Tình hình nhân sự của chi nhánh Ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 37)

7. Kết luận (cần nghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.1.4. Tình hình nhân sự của chi nhánh Ngân hàng

Tình hình nhân sự của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A trong 3 năm vừa qua khá ổn định, chỉ riêng năm 2008 có sự gia tăng thêm nhân sự từ 16 lên 19 cán bộ, công nhân viên trong đó:

- Cán bộ lãnh đạo: 3 - Cán bộ tín dụng: 7

- Nhân viên kế toán - ngân quỹ: 6 - Nhân viên khác: 3

Về trình độ của cán bộ, công nhân viên được đào tạo như sau:

Bảng 1: Trình độ cán bộ, công nhân viên của NHNo & PTNT huyện Châu Thành A (2006-2008) 2006 2007 2008 Năm Trình độ Số người Tỷ trọng(%) Số Người Tỷ trọng(%) Số người Tỷ trọng(%) - Đại học 12 75,0 12 75,0 15 78,9 - Trung học 4 25,0 4 25,0 4 21,1 - Sơ cấp 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng cộng 16 100,0 16 100,0 19 100,0

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)

Trong những năm qua, Ngân hàng không ngừng nâng cao số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc cũng như phương thức làm việc mới của Ngân hàng.

3.1.5. Qui trình xét duyệt cho vay tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành A

Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng mang tính định hướng và cơ bản, tùy thuộc vào từng món vay cụ thể mà cán bộ tín dụng có hướng xử lý riêng. Tuy nhiên, quy trình cho vay tổng quát của Ngân hàng bao gồm:

- Hướng dẫn khách hàng, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, sau đó tiến hành điều tra, thẩm định và phân tích khách hàng và phương án vay vốn.

- Nếu quyết định cho vay thì tiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay. Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh tiến hành phát vay cho khách hàng. Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay, theo dõi rủi ro, thu nợ.

Hình 2: Sơ đồ qui trình cho vay vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A

Giải thích qui trình

Theo sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, thực hiện chính sách một cửa trong quá trình cho vay vốn. Tức là, khách hàng sẽ trả nợ vay, được hướng dẫn làm hồ sơ và nhận tiền vay tại một nơi đó là phòng Tín dụng.

(1) Khách hàng trực tiếp đến liên hệ với cán bộ Tín Dụng phụ trách địa bàn để được hướng dẫn về điều kiện vay vốn và hồ sơ xin vay vốn.

(2) Cán bộ Tín Dụng kiểm tra và đối chiếu về sự đầy đủ, phù hợp của hồ sơ vay. Nếu không đủ điều kiện sẽ từ chối khách hàng. Nếu thỏa điều kiện thì cán bộ Tín Dụng hẹn thời gian đến để thẩm định tài sản và phương án vay vốn của khách hàng. Sau khi thẩm định xong, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định, lập biên bản đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố và chuyển toàn bộ hồ sơ vay đến trưởng phòng Tín Dụng.

(3) Khi nhận được hồ sơ vay của cán bộ Tín Dụng, trưởng phòng Tín Dụng đánh giá lại toàn bộ hố sơ vay cũng như phương án vay – dự án sản xuất. Sau đó

(4) (1) (2) (3) KHÁCH HÀNG PHÒNG TÍN DỤNG GIÁM ĐỐCBAN (1) (5)

chuyển toàn bộ hố sơ đến Giám đốc chi nhánh Ngân hàng hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

(4) Giám Đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vay, căn cứ vào đó ra quyết định cho vay hay không cho vay và chuyển hồ sơ cho cán bộ Tín Dụng. Nếu không cho vay thì cán bộ Tín Dụng sẽ thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản. Nếu cho vay thì cán bộ Tín Dụng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng.

(5) Cán bộ Tín Dụng tiến hành làm thủ tục giải ngân cho khách hàng. Sau khi phát vay cho khách hàng xong cán bộ Tín Dụng lưu trữ hồ sơ và chuyển toàn bộ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế chấp khác (bản chính) cho phòng Ngân quỹ bão quản và lưu trữ.

3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNHNHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A TỪ 2006 – 2008 NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A TỪ 2006 – 2008

Qua 3 năm hoạt động, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Châu Thành A đạt được những kết quả sau:

Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 – 2008 của NHNo & PTNT huyện Châu Thành A Đvt: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 19.258,5 25.582,0 28.648,6 6.323,5 32,83 3.066,6 11,98 Chi phí 18.405,8 21.387,1 30.815,4 2.981,3 16,19 9.428,3 44,08 Lợi nhuận 852,7 4.194,9 -2.166,8 3.342,2 391,95 -6.361,7 -151,65

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)

Theo bảng số liệu cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến động và không theo chiều hướng nhất định. Thu nhập và chi phí Ngân hàng tăng lên qua từng năm. Nhưng lợi nhuận Ngân hàng thì không ổn định,

Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A -10000 0 10000 20000 30000 40000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Hình 3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A (2006-2008)

+ Đối với thu nhập của Ngân hàng hàng năm đều tăng lên. Năm 2006 thu nhập đạt được 19.258,5 triệu đồng. Đến năm 2007, thu nhập đạt 25.582,0 triệu đồng, tăng 6.323,5 triệu đồng, tăng 32,83% so với năm 2006. Thu nhập tiếp tục tăng vào năm 2008, đạt 28.648,6 triệu đồng, tăng tuyệt đối là 3.066,6 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 11,98% so với năm 2007. Như vậy, tổng thu nhập của mỗi năm đều tăng lên đây là dấu hiệu khả quan đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

+ Chi phí hoạt động cũng tăng qua các năm, tuy nhiên chi phí tăng do Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động với nhu cầu vay vốn ngày càng tăng lên thể hiện qua doanh số cho vay hàng năm, do đó nguồn vốn từ Ngân hàng cũng tăng lên dẫn đến chi phí tăng theo, bên cạnh đó còn do ảnh hưởng bởi lạm phát của nền kinh tế. Tốc độ tăng chi phí của năm 2007 so với năm 2006 là 16,19% còn năm 2008 so với năm 2007 là 44,08%.

Tuy nhiên, so sánh năm 2008 với năm 2007 thu nhập tăng 3.066,6 triệu đồng nhưng chi phí tăng đến 9.428,3 triệu đồng. Tốc độ tăng chi phí của năm 2008 so với

hiệu không tốt đối với tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Nguyên nhân chính là do lạm phát của nền kinh tế quá lớn, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra của Ngân hàng và một phần do trích lập quỹ dự phòng rủi ro…

+ Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của Ngân hàng. Lợi nhuận của Chi Nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A có sự biến động tăng giảm qua từng năm. Cụ thể như sau: năm 2006 lợi nhuận là 852,7 triệu đồng sang năm 2007 lợi nhuận là 4.194,9 triệu đồng tăng 3.342,2 triệu đồng (tăng 391,95%). Nguyên nhân là do tốc độ tăng chi phí năm 2007 thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng thu nhập, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã thực hành tiết kiệm, giảm thiểu chi phí nhưng đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, thực hiện nhiều chính sách khách hàng nên đã thu được lợi nhuận cao. Nhưng đến năm 2008 lợi nhuận lại giảm xuống -2.166,8 triệu đồng, giảm 6.361,7 triệu đồng so với năm 2007, tương đương với 151,65% là do lạm phát, giá cả tăng nhanh làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh.

Từ phân tích trên cho thấy hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Châu Thành A cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy hoạt động trong năm 2008 bị thu lỗ nhưng đó là do nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, cũng cần đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho Ngân hàng, phải có biện pháp khác phụ với tình hình xấu của nền kinh tế, tận thu các khoản phải thu và hạn chế các khoản chi phí phát sinh không thật sự cần thiết để giúp cho Ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả, tình hình kinh doanh ổn định và ngày càng tốt hơn.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A TỪ 2006 – 2008

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo &PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A TỪ 2006 – 2008 PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A TỪ 2006 – 2008

4.1.1. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A

Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A được hình thành từ nguồn vốn huy động tại địa phương và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên.

Cũng như các Ngân hàng Thương mại khác vốn là vấn đề hết sức quan trọng và là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh Ngân hàng, cũng như giúp cho chi nhánh có khả năng cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc và bền lâu cho chi nhánh. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Nhiều Ngân hàng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn nhưng NHNo & PTNT Châu Thành A lại một lần nữa khẳng định sự khôn lớn và vững mạnh của mình qua công tác hoạt động hiệu quả và sự lớn mạnh về nguồn vốn của mình. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng nguồn vốn như sau:

Bảng 3: Tình hình nguồn vốn tại Chi Nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A qua 3 năm (2006 -2008)

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng Chi Nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A )

2006 2007 2008 07/06 08/07 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 36.533,9 22,60 32.640,2 17,81 52.993,8 38,86 -3.893,7 -10,65 20.353,6 62,35 Vốn vay 125.155,1 77,40 150.611, 82,19 136.370, 61,14 25.456,7 20,34 - 14.241,6 -43,63 Tổng NV 161.689 100,0 183.252 100,0 189.364 100,0 21.563 13,33 6.112 3,33

Tình hình nguồn vốn của chi nhánh trong những năm qua không ngừng tăng lên cụ thể: năm 2006 là 161.689 triệu đồng, trong đó vốn huy động là 36.533,9 triệu đồng, chiếm 22,60% trong tổng nguồn vốn còn vốn vay là 125.155,1 triệu đồng chiếm 77,40% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn của chi nhánh thể hiện qui mô hoạt động của chi nhánh, với số vốn hoạt động là 161.689 triệu đồng đối với một chi nhánh cấp 2 như NHNo & PTNT Châu Thành A là một con số tương đối, tuy nhiên lượng vốn huy động còn chiếm tỷ lệ thấp không quá 25% trong tổng nguồn vốn làm cho tính chủ động vốn của chi nhánh còn kém.

Năm 2007, tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng lên 183.252 triệu đồng tăng 13,33% so với năm 2006, tương đương 21.563 triệu đồng. Trong đó, vốn huy động là 32.640,2 triệu đồng còn vốn vay từ ngân hàng cấp trên là 150.611,8 triệu đồng. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2007 khả quan hơn, qui mô vốn tăng lên, thể hiện sự lớn mạnh và ngày càng mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Điều này còn gián tiếp cho biết chi nhánh hoạt động đạt hiệu quả nên ngày càng mở rộng đầu tư hơn trong lĩnh vực kinh doanh.

Sang năm 2008, nguồn vốn tiếp tục tăng lên 189.364 triệu đồng, tăng 3,33% so với năm 2007 với số tiền tăng lên là 6.112 triệu đồng. Trong đó vốn huy động là 52.993,8 triệu đồng chiếm 38,86% trong tổng nguồn vốn, vốn vay là 136.370,2 triệu đồng chiếm 61,14% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2008. Nguồn vốn của chi nhánh trong năm này tăng tuy tốc độ tăng không cao nhưng điều này thể hiện hiệu quả của chi nhánh vì trong năm 2008, tình hình kinh tế đất nước diễn biến rất phức tạp, lạm phát kinh tế lên đến hơn 22% trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 6,23%, nền kinh tế đang diễn biến theo chiều hướng xấu, điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức kinh tế trong nước đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Trong khi đó, chi nhánh vẫn có thể tăng nguồn vốn hoạt động của mình nhờ lượng vốn huy động trong năm 2008 tăng rất nhanh.

Qua việc phân tích cho thấy tình hình nguồn vốn của chi nhánh ổn định và có xu hướng tăng lên đáng kể, tuy nhiên muốn hiểu rỏ hơn về tình hình nguồn vốn của

(Theo số liệu của bảng 3 )

Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)

Quan sát hình ta thấy, cơ cấu vốn của chi nhánh Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Trong hai thành phần này vốn huy động là nguồn vốn quyết định, thể hiện khả năng chủ động vốn của chi nhánh. Bất cứ một Ngân hàng Thương mại nào, muốn hoạt động hiệu quả thì cần phải phát huy lượng vốn huy động này, vì nó thể hiện tính tự chủ của Ngân hàng, không bị lệ thuộc vào các Ngân hàng khác. Tính đến cuối năm 2006, vốn huy động của chi nhánh là 36.533,9 triệu đồng, năm 2007 vốn huy động là 32.640,2 triệu đồng, giảm 10,65% tương đương 3.893,7 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 là 52.993,8 tăng 62,35% tương đương 20.353,6 triệu đồng so với năm 2007.

Vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A ngày càng được đẩy mạnh và hiệu quả, thể hiện tính chủ động vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, phần vốn vay từ Ngân hàng cấp trên vẫn còn chiếm tỷ trọng quá lớn trong nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Điều này cho thấy chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn tại địa phương nhằm điều tiết tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn

Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008) 0 50000 100000 150000 200000 2006 2007 2008 Năm Tr iệ u đồ ng Vốn huy động Vốn vay Tổng nguồn vốn

vốn, giúp hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A được đẩy mạnh và hiệu quả hơn.

Ngược lại với vốn huy động, lượng vốn vay từ Ngân hàng cấp trên thì chi nhánh ngày càng hạn chế. Thực tế cho thấy, năm 2006 vốn vay là 125.155,1 triệu đồng, năm 2007 vốn vay tăng lên 150.611,8 triệu đồng, tăng lên 20,34% tương đương 25.456,7 triệu đồng so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 vốn vay giảm xuống chỉ còn 136.370,2 triệu đồng, giảm 43,63% tương đương với 14.241,6 triệu đồng so với năm 2007. Vốn vay của chi nhánh có xu hướng giảm xuống là do định hướng hoạt động của chi nhánh, chi nhánh hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận do đó nếu chi nhánh vay vốn nhiều thì chi phí chi trã lãi vay rất lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh, làm cho hoạt động của chi nhánh kém hiệu quả. Một nguyên nhân rất quan trọng là do vốn huy động của chi nhánh tăng lên rất nhanh nên đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn hoạt động cho chi nhánh đã giúp cho chi nhánh hạn chế được tình trạng đi vay từ ngân hàng cấp trên. Điều này giúp cho lợi nhuận chi nhánh tăng lên vì vốn vay là nguồn vốn không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên chi nhánh cần hạn chế.

Ta xét nguồn hình thành nên nguồn vốn mà NHNo & PTNT tỉnh điều chuyển xuống chi nhánh. Nguồn này được hình thành một phần từ vốn của chủ sở hữu, phần khác do vốn hỗ trợ của Chính phủ như AFD, vốn ODA,… Nhằm mục đích thông qua NHNo & PTNT Chính phủ có thể đưa nguồn vốn hỗ trợ đến người nông dân để giúp cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)