông nghiệp 57.843 83.983 84.049 26.140 45,19 66 0,07
- Chăn nuôi 6.709 11.326 21.490 4.617 68,81 10.164 89,74
- Tiêu dùng 27.254 31.711 22.899 4.457 16,35 -8.812 -27,78
- Thương mại – dịch vụ 34.798 39.094 42.549 4.296 12,34 3.455 8,83
- Khác 6.744 5.490 3.715 -1.254 -18,59 -1.775 -32,33
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)
4.2.2.1. Theo thời hạn tín dụng
Doanh số thu nợ hàng năm không ngừng tăng lên, năm 2006 DSTN là 133.348 triệu đồng, trong đó DSTN ngắn hạn là 103.720 triệu đồng, chiếm 77,78% trong tổng DSTN của năm 2006. Doanh số thu nợ trung – dài hạn là 29.628 triệu đồng, chiếm 22,22% trong tổng DSTN năm này.
Doanh số thu nợ tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008) 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng cộng
Hình 6: Doanh số thu nợ theo thời hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)
Năm 2007, tổng DSTN tăng lên 171.604 triệu đồng, tăng 28,68% tương đương 38.256 triệu đồng so với năm 2006. Trong đó DSTN ngắn hạn là 125.582 triệu đồng, chiếm 73,18% trong tổng DSTN năm 2007 và chiếm 21,07% tương đương với 21.862 triệu đồng so với năm 2006. Doanh số thu nợ trung – dài hạn là 46.022 triệu đồng, chiếm 26,82% trong tong DSTN năm 2007. So với năm 2006 DSTN này tăng lên 55,33% tương đương với 16.394 triệu đồng.
Đến năm 2008, con số này tiếp tục tăng lên và đạt 174.702 triệu đồng, tăng 1,80% tương đương 3.098 triệu đồng so với năm 2007. Trong đó, DSTN ngắn hạn là 141.060 triệu đồng, chiếm 80,74% tổng DSTN năm 2008 và chiếm 12.32% tương đương 15.478 triệu đồng so với năm 2007. Và DSTN trung – dài hạn là 33.642 triệu đồng, chiếm 19.26% trong tổng DSTN năm 2008 và so với năm 2007 thì DSTN này giảm 26,90% tương đương với 12.380 triệu đồng.
Nhìn chung, tổng DSTN tại chi nhánh không ngừng tăng lên qua từng năm là do công tác thu nợ đạt hiệu quả. Đây là một dấu hiệu tốt trong công tác thu nợ của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A. Cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và quan trọng là sự cố gắng của các cán bộ tín
tăng. Sản lượng lúa đạt 127.845 tấn, diện tích trồng cây ăn quả là 115 ha, giá trị sản lượng công nghiệp ước đạt 285 tỷ (số liệu năm 2008). Trong đó, DSTN ngắn hạn tăng lên rất nhiều, do các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, có khả năng thu hồi nợ nhanh hơn, ít rủi ro hơn. Trái lại các khoản vay trung – dài hạn ngày càng giảm do Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn vì ít rủi ro, thu hồi vốn nhanh hơn các khoản vay trung – dài hạn. Tuy nhiên, công tác thu nợ trung – dài hạn cũng được thực hiện khá tốt.
4.2.2.2. Theo ngành kinh tế
Qua phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn ta đã nắm được phần nào về công tác thu nợ ở chi nhánh Ngân hàng. Muốn hiểu rỏ hơn ta tiến hành phân tích tình hình thu nợ theo ngành kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp: Tình hình thu nợ trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp (trồng trọt, làm đê bao, mua máy nông nghiệp, chi phí sản xuất,…) hầu như rất hiệu quả, DSTN trong lĩnh vực này tăng qua các năm. Năm 2006, DSTN trong sản xuất nông nghiệp là 57.843 triệu đồng, chiếm 43,37% so với tổng DSTN năm 2006. Đến năm 2007, tổng DSTN trong ngành sản xuất nông nghiệp tăng lên 83.983 triệu đồng, tăng 45,19% tương đương 26.140 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008, DSTN trong ngành sản xuất nông nghiệp là 84.049 triệu đồng, tăng 0,07% tương đương 66 triệu đồng so với năm 2007. Nhìn chung, DSTN từ sản xuất nông nghiệp luôn tăng lên theo từng năm, là do kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển, đặc biệt là trồng lúa, cây ăn quả,…giúp cho người nông dân tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các ban, ngành có liên quan. Nhưng đến năm 2008, tốc độ thu nợ này tăng chậm lại vì dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá bùng phát nên làm cho một số hộ sản xuất thất mùa dẫn đến thất thu. Thêm vào đó, giá cả biến động, thị trường bấp bênh làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông dân nên tình hình trả nợ Ngân hàng của một số đối tượng vay vốn gặp khó khăn. Điều này làm cho DSTN tăng chậm lại so với năm 2007.
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế tại Chi Nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A qua 3 năm (2006 -2008)
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Chi Nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A )
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 DSTN THEO NGÀNH KINH TẾ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %
- Sản xuất nông nghiệp 57.843 43,37 83.983 48,94 84.049 48,1 26.140 45,19 66 0,07 - Chăn nuôi – thủy sản 6.709 5,03 11.326 6,6 21.490 12,3 4.617 68,81 10.164 89,74 - Tiêu dùng 27.254 20,43 31.711 18,47 22.899 13,1 4.457 16,35 -8.812 -27,78 - Thương mại– dịch vụ 34.798 26,09 39.094 22,78 42.549 24,35 4.296 12,34 3.455 8,83 - Khác 6.744 5,08 5.490 3,21 3.715 2,15 -1.254 -18,59 -1.775 -32,33 Tổng cộng 133.34 8 100,0 171.604 100,0 174.70 2 100,0 38.256 28,68 3.098 1,80
Chăn nuôi:Công tác thu nợ ở đối tượng chăn nuôi liên tục tăng lên đáng kể qua 3 năm. Năm 2006, DSTN chăn nuôi là 6.709 triệu đồng, chiếm 5,03% so với tổng thu nợ năm 2006. Nhưng đến năm 2007, DSTN này tăng lên 11.326 triệu đồng, tăng 68,81% tương đương 4.617 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 con số này tiếp tục tăng lên, đạt 21.490% tương đương với 10.164 triệu đồng so với năm 2007. Sở dĩ, công tác thu nợ ngành chăn nuôi liên tục tăng lên qua từng năm là do ngành chăn nuôi ngày càng được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của Chính Phủ, đặc biệt là sự nhận thức đúng đắn của người chăn nuôi nên chọn nuôi con giống như thế nào, cách nuôi ra sao cho phù hợp với từng điều kiện địa phương và đạt hiệu quả cao nhất.
Thương mại – dịch vụ: Cũng như ngành chăn nuôi, DSTN của đối tượng thương mại – dịch vụ cũng liên tục tăng lên. Năm 2006, DSTN thương mại- dịch vụ là 34.798 triệu đồng, chiếm 26,09% so với tổng DSTN năm 2006. Sang năm 2007, DSTN này là 39.094 triệu đồng, tăng 12,34% tương đương 4.296 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008, DSTN thương mại – dịch vụ tiếp tục tăng lên đạt 42.549 triệu đồng, tăng 8,83% tương đương 3.455 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do Ngân hàng mạnh dạn cho vay để mở rộng qui mô kinh doanh đối với đối tượng này. Sở dĩ Ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngành thương mại – dịch vụ là do phát triển thương mại – dịch vụ là một trong những định hướng phát triển kinh tế của địa phương, nhờ vậy mà ngành nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ của địa phương làm cho ngành ngày càng phát triển, dẫn đến tình hình thu nợ của ngành ngày càng hiệu quả.
Tiêu dùng: Cũng như các ngành kinh tế khác, DSTN tiêu dùng cũng có
nhiều biến đổi. Tổng DSTN tiêu dùng năm 2006 là 27.254 triệu đồng, chiếm 20,43% so với tổng DSTN năm 2006. Sang năm 2007, DSTN này tăng lên đến 31.711 triệu đồng, tăng 16,35% tương đương 4.457 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho DSTN tiêu dùng tăng lên là do nhu cầu ngày càng cao về tiêu dùng của cán bộ, công nhân viên và Ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay đối với đối
cho thu nhập của họ tăng lên, kéo theo tình hình thu nợ của chi nhánh Ngân hàng tốt hơn.
Nhưng đến năm 2008, DSTN ngành tiêu dùng giảm xuống chỉ còn 22.899 triệu đồng, giảm 27,78% tương đương 8.812 triệu đồng so với năm 2007. Sở dĩ DSTN ngành tiêu dùng giảm trong năm 2008 là do lạm phát quá cao làm giá cả hàng hóa tăng vọt làm ảnh hưởng đến mức sống của cán bộ, công nhân viên. Hơn nữa, họ vay nhằm mục đích phục vụ đời sống, vốn sau khi vay không có khả năng sinh lời nên họ khó có thể trả nợ đúng thời hạn, gián tiếp ảnh hưởng đến DSTN tiêu dùng trong năm 2008.
Khác: Các ngành khác như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, đầu tư tài sản cố định,…Doanh số thu nợ giảm liên tục. Cụ thể như sau: năm 2006 DSTN này là 6.744 triệu đồng, chiếm 5,05% so với tổng DSTN năm 2006. Đến năm 2007 DSTN trong các ngành khác là 5.490 triệu đồng, giảm 18,59% tương đương 1.254 triệu đồng so với năm 2006. Sang năm 2008, DSTN này tiếp tục giảm xuống còn 3.715 triệu đồng, giảm 32,33% tương đương 1.775 triệu đồng so với năm 2007. Nhìn chung, DSTN ngành này luôn giảm qua từng năm, nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh do lạm phát cao làm tăng giá cả đầu vào, tăng chi phí sản xuất, thị trường đầu ra bấp bênh làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của các cơ sở sản xuất hàng thủ công. Từ vấn đề này ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ vay Ngân hàng. Hơn nữa, Ngân hàng cũng giảm đầu tư vào lĩnh vực này vì hoạt động của các ngành này trong địa phương chưa thật sự hiệu quả.
Nhìn chung, tình hình thu nợ trong 3 năm từ 2006 – 2008 tại chi nhánh Ngân hàng rất khả quan, DSTN không ngừng tăng lên, đây là dấu hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh cần xem trọng hơn nữa đối với công tác thu nợ, xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu của chi nhánh. Đồng thời cũng là một trong những chỉ tiêu quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng.